Hoạch định chiến lƣợc phát triển Trƣờng trung cấp Kinh tế-Kỹ thuật Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược phát triển trường trung cấp kinh tế kỹ thuật bắc ninh đến năm 2025 (Trang 71 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Hoạch định chiến lƣợc phát triển Trƣờng trung cấp Kinh tế kỹ thuật Bắc

4.2.2. Hoạch định chiến lƣợc phát triển Trƣờng trung cấp Kinh tế-Kỹ thuật Bắc

4.2.2.1. Xác định sứ mệnh và mục tiêu của trường

a. Sứ mệnh và tầm nhìn Sứ mệnh

Là Trƣờng trung cấp với vai trò nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp, du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Bắc Ninh và một số tỉnh lân cận nói chung, có năng lực hội nhập và phát triển theo xu hƣớng phát triển chung của toàn xã hội.

Phấn đấu trở thành một trƣờng đào tạo có đẳng cấp, có uy tín ảnh hƣởng rộng, đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học chất lƣợng cao, có năng lực cạnh tranh trong khu vực và cả nƣớc. Hiện nay theo Quyết định số 854/QĐ- BLĐTBXH ngày 06/6/2013 của Bộ trƣởng Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội về phê duyệt nghề trọng điểm và lựa chọn Trƣờng TC KT-KT Bắc Ninh để hỗ trợ đầu tƣ cho 03 nghề Kỹ thuật chế biến món ăn, quản trị khách sạn và nghiệp vụ nhà hàng từ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 – 2015 và định hƣớng đến năm 2020.

Thực hiện phƣơng châm “Uy tín – Chất lƣợng đào tạo – Phục vụ nhu cầu xã hội”

Tầm nhìn

Xây dựng chiến lƣợc phát triển trƣờng nhằm mục tiêu đến năm 2025, nâng cấp thành trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh trên cơ sở trƣờng trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Bắc Ninh. Khẳng định Trƣờng là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong các lĩnh vực cho ngành Công nghiệp – Du lịch.

Đến năm 2025, nâng cao chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong nhà trƣờng. Nâng tầm và vị thế của nhà trƣờng trong khối đào tạo nghề một số nghề trọng điểm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế.

Là Trƣờng trung cấp với vai trò nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp, du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh và một số tỉnh lân cận nói chung, có năng lực hội nhập và phát triển theo xu hƣớng phát triển chung của toàn xã hội.

Phấn đấu trở thành một trƣờng đào tạo có đẳng cấp, có uy tín ảnh hƣởng rộng, đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học chất lƣợng cao, có năng lực cạnh tranh trong khu vực và cả nƣớc. Hiện nay theo Quyết định số 854/QĐ- BLĐTBXH ngày 06/6/2013 của Bộ trƣởng Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội về phê duyệt nghề trọng điểm và lựa chọn Trƣờng TC KT-KT Bắc Ninh để hỗ trợ đầu tƣ cho 03 nghề Kỹ thuật chế biến món ăn, quản trị khách sạn và nghiệp vụ nhà hàng từ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 – 2015 và định hƣớng đến năm 2020.

b. Mục tiêu phát triển trường đến năm 2025

Chuyển đào tạo theo năng lực sẵn có của nhà trƣờng sang đào tạo theo nhu cầu của thị trƣờng lao động nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế xã hội đang chuyển dịch theo hƣớng trở thành nƣớc công nghiệp hiện đại. Đào tạo đáp ứng đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng và phù hợp về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

Phát triển nhà trƣờng theo hƣớng bền vững, chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa, tập trung đầu tƣ theo mô hình trƣờng trọng điểm quốc gia, tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.

Đào tạo đa cấp trình độ, tăng dần quy mô đào tạo, mở rộng cấp trình độ đào tạo từ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề tiến tới nâng cấp trƣờng thành Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật.

Phát triển nhà trƣờng là trách nhiệm của Liên đoàn lao động tỉnh, của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, CBGVNV trong toàn trƣờng; đồng thời huy động mọi nguồn lực xã hội, sự tham gia của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cựu HSSV, HSSV cho sự phát triển của nhà trƣờng.

4.2.2.2. Phân tích môi trường bên ngoài

a. Phân tích môi trường vĩ mô Môi trường kinh tế

Năm 2017 chứng kiến những nỗ lực mới nhằm triển khai các chủ trƣơng lớn về đổi mới mô hình tăng trƣởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô quý IV và năm 2017, tăng trƣởng kinh tế trong năm 2017 đạt 6,81%, vƣợt nhiều dự báo và vƣợt mục tiêu đặt ra (6,7%). (Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý IV – 2017).

Ngân hàng đầu tƣ Goldman Sachs mới đây đã dự báo nền kinh tế Việt Nam, hiện đứng thứ 55 trên thế giới, sẽ vƣơn lên vị trí 17 vào năm 2025 với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng từ 186 tỷ USD (mức hiện tại) lên mức 450 tỷ USD.

Trong khi đó, trang tin Los Angeles Times ngày 8/10 cho biết Việt Nam là 1 trong 12 quốc gia tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) vừa mới kết thúc đàm phán cách đây vài ngày. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng với mức thuế bằng không tới thị

trƣờng rộng lớn gồm các quốc gia trong khối hiện chiếm tới 2/5 thƣơng mại toàn cầu. Theo dự báo của Viện kinh tế quốc tế Peterson, Việt Nam sẽ là quốc gia đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất từ TPP và Mỹ nên trợ giúp Việt Nam thu hút hơn nữa các nguồn đầu tƣ cho công nghệ cao nhƣ trƣờng hợp của Công ty Intel. Khi TPP có hiệu lực, nhiều khả năng Việt Nam sẽ chứng kiến sự bùng nổ xuất khẩu về các sản phẩm may mặc và giày dép.

Về tình hình kinh tế nói riêng của tỉnh Bắc Ninh Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2017 chiếm 3,11% GDP cả nƣớc, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố; tốc độ tăng trƣởng GRDP đạt 18,6% (kế hoạch đề ra tăng 9,0-9,2%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hƣớng: khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 75,2%; dịch vụ chiếm 21,8%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 3,0%. Sản xuất công nghiệp tăng trƣởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) ƣớc đạt 979 nghìn tỷ đồng, gần tƣơng đƣơng với TP. Hồ Chí Minh và khả năng sẽ vƣợt trong năm 2018 (nguồn: http://bacninh.gov.vn /news/-/details/20182/kinh- te-bac-ninh-nam-2017-tang-truong-voi-nhung-con-so-an-tuong).

Tăng trƣởng kinh tế làm cho nhận thức của xã hội và ngƣời dân về Giáo dục nghề nghiệp đƣợc nâng lên, ngƣời học ngày càng khẳng định đƣợc vị thế vai trò của mình trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Từ đó cơ hội thu hút đầu tƣ cho giáo dục nghề nghiệp ngày càng tăng lên, các nhà trƣờng có điều kiện hoàn thiện cơ sở vật chất để cải thiện chất lƣợng đào tạo. Thị trƣờng lao động phát triển và hoàn thiện tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh cho các cơ sở đào tạo nâng cao chất lƣợng, ngƣời lao động có cơ hội tham gia học nghề và qua đào tạo ngày càng nhiều. Đây là những cơ hội đối với trƣờng Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh nói riêng cũng nhƣ các trƣờng đào tạo nghề trên cả nƣớc nói chung.

Môi trường chính trị và pháp lý

Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách nhằm tăng cƣờng khả năng tiếp cận dịch vụ đào tạo nghề cho ngƣời dân, cũng nhƣ khuyến khích ngƣời dân nói chung và các nhóm đối tƣợng đặc thù tham gia đào tạo nghề nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, góp phần tăng năng suất lao động, tăng thu nhập, giảm nghèo ở Việt Nam. Tuy nhiên, các chính sách dạy nghề cũng nhƣ các giải pháp dạy nghề chƣa hấp dẫn và chƣa đủ sức thuyết phục với xã hội. Mặc dù đã có một số chính sách cho ngƣời học, tạo sức hút đối với

ngƣời học nhƣ chính sách miễn, giảm học phí; cơ chế dạy nghề “mở” (vừa học vừa làm, học từ xa, liên thông dọc, ngang trong hệ thống…), hình thức học tập đa dạng (chính quy, thƣờng xuyên), nội dung học tập phong phú (vừa học nghề, vừa học văn hóa) bảo đảm quyền học nghề của mỗi ngƣời, song những chính sách này còn chƣa đủ mạnh, chƣa sát với đặc điểm, tính chất của dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay. Do vậy, ngoài các cơ chế, chính sách nêu trên nên mở rộng phạm vi điều chỉnh, bổ sung thêm các chính sách cho người học sau khi tốt nghiệp (chính sách tiền lương cho người học sau tốt nghiệp, tôn vinh người lao động .v.v…) để người lao động chuyên tâm với nghề. Đây cũng là cách để thu hút người học đến với học nghề.

Mục tiêu phát triển của Chiến lƣợc phát triển Giáo dục 2011-2020: Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp và đại học; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực, nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; đào tạo ra những con ngƣời có năng lực sáng tạo, tƣ duy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm và khả năng thích ứng với những biến động của thị trƣờng lao động và một một phận có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

Đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt khoảng 70%; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân vào khoảng 350 - 400.

Môi trường văn hoá – xã hội

Văn hoá xã hội của một nƣớc ảnh hƣởng rất lớn đến đào tạo. Đất nƣớc bƣớc vào thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập quốc tế cần hơn nữa những nguồn nhân lực đƣợc đào tạo có chất lƣợng. Giáo dục, đào tạo đang khẳng định vai trò to lớn của mình, trong đó giáo dục nghề nghiệp ngày càng chứng tỏ vai trò hết sức quan trọng của mình. Không có những con ngƣời lao động có kiến thức, kỹ năng, có trình độ chúng ta không thể phát triển và hội nhập.

Tình trạng “th a thầy, thiếu thợ” vẫn còn tiếp diễn. Tƣ tƣởng phải vào đại học bằng mọi giá đã ăn sâu vào thế hệ học sinh khiến cho phần lớn các em chỉ

biết học và đi theo sự mong muốn của ngƣời lớn. Nhiều ngƣời trong số họ bị choáng trƣớc những nghề “hot”, không biết mình có năng khiếu về lĩnh vực nào và lại càng thiếu thông tin về những ngành nghề hiện nay để biết mình hợp với loại nghề gì. Trong tƣ duy của một số ngƣời đã và đang nghĩ học nghề thì cần gì phải mất nhiều thời gian nhƣ thế, học ra rồi không biết có việc làm ổn định không, hoặc xuất hiện tâm lý thiếu tôn trọng những ngƣời học nghề, nghĩ rằng con em mình phải đi học nghề để làm những việc nặng nhọc hoặc phục vụ ngƣời khác. Đây là một suy nghĩ chƣa đúng và chƣa sâu sắc. Tuy nhiên trong những năm gần đây Tình trạng thất nghiệp sau khi học ĐH đã tác động không nhỏ đến định hƣớng nghề nghiệp của các em sau khi tốt nghiệp lớp 12. Học ĐH hay học nghề ra trƣờng đều phải đi làm. Với quan niệm đó, nhiều em đã từ chối môi trƣờng ĐH để chuyển qua học nghề.

Ngoài ra, tâm lý của bậc phụ huynh thƣờng có tấm lòng hi sinh cao cả, chỉ cần nhìn thấy con cái học thành tài, đỗ đạt cao là có thể làm mọi thứ, chịu đựng mọi vất vả để lo cho con ăn học. Rất nhiều bậc phụ huynh và các bạn trẻ cho rằng, chỉ có thi đỗ đại học mới có một bến đỗ an toàn nhất hoặc mới xứng đáng là con nhà danh giá, xứng với truyền thống hiếu học của gia đình. Nhu cầu phấn đấu học tập vƣơn lên không ngừng của mỗi thành viên trong xã hội là điều đáng khích lệ, càng học cao, học giỏi, hiểu biết rộng, chúng ta càng có cơ hội làm việc, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cho xã hội.Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa phải thi đậu đại học bằng mọi giá.

Môi trường công nghệ

Vào cuối thế kỷ XX, do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lƣợng,... Nền kinh tế thế giới đang biến đổi rất sâu sắc, mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phƣơng thức hoạt động. Đây không phải là sự biến đổi bình thƣờng, mà là một bƣớc ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại. Nền kinh tế chuyên từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Vì vậy khoa học và công nghệ đã trở thành động lực cho phát triến kinh tế xã hội. Việc đầu tƣ cho phát triển GD&ĐT cả về quy mô và chất lƣợng đào tạo là tất yếu.

Với tƣ cách là nền tảng của tri thức, ngành GD&ĐT không thể đứng ngoài vòng xoáy của tốc độ phát triển công nghệ cà về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối

với hệ thống giáo dục và đào tạo cùa nƣớc ta, đặc biệt là giáo dục chuyên môn nghê nghiệp. Việc không ngừng cập nhập công nghệ mới vào chƣơng trình đào tạo, phát triền cả về quy mô và chất lƣợng đào tạo đối với các cơ sở đào tạo nghề nghiệp là ycu cầu sống còn đề các cơ sờ có thề đáp ứng dƣợc yêu cằu đào tạo của thời đại.

Mạng Internet đã phát triển rộng kháp toàn cầu, làm tăng cơ hội giao lƣu văn hoá, khoa học - kỳ thuật giữa các nƣớc, đồng thời cũng làm nẩy sinh một phƣơng thức giảng dạy mới. Việc sử dụng Internet đã làm thay đổi lớp học trong tƣơng lai, biến việc giảng dạy ờ lớp thành việc giảng dạy ở nhà là chính. Mặt khác việc tận dụng trao đồi qua mạng sẽ làm cho việc trao đồi giáo trình giữa các nƣớc diễn ra dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng. Đây là cơ hội nhƣng cũng là nguy cơ đối với các trƣờng, các cơ sở Giáo dục & Đào tạo ờ nƣớc ta.

Môi trường tự nhiên

Trƣờng Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh nằm trên địa bàn trung tâm Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, đây là địa bàn mà ngƣời dân chủ yếu là công chức, viên chức nhà nƣớc, buôn bán nhỏ lẻ và chủ yếu là làm kinh doanh dịch vụ, có một số rất ít ngƣời đi làm trong các khu công nghiệp. Mặt bằng nhà trƣờng, thời tiết và khí hậu, môi trƣờng sinh hoạt phù hợp với sự nghiệp đào tạo. Cùng với môi trƣờng sƣ phạm trong lành là điều kiện rất phù hợp với việc mở rộng trƣờng trong những năm tới. Nhìn chung tỉnh Bắc Ninh cũng là tỉnh có số lƣợng lao động nông thôn tƣơng đối lớn, khoảng 70,6% dân số trong độ tuổi lao động nhƣng số lao động đã qua đào tạo nhỏ (chiếm khoảng 17%). Hiện nay tỉnh Bắc Ninh đang phát triển rất nhiều Khu công nghiệp, lƣợng lao động qua đào tạo các doanh nghiệp cần tuyển là rất lớn, ngƣời dân sau khi đất canh tác không còn cũng cần kiếm việc làm, song cơ hội tìm kiếm việc làm của ngƣời lao động là rất nhỏ vì họ chƣa qua đào tạo nên chất lƣợng lao động thấp, tính kỷ luật và tác phong công nghiệp còn hạn chế.

Qua những phân tích ở trên cho thấy đó là một thuận lợi cho nhà trƣờng mở rộng phạm vi hoạt động, quy mô và loại hình đào tạo. Trƣờng Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh đang phấn đấu trở thành trƣờng dạy nghề trọng điểm về đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực miền Bắc về các nghiệp vụ Kỹ thuật chế biến món ăn và Ngành Điện – Điện tử.

b. Phân tích môi trường ngành giáo dục – đào tạo Phân tích đối thủ cạnh tranh

* Đối thủ cạnh tranh tiểm ẩn

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn bao gồm các trƣờng, các trung tâm, các cơ sở đào tạo nghề hiện nay không có xu hƣớng cạnh tranh nhƣng có khả năng cạnh tranh trong tƣơng lai. Đối với Trƣờng trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh, có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược phát triển trường trung cấp kinh tế kỹ thuật bắc ninh đến năm 2025 (Trang 71 - 100)