Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 58)

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu về chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước huyện Hiệp Hòa qua vài năm, một số báo cáo thống kê kết quả quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN làm nguồn tài liệu cho nghiên cứu luận văn. Thu thập thông tin, tài liệu từ báo cáo phát triển KT-XH, báo cáo thu chi tài chính của UBND tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Hiệp Hòa, các báo cáo của phòng Tài chính huyện Hiệp Hòa.

- Thu thập số liệu sơ cấp: Đề tài tiến hành phỏng vấn bằng hệ thống bảng hỏi, phỏng vấn sâu các đối tượng như: Chủ tịch xã, kế toán xã, cán bộ kho bạc, kế toán kho bạc cụ thể như:

Bảng 3.5. Số lượng mẫu điều tra

STT Đối tượng Số lượng Phương pháp & nội dung

1 Chủ tịch xã (chủ TK) 25 Phỏng vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu.

Các thông tin chung, thông tin về quá trình chi thường xuyên...

Các đề xuất, giải pháp

2 Kế toán xã 25

3 Cán bộ kho bạc 2

4 Kế toán kho bạc 6

Liên hệ và tiếp xúc trực tiếp lãnh đạo huyện Hiệp Hòa và thủ trưởng, kế toán các phòng ban, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách; Phỏng vấn chuyên viên phòng Tài chính, chuyên viên kho bạc những người trực tiếp thực hiện công tác quản lý tài chính, ngân sách để nắm bắt thông tin, phân tích tình hình, để đánh giá việc quản lý chi ngân sách trong thực tiễn tại cấp xã và cấp huyện thông qua phiếu điều tra chuẩn bị sẵn.

3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Trong quá trình nghiên cứu tác giả sẽ xử lý thông tin bằng các loại máy tính cầm tay và máy vi tính, sử dụng các phương pháp phân tổ, phân nhóm. Áp dụng một số tiêu thức chuẩn để đánh giá kết quả quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

3.2.3. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng tình hình quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước huyện Hiệp Hòa. Các chỉ tiêu của phương pháp này được đưa vào phân tích bao gồm: số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân...

- Phương pháp đối chiếu nhằm so sánh: So sánh với các địa phương khác, đối chiếu thực tế quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước huyện Hiệp Hòa với quy định của Luật NSNN.

- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của các cán bộ chuyên gia trong ngành am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Nguồn chi thường xuyên của ngân sách xã trên địa bàn huyện Hiệp Hòa. - Cơ cấu và sự biến động nguồn chi thường xuyên ngân sách xã trên địa bàn qua các năm.

- Biến động về quy mô chi thường xuyên ngân sách xã trên địa bàn theo thời gian: tốc độ phát triển, chi thường xuyên ngân sách xã qua các năm.

- Đánh giá nhiệm vụ kế hoạch và chấp hành kế hoạch qua các năm. - Thu NSNN trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

- Quy mô và cơ cấu các nguồn vốn đầu tư.

- Số lượng công trình và tình hình nợ đọng XDCB qua các năm. - Cơ cấu các nguồn ngân sách cho lĩnh vực chi thường xuyên. - Cơ cấu phân bổ và sử dụng chi dự phòng NSNN qua các năm. - Nguyên tắc phân bổ chi đầu tư XDCB và chi thường xuyên. - Mức sử dụng, khai thác các nguồn vốn ngân sách.

- Số lượng kinh phí chi cho từng ngành, từng lĩnh vực và từng hạng mục dự án.

- Các chỉ tiêu phản ánh tăng giảm chi NSNN qua các năm. - Mức độ hoàn thành các nhiệm vụ chi NSNN.

- Mức đáp ứng ngân sách so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN HIỆP HÒA NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN HIỆP HÒA

4.1.1. Khái quát tình hình chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nướchuyện Hiệp Hòa nướchuyện Hiệp Hòa

Trong quá trình triển thực hiện nhiệm vụ KBNN Hiệp Hòa không ngừng đổi mới, cải tiến quản lý chi NSNN; nhất là quản lý chi ngân sách xã qua KBNN Hiệp Hòa. Kết quả quản lý chi đã giúp cho cấp uỷ, chính quyền địa phương chủ động trong việc cân đối thu - chi, điều hành ngân sách trên địa bàn, phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua đó, đạt được một số kết quả nhất định, đó là:

- Các khoản chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Hiệp Hòa đều được quản lý chặt chẽ theo dự toán, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn, định mức, chế độ chính sách Tài chính hiện hành. Qua quản lý chi thường xuyên hàng năm đã phát hiện và từ chối chi nhiều khoản chi không đúng chế độ.

- Thông qua số liệu báo cáo định kỳ KBNN huyện Hiệp Hòa đã giúp cho cơ quan Tài chính địa phương, UBND Huyện chủ động điều hành ngân sách. Tiền của NSNN được quản lý đúng chế độ, chi đúng đối tượng, dự toán, hạn chế tình trạng giàn trải ngân sách. Do đó tồn quỹ ngân sách địa phương luôn đáp ứng được nhu cầu chi trả, khắc phục tình trạng căng thẳng giả tạo của ngân sách.

Vì là một huyện miền núi, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, thu ngân sách địa phương mới chỉ bù đắp một phần nhỏ cho chi NSNN, các khoản chi ngân sách xã trên địa bàn chủ yếu là chi thường xuyên, chiếm tỷ trọng lớn (trên 80% hàng năm). Chính vì lẽ đó mà tỷ lệ vốn chi cho đầu tư phát triển còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi NSNN, trong khi chi khác (chủ yếu chi bằng chuyển giao trợ cấp từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, chi hỗ trợ các chương trình mục tiêu, chi hỗ trợ khác) cũng chiếm tỷ trọng rất lớn. Phương thức rút dự toán chi tại KBNN là một phương thức cấp phát NSNN tiên tiến hơn hẳn so với một số phương thức cấp phát khác như cấp bằng lệnh chi tiền từ cơ quan tài chính (cơ quan tài chính quản lý chi, KBNN chỉ thực hiện xuất quỹ NSNN theo lệnh của cơ quan tài chính); ghi thu – ghi chi theo lệnh của tài chính.

47

Bảng 4.1. Cơ cấu chi Ngân sách xã qua KBNN Huyện Hiệp Hòa giai đoạn 3 năm (2014-2016)

Nội dung

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Kế hoạch (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) So sánh (%) Kế hoạch (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) So sánh (%) Kế hoạch (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) So sánh (%) Tổng cộng chi NSX (A+B+C) 125.988 160.117 127,08 164.436 198.175 120,51 191.006 241.038 126,19 A. Tổng chi NSX qua kho bạc 125.988 152.872 121,33 164.436 176.416 107,28 191.006 211.221 110,58

I. Chi đầu tư phát triển 21.400 26.987 126,10 25.830 29.958 115,98 45.350 51.957 114,56 II. Chi thường xuyên 102.588 125.885 122,70 136.106 146.458 107,6 143.156 159.264 111,25

III. Chi dự phòng 2.000 0.00 2.500 0.00 2.500 0.00

B. Chi chuyển nguồn 7.245 21.759 29.817

Nguồn: Kho bạc nhà nước huyện Hiệp Hòa (2016)

Chi thường xuyên NSX là những khoản chi quan trọng nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của bộ máy chính quyền cấp xã và thực hiện các chức năng về quản lý hành chính, các hoạt động sự nghiệp, văn hoá xã hội, thể dục thể thao và bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn xã. Khoản chi này chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi NSX. Công tác quản lý chi thường xuyên NSX luôn được Kho bạc phối hợp chặt chẽ với cơ quan Tài chính và Chính quyền địa phương thực hiện tốt các quy định. Qua số liệu, cho thấy khoản chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể năm sau bao giờ cũng tăng cao hơn nhiều so với năm trước ( năm 2014 chi 88.770 triệu đồng, năm 2015 chi 97.460 triệu đồng đến năm 2016 chi 105.513 triệu đồng) là do tiền lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo lương tăng 1.210.000 đồng vào tháng 5 năm 2016, chi mua sắm trang thiết bị bị phục vụ cho công tác hiện đại hóa công nghệ thông tin. Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể phần lớn là các khoản chi cho con người mà các khoản chi này là có chế độ, tiêu chuẩn và định mức nên tính chất chi không phức tạp, quản lý chi đơn giản. Chúng ta nên tăng cường quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn và các khoản chi khác (các khoản chi thường xuyên). Các khoản này chiếm tỷ trọng lớn khoản 45% trên tổng chi NSNN và các khoản chi này dễ làm thất thoát và lãng phí ngân sách.

*Ưu điểm: Nhiều xã đã thực hiện tốt khoản chi này, đã đảm bảo điều kiện vật chất cho chính quyền xã thực hiện được chức năng nhiệm vụ của mình trong việc duy trì bộ máy quản lý hành chính, triển khai các chính sách chế độ của nhà nước trên địa bàn xã góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn xã.

*Hạn chế: Tuy đã tích cực áp dụng nhiều biện pháp để tiết kiệm chi nhưng số chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi khoảng 45% .Từ đó ảnh hưởng đến nguồn bố trí chi thuộc các lĩnh vực khác thuộc NSX.

49

Bảng 4.2. Tình hình chi thường xuyên NSX trên địa bàn huyện Hiệp Hòa năm 2014 - 2016

Nội dung

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dự toán (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) So sánh (%) Dự toán (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) So sánh (%) Dự toán (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) So sánh (%)

Tổng chi thường xuyên NSX 102.588 125.885 122,7 136.106 146.458 107,6 143.156 159.264 111,2

1. Chi sự nghiệp xã hội 6.813 7.922 116,2 9.946 11.188 112,4 10.906 8.211 75,2

2. Chi sự nghiệp giáo dục 250 356 142,4 560 1.393 248,7 900 3.368 374,2

3. Chi sự nghiệp y tế 300 469 156,3 500 223 44,6 300 424 141,3

4. Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 750 1.002 133,6 950 856 90,1 1.120 1.477 131,8

5. Chi sự nghiệp thể dục thể thao 200 389 194,5 250 305 122 271 283 104,4

6. Sự nghiệp phát thanh truyền hình 710 511 71,9 560 523 93,3 625 487 77,9

7. Chi sự nghiệp kinh tế 14.550 16.515 113,5 21.300 24.857 116,6 23.350 29.844 127,8

8. Chi quản lý NN, Đảng, đoàn thể 72.520 88.770 122,4 93.540 97.460 104,1 95.660 105.513 110,3

9. Chi công tác dân quân tự vệ, an toàn xã hội 6.150 9.715 157,9 8.240 9.524 115,5 9.720 9.516 97,9

10. Chi khác 345 236 68,4 260 129 49,6 304 141 46,3

Nguồn: Kho bạc nhà nước huyện Hiệp Hòa (2016)

Để có cơ sở đánh giá toàn diện hơn số chi thường xuyên qua các năm, ta lần lượt phân tích các khoản chi sau:

* Chi sự nghiệp kinh tế: Khoản chi này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi thường xuyên của xã. Chi sự nghiệp kinh tế bao gồm chi cho các sự nghiệp: Sự nghiệp lâm nghiệp; sự nghiệp nông nghiệp, sự nghiệp thủy lợi, sự nghiệp giao thông và kiến thiết thị chính, sự nghiệp tiểu thủ công nghiệp. Cụ thể được thể hiện qua bảng phân tích số liệu sau:

Bảng 4.3. Phân tích tình hình chi sự nghiệp kinh tế từ năm 2014 - 2016

Nội dung

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dự toán (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) So sánh (%) Dự toán (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) So sánh (%) Dự toán (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) So sánh (%) Chi SN kinh tế 14.550 16.515 113,5 21.300 24.857 116,6 23.350 29.844 127,8 1. SN nông, lâm, thủy lợi 13.350 14.825 111,0 18.890 20.109 106,4 19.150 23.109 120,6 2. SN thủy sản 0 57 0,0 0 0 0,0 0 0 0,0 3. SN giao thông 1.100 1.528 138,9 1.430 3,601 251,8 2.570 4.235 164,7 4. SN kinh tế khác 100 105 105,0 980 1.147 117,0 1.630 2.500 153,3 Nguồn: Kho bạc nhà nước huyện Hiệp Hòa (2016) Qua bảng số liệu thấy rằng nhìn chung số chi này tương xứng với vai trò của các hoạt động sự nghiệp trong việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn giai đoạn hiện nay. Khoản chi sự nghiệp kinh tế cần được chú trọng hơn nữa trong tổng chi thường xuyên, nhất là trong giai đoạn hiện nay cần thiết phải đầu tư cho kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp theo 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

* Chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục

- Chi cho sự nghiệp giáo dục luôn được huyện chú trọng và quan tâm qua bảng số liệu 4.2 cho thấy: Năm 2014 chi cho sự nghiệp giáo dục là 356 triệu đồng; năm 2015 là 1.393 triệu đồng bằng 391,2% so với năm 2014; năm 2016 là 3.368 triệu đồng bằng 241,7% so với năm 2015. Hầu hết các xã đã nhận thức được việc đầu tư cho giáo dục là mục tiêu quan trọng hàng đầu, đã tập trung hỗ trợ cho việc phổ cập giáo dục ở cơ sở, đồng thời có chính sách động viên khen thưởng kịp thời cho những cá nhân học tập tốt, giáo viên giỏi nhằm kích thích phong trào học tập trong nhân dân.

* Chi thường xuyên sự nghiệp y tế

Khoản chi này chủ yếu phục vụ cho việc mua sắm, sửa chữa các loại dụng cụ thiết bị y tế, chi tiền thuốc khám chữa bệnh, chi hỗ trợ cán bộ y tế thôn bản… Năm 2014 chi cho sự nghiệp y tế là 469 triệu đồng; năm 2015 là 223 triệu đồng bằng 47,5 % so với năm 2014; năm 2016 là 424 triệu đồng và bằng 190,1 % so với năm 2015. Điều này chứng tỏ các xã đã thực sự quan tâm đầu tư cho sự nghiệp y tế.

* Chi sự nghiệp văn hoá - thông tin

Năm 2014 chi sự nghiệp văn hóa thông tin là 1.002 triệu đồng đạt 133,6% so với dự toán được giao; năm 2015 là 856 triệu đồng đạt 90,1% so với dự toán được giao và bằng 85,4% so với năm 2014; năm 2016 là 1.477 triệu đồng đạt 131,8% so với dự toán và bằng 172,5% so với năm 2015.

* Chi sự nghiệp xã hội

Chi sự nghiệp xã hội chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi thường xuyên đáp ứng các nhu cầu về chi trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ theo chế độ, chi thăm hỏi các gia đình chính sách… Năm 2014 là 7.922 triệu đồng đạt 116,2% so với dự toán được giao; năm 2015 là 11.188 triệu đồng đạt 112,4% so với dự toán và bằng 141,2% so với năm 2014; năm 2016 là 8.211 triệu đồng đạt 75,2% so với dự toán và bằng 73,3% so với năm 2015.

* Chi quản lý hành chính

Chi quản lý hành chính bao gồm các khoản chi hoạt động của các cơ quan Nhà nước xã, chi hoạt động của Đảng và các cơ quan đoàn thể chủ yếu là chi

lương, chi tiền điện, nứớc, điện thoại, báo chí, vật tư văn phòng, hội nghị khánh tiết, tiếp khách, sinh hoạt phí cán bộ xã...

Số liệu chi được thể hiện ở bảng sau:

* Ưu điểm:

Qua bảng số liệu ta thấy, chi quản lý hành chính của các xã năm sau cao hơn năm trước cụ thể: Năm 2014 là 88.770 triệu đồng đạt 122,4% so với dự toán; năm 2015 là 97.460 triệu đồng đạt 104,19% so với dự toán và bằng 109,7 % so với năm cùng kỳ năm trước; năm 2016 là 105.513 triệu đồng đạt 110,3% so với dự toán và bằng 108,2% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do hệ thống, bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ ở cấp xã được cơ cấu gần giống hệ thống bộ máy quản lý ở cấp huyện cho nên nhu cầu về cán bộ khối xã được bổ sung để đảm bảo thực hiện tốt chức năng của mình so với trước đây do vậy mà chi quản lý hành chính tăng qua các năm.

Trong công tác chi quản lý hành chính, việc chi lương cho cán bộ xã đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)