Bài học kinh nghiệm rút ra cho trƣờng Trung cấp Kinh tế-Kỹ thuật Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược phát triển trường trung cấp kinh tế kỹ thuật bắc ninh đến năm 2025 (Trang 41 - 45)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạch định chiến lƣợc trong một tổ chức

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho trƣờng Trung cấp Kinh tế-Kỹ thuật Bắc

Trƣờng Trung cấp nghề Kinh tế -Kỹ thuật Bắc Ninh là đơn vị trực thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, do ban thƣờng vụ Liên đoàn lao động tỉnh Bắc Ninh trực tiếp quản lý. Trƣờng đƣợc thành lập theo Quyết định 1162/QĐ- TLĐ ngày 27/08/2007của đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, trên cơ sở nâng cấp từ trung tâm GTVL và dạy nghề của liên đoàn LĐ tỉnh Bắc Ninh.

Nhà trƣờng luôn đƣợc sự quan tâm của tổng LĐLĐ Việt Nam và đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban thƣờng vụ LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, cùng; sở LĐTBXH Bắc Ninh và các cơ quan ban ngành trong tỉnh;

Trong những năm qua, công tác dạy nghề của nhà trƣờng cũng đã đƣợc sự quan tâm của các cấp các ngành, nguồn nhân lực nhà trƣờng đào tạo cung ứng nguồn nhân lực có tay nghề cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Băc Ninh và nhu cầu xã hội, góp phần đáng kể vào tiến trình CNH-HĐH đất nƣớc.

Để đổi mới nâng cao chất lƣợng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo chủ trƣơng của đảng và Nhà nƣớc giai đoạn từ nay đến năm 2020, nhà trƣờng cũng đã có kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ và đƣa ra nhiều giải pháp thực hiện cụ thể và đồng bộ nhƣ nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tƣ trang thiết bị, xây

dựng chƣơng trình, giáo trình cho phù hợp với nhu cầu xã hội và chú trong trong khâu bồi dƣỡng giáo viên đạt chuẩn theo quy định của nhà nƣớc.

Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của trƣờng có thể đúc rút một số bài học kinh nghiệm trong xây dựng đề án phát triển giáo dục nhƣ sau:

Thứ nhất,Về điều chỉnh, xây dựng chƣơng trình, giáo trình: Trên cơ sở trang thiết bị dạy nghề hiện có và kế hoạch đầu tƣ, nhà trƣờng sẽ rà soát, phát triển và xây dựng hệ thống chƣơng trình, giáo trình của trƣờng phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - kỹ thuật tại tỉnh Bắc Ninh và khu vực đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

Thứ hai, Về đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý: Trong bối cảnh xã hội hiện nay, công tác giáo dục và đào tạo, trong đó có đào tạo nghề đang xem là một trong những quốc sách hàng đầu để đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao đủ sức tiếp thu và làm chủ khoa học công nghệ, đi tắt đón đầu, tạo điều kiện bứt phá, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc, phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề sẽ là một trong những giải pháp đột phá nhằm nâng cao chất lƣợng dạy nghề. Nhà trƣờng có chính sách ƣu đãi để thu hút, khuyến khích phát trển đội ngũ cán bộ giáo viên dạy nghề vào các cơ sở dạy nghề bảo đảm số lƣợng biên chế cơ hữu theo đúng quy định.

Đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề.

Kế hoạch và tiến độ tuyển dụng, đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề.

Bồi dƣỡng chuẩn hóa: Tổ chức bồi dƣỡng chuẩn hóa về các nội dung nhằm cập nhật và thống nhất các yêu cầu về chuyên môn đối với cán bộ quản lý, đặc biệt là GVDN đạt tiêu chuẩn quốc gia. Các nội dung bồi dƣỡng chuẩn hóa bao gồm: Kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề, ngoại ngữ, tin học và nững nội dung khác theo tiêu chuẩn chức danh quy định.

Bồi dƣỡng nâng cao: Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao về các nội dung chuyên môn, kỹ năng nghề đối với cán bộ quản lý, GVDN nhằm cập nhập tiến bộ khoa học kỹ thuật, kỹ năng nghề. Các nội dung bồi dƣỡng nâng cao bao gồm: Kiến thức chuyên môn, tiến bộ khoa học, công nghệ mới thuộc chuyên môn giảng dạy, kỹ năng nghề bao gồm (việc sử dụng những thiết bị sản xuất hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến nghề đào tạo); phƣơng pháp giảng dạy, phƣơng pháp xây dựng

chƣơng trình và sử dụng phƣơng tiện dạy học mới, ngoại ngữ, tin học và những vấn đề do yêu cầu công việc đào tạo nghề quy định.

Thứ ba, Về đầu tƣ cơ sở vật chất: Tiến hành xây dựng những cơ sở theo thiết kế đã đƣợc nhà nƣớc phê duyệt. Trƣớc tiên, củng cố các cơ sở hiện có, trong đó đặc biệt ƣu tiên cho đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại.

Thứ tư, Về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực: Nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề để đƣa nhà trƣờng trở thành cơ sở tin cậy, đào tạo đội ngũ lao động chuyên nghiệp trên địa bàn và các tỉnh lân cận. Việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực sẽ tạo nên một cơ sở đào tạo nghề uy tín, chất lƣợng cho lực lƣợng lao động trong khu vực đến học nghề, tạo đƣợc môi trƣờng thuận lợi cho ngƣời học rèn luyện, nâng cao hiểu biết xã hội, hiểu biết về nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp, từ đó xây dựng nên một môi trƣờng giáo dục trong sạch, lành mạnh. Góp phần mở rộng cơ hội học tập, cơ hội tiếp cận với giáo dục hiện đại, tạo cơ hội phát triển đối với các tầng lớp lao động, nhất là thanh niên trong Tỉnh.

Thứ năm, Về hiệu quả kinh tế: Cung ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, khu Công nghiệp trong và ngoài tỉnh. Để đạt mục tiêu xây dựng Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp và trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ vào năm 2020, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì phát triển nguồn nhân lực là một yêu cầu hết sức cần thiết, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lƣợc lâu dài của tỉnh.Đào tạo và đào tạo lao động có trình độ tay nghề tham gia xuất khẩu lao động.., Tạo nhiều việc làm có trình độ với thu nhập cao. Nâng cao tỷ lệ nhân lực đƣợc qua đào tạo, góp phần thực hiện đƣờng lối chính sách của Đảng và nhà nƣớc về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nƣớc.

Thứ sáu, Về xã hội: Trƣờng Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh đƣợc thực hiện dự án này sẽ góp phần nâng cao năng lực đào tạo đáp ứng nhu cầu học nghề của ngƣời lao động tại tỉnh Bắc Ninh và các tỉnh lân cận, đặc biệt đối với những đối tƣợng học sinh đã tốt nghiệp THCS và những học sinh tốt nghiệp THPT không có điều kiện học lên sẽ chuyển sang học nghề trƣớc khi bƣớc vào cuộc sống lao động sản xuất; Đáp ứng nhu cầu phân luồng đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân. góp phần cung ứng cho xã hội một lực lƣợng

lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật,có tay nghề từ sơ cấp nghề đến trung cấp nghề phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của địa phƣơng, góp phần đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cho các khu công nghiệp và các doanh nghiệp của tỉnh Bắc Ninh. Tạo đƣợc việc làm cho ngƣời lao động, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, làm hạn chế các mặt tiêu cực trong xã hội, giúp ổn định chính trị xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược phát triển trường trung cấp kinh tế kỹ thuật bắc ninh đến năm 2025 (Trang 41 - 45)