Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 47 - 50)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập tổng hợp thông qua các văn bản, báo cáo của Tỉnh ủy, HĐND UBND tỉnh; các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010 – 2015, 2015- 2020; qua các tài liệu, báo cáo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Chi cục thống kê, ban Tổ chức Huyện ủy, phòng Nội vụ và các phịng/ban ở các xã của huyện Phù Ninh. Ngồi ra, cịn có các tài liệu thu thập trên internet, sách, báo, tạp chí…

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được sử dụng trong luận văn là số liệu tác giả thu thập bằng cách phỏng vấn, trao đổi với các cán bộ ở phịng ban chun mơn của huyện và người dân ở địa bàn nghiên cứu.

Tại 19 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phù Ninh, tác giả chọn 6 xã làm điểm nghiên cứu đại diện cho 3 vùng trong huyện. Đó là: thị trấn Phong Châu, xã

Phú Lộc ở vùng trung tâm huyện; xã Tiên Phú, xã Trạm Thản ở vùng phía Bắc; xã Vĩnh Phú, xã Tử Đà ở vùng phía Nam. Những xã này có thể đại diện cho các xã của từng vùng nghiên cứu.

Do giới hạn về điều kiện nghiên cứu, tại mỗi điểm khảo sát, tác giả sử dụng phiếu điều tra để phỏng vấn 10 công chức cấp xã/thị trấn và 20 người dân hiện đang sinh sống tại địa phương về chất lượng của cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn. Như vậy, tổng số công chức và người dân điều tra ở 6 xã khảo sát lần lượt là 60 và 120 người. Nội dung phiếu điều tra được đính ở phụ lục.

Tác giả chọn phỏng vấn 10 cán bộ công chức cấp xã/thị trấn là các cán bộ phụ trách về các lĩnh vực công tác như công tác Đảng, tài chính, địa chính, văn hóa- xã hội, văn phòng, thống kê... thường xuyên nhận được sự chỉ đạo của cán bộ chủ chốt cấp xã/thị trấn. Tác giả chọn phỏng vấn 20 người dân đang sinh sống tại địa phương và ở các khu dân cư khác nhau, mỗi khu dân cư tác giả phỏng vấn từ 1 đến 2 người dân để có sự đánh giá khách quan về chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn.

Ngồi ra, tác giả cịn tiến hành phỏng vấn 20 người là các cán bộ lãnh đạo cấp huyện tại các ban, phòng của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện, UBND huyện để biết được định hướng cũng như đánh giá của họ về đội ngũ cán bộ chủ chốt ở huyện Phù Ninh. Tác giả phỏng vấn 20 người là cán bộ lãnh đạo cấp huyện bao gồm các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Huyện ủy, Trưởng các phòng của Ủy ban nhân dân như: phòng Tài nguyên và Mơi trường, phịng Nội vụ, phòng Giáo dục và đào tạo, phịng Tài chính- Kế hoạch và một số phòng liên quan khác.

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập được chọn lọc. Những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài được tổng hợp, xử lý bằng phần mềm Excel.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này dùng các chỉ tiêu thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình qn để mơ tả thực trạng chất lượng của cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh: Trên cơ sở số liệu điều tra, thu thập, tổng hợp về thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; sử dụng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của cán bộ chủ chốt cấp xã để so sánh đánh giá của cán bộ, công chức cấp xã, người dân địa phương, lãnh đạo cấp trên đối với cán bộ chủ chốt cấp xã. Trên cơ sở đó có cái nhìn tổng quan về chất lượng và những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện Phù Ninh.

3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.3.1. Tri thức của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Phù Ninh

- Trình độ văn hóa, chun mơn nghiệp vụ. - Trình độ lý luận chính trị.

- Trình độ quản lý nhà nước.

3.2.3.2. Kỹ năng của cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Phù Ninh

- Kỹ năng phát hiện, nhận thức vấn đề. - Kỹ năng điều hành, chỉ huy trực tiếp. - Kỹ năng giao tiếp.

- Kỹ năng tổ chức nhân sự.

3.2.3.3. Năng lực nắm bắt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng 3.2.3.4. Năng lực tổng kết và đánh giá thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 47 - 50)