Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSN Nở các địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 44)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSN Nở các địa phương

2.2.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Năm 2010 là năm thứ sáu, tỉnh Bình Dương thực hiện thí điểm việc xây dựng Kế hoạch tài chính trung hạn, chi tiêu trung hạn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt đối với tỉnh Bình Dương năm 2009 là năm thứ hai thực hiện việc phân cấp ngân sách mạnh cho các huyện, thị xã, trong đó lần đầu tiên tỉnh đã phân cấp ngân sách chi xây dựng cơ bản cho các huyện, thị (trừ nguồn thu xổ số kiến thiết), là năm đầu trong việc thực hiện cải cách tài chính trong lĩnh vực thuế (áp dụng Luật thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi; Thuế thu nhập cá nhân…), tiếp tục thực hiện các cam kết WTO trong lĩnh vực thuế; về chi tiêu ngân sách tiếp tục thực hiện chủ trương thắt chặt chi tiêu, kiềm chế lạm phát song song với việc thực hiện ổn định, phát triển kinh tế bền vững, thực hiện các vấn đề an sinh xã hội, ổn định an ninh, trật tự, chính trị - xã hội;

Trong điều kiện có nhiều những biến động về nhiệm vụ thu, chi nhưng tỷ lệ điều tiết ngân sách giữa Trung ương và tỉnh được ổn định đến hết 2011 (theo Thông tư 55/2008/TT-BTC), Kế hoạch chi tiêu trung hạn của tỉnh Bình Dương được xây dựng với mục đích chủ yếu cung cấp các tài liệu để tiếp tục hoàn thiện Chương trình thí điểm xây dựng Kế hoạch tài chính và Kế hoạch chi tiêu trung hạn trong khuôn khổ Dự án “Cải cách quản lý tài chính công”, đồng thời cung cấp thông tin cho các cấp, các ngành, các tổ chức một bức tranh tương đối toàn diện về ngân sách để thực hiện chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Chính sách phân phối tài chính trong thời kỳ trung hạn theo hướng phục vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững; chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu kinh tế; thực hiện phân phối và sử dụng có hiệu quả cơ cấu kinh tế; thực hiện phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính. Gắn kết việc phân phối NSNN với việc huy động các nguồn lực xã hội đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu

KT- XH, cũng như của từng ngành, lĩnh vực, từng huyện thị… trong khuôn khổ tài khoá, sớm đưa các công trình vào sử dụng để tạo ra sự tăng trưởng về kinh tế; đầu tư cho con người, an sinh xã hội, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khắc phục và cải thiện chất lượng môi trường; nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng kinh phí nhà nước của các đơn vị… (Bùi Thị Huỳnh Thơ, 2013).

Trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn, tỉnh Bình Dương đã có những chính sách và dự báo chi, đó là:

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ, tạm dừng mua sắm các phương tiện đi lại, các tài sản đắt tiền. Tập trung nguồn lực NSNN đầu tư vào những lĩnh vực, nhiệm vụ phát triển hạ tầng KT-XH, sớm đưa các công trình vào sử dụng để tạo ra sự tăng trưởng về kinh tế; thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực, có mức tăng hợp lý tỷ trọng chi tiêu của ngành y tế so với các lĩnh vực khác, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án và các giải pháp an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống của người nghèo, phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, các đối tượng xã hội, bảo đảm thực hiện chế độ đối với các đối tượng chính sách, người có công, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm; bố trí đủ kinh phí để đẩy nhanh công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai và Nghị quyết của Quốc hội… Đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hoá, huy động nguồn lực ngoài xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Duy trì và hoàn thiện việc khoán chi giao quyền tự chủ tài chính đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp (giáo dục, y tế, văn hoá… trên cơ sở Nghị định 43/2006/NĐ- CP), thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp theo hướng NSNN tập trung cho các nhiệm vụ mang tính xã hội (chi đào tạo nhân tài, chi cho người nghèo, chi cho đối tượng chính sách…), còn lại huy động nguồn lực xã hội để phát triển.

- Bố trí phân bổ ngân sách theo chương trình mục tiêu phát triển KT-XH. Đổi mới chế độ viện phí, học phí… theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ, trên cơ sở đó đảm bảo toàn bộ hoặc một phần đối với đối tượng chính sách xã hội, thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp có khả năng tự hạch toán để phát triển.

2.2.2.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là đô thị loại I, thành phố lớn nhất miền Trung nước ta, có hệ thống giao thông đa dạng và thuận tiện: có quốc lộ 1A, 14A, đường sắt, hàng không, đường thủy; có cảng nước sâu Tiên Sa và Liên Chiểu. Hệ thống thông tin liên lạc của thành phố phát triển mạnh, là một trong ba trung tâm viễn thông lớn nhất nước ta. Trong quản lý chi NSNN gắn với quá trình CNH-HĐH, Đà Nẵng đã thực hiện một số chính sách:

- Chính sách phân phối tài chính trong thời kỳ trung hạn theo hướng phục vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định bền vững, chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu kinh tế, thực hiện phân phối, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính nhà nước. Gắn kết việc phân phối NSNN với việc huy động các nguồn lực xã hội đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu KT-XH của tỉnh đề ra trong thời kỳ trung hạn.

- Tập trung nguồn lực NSNN đầu tư vào những lĩnh vực, nhiệm vụ phát triển hạ tầng KT-XH, lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghiệp, dịch vụ, du lịch… Đồng thời đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá, huy động nguồn lực ngoài xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Điều chỉnh cơ cấu chi NSNN theo hướng tăng cường cho chi đầu tư phát triển và đảm bảo yêu cầu chi thường xuyên, phát triển các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân.

Xã, phường, thị trấn là một cấp chính quyền cơ sở trong hệ thống Nhà nước pháp quyền của nước ta. Hoạt động Tài chính của xã là hoạt động Tài chính cấp cơ sở trong hệ thống ngân sách Quốc Gia. Những năm trước đây, ngân sách xã còn mang nặng tính bao cấp, phần lớn ngân sách xã rơi vào tình trạng yếu kém, trông chờ ỷ nại cấp trên, ngân sách xã quá nhỏ bé, nguồn thu không ổn định, chưa có biện pháp tạo nguồn nên không đủ sức giải quyết các vấn đề dân sinh, vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn .

Trong quá trình quản lý chi thường xuyên NSX qua KBNN tại các đơn vị KBNN đã phát sinh một số bất cập nhất định, từ việc phân tích, đánh giá xác định rõ nguyên nhân của những bất cập đó, các đơn vị KBNN đã đề ra một số giải pháp khắc phục, hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác quản lý chi NSX, đáp ứng yêu cầu đổi mới, cải cách và hiện đại hóa công tác quản lý NSNN. Kinh nghiệm trong việc tháo gỡ những vấn đề bất cập nảy sinh nhằm nâng cao chất lượng quản lý chi NSX qua KBNN: Các cơ quan quản lý NSNN qua KBNN, các cơ quan quản

lý NSNN tại địa phương (Thuế - Tài chính – KBNN ) có sự phối kết hợp chặt chẽ trong việc đẩy mạnh tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách hiện có nhằm không ngừng nâng cao chất lượng quản lý chi NSX và các quỹ tài chính của xã. Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; Xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý chi NSX. Việc lập dự toán chi NSX của đơn vị cấp xã, được tiến hành theo đúng trình tự (Hoàng Trọng Bảo, 2013).

Trong những năm gần đây, việc chấp hành ngân sách xã theo luật ngân sách Nhà nước ở Việt nam đã dần đi vào khuôn khổ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều bất cập, hạn chế trong quản lý mà chúng ta đang dần dần từng bước hoàn thiện.

Từ các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Đà Nẵng đã nêu cao được nhận thức, ý thức của các đơn vị sử dụng ngân sách từ đó quản lý và sử dụng ngân sách đúng hơn, tiết kiệm hơn.

Trong công tác quản lý chi NSX tại một số KBNN thành phố việc nâng cao chất lượng quản lý chi NSX tại từng đơn vị cấp xã, phường trước khi thanh toán chi NSX qua KBNN đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào cho quy trình quản lý chi NSX qua KBNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)