Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 71)

CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ 4.2.1. Yếu tố thuộc về bản thân cán bộ chủ chốt cấp xã

4.2.1.1. Nhận thức của cán bộ chủ chốt cấp xã

Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Phù Ninh đa số có ý thức phấn đấu, vươn lên, chủ động nghiên cứu tài liệu, trau dồi kiến thức, tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn của huyện để nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tại địa phương.

4.2.1.2. Điều kiện kinh tế của cán bộ chủ chốt cấp xã

Trong 3 năm 2016- 2018 mức tăng trưởng kinh tế của huyện Phù Ninh đạt mức khá. Năm 2016 tổng giá trị sản xuất đạt 1.023tỷ đồng, năm 2017 tổng giá trị sản xuất đạt 1.080 tỷ đồng, năm 2018 tổng giá trị sản xuất đạt 1.125 tỷ đồng. Các dịch vụ sản xuất và đời sống phát triển nhanh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Công nghiệp-xây dựng 51,54%; Dịch vụ 24,29%; Nông, lâm nghiệp 24,17%. Điều kiện kinh tế của các xã/thị trấn và cán bộ, người dân trong địa bàn huyện phát triển ổn định, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nói riêng yên tâm, tập trung công tác hoàn thành được nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

4.2.2. Yếu tố thuộc về đơn vị

4.2.2.1. Quy hoạch và sử dụng cán bộ chủ chốt

Công tác quy hoạch, luân chuyển, điều động, bố trí sử dụng đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã của huyện Phù Ninh được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả, cơ bản bảo đảm yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã về số lượng, chất lượng, cơ cấu phù hợp. Số lượng cán bộ chủ chốt cấp xã được quy hoạch trong 3 năm 2016, 2017, 2018 lần lượt là 224 người, 205 người, 192 người.

Tuy nhiên công tác quy hoạch còn hạn chế, chưa gắn với đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ, dẫn đến đề án quy hoạch một số xã còn hình thức, thiếu tính khả thi. Chất lượng quy hoạch cán bộ chưa có tầm nhìn xa, chưa bảo đảm cơ cấu 3 độ tuổi; ít cán bộ trẻ, cán bộ nữ; trình độ, ngành, nghề đào tạo của cán bộ ở nhiều nơi chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Công tác luân chuyển cán bộ chưa dựa trên cơ sở đánh giá và quy hoạch…;

4.2.2.2. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chủ chốt

Qua khảo sát thực tế về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phù Ninh cho thấy đội ngũ cán bộ đương nhiệm và cán bộ trong quy hoạch đã được quan tâm. Trong 3 năm (2016- 2018) đã có 120 đồng chí cán bộ chủ chốt cấp xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức về quản lý nhà nước và văn phòng…

Tuy nhiên số cán bộ chủ chốt có trình độ chuyên môn đại học chính quy, cao cấp hoặc cử nhân chính trị còn thấp, do đó cần phải đổi mới công tác tuyển chọn, bố trí và sử dụng cán bộ; tạo nguồn để đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phát triển liên tục, khắc phục sự hụt hẫng về chất lượng, mất cân đối về cơ cấu độ tuổi và về giới.

4.2.2.3. Kiểm tra, giám sát cán bộ chủ chốt

Trong những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát và quản lý cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phù Ninh được thực hiện tốt, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh. Ban Tổ chức Huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy thường xuyên tham mưu với Huyện ủy để thành lập các đoàn kiểm tra, đoàn công tác về làm việc với Đảng ủy các xã, thị trấn theo các chuyên đề hàng năm.

4.2.2.4. Chế độ đãi ngộ

Trong những năm qua huyện Phù Ninh luôn tổ chức và thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, bảo đảm kịp thời, từng bước được nâng cao. Ban Tổ chức Huyện ủy thường xuyên tham mưu cho Huyện ủy ban hành công văn thực hiện chính sách tiền lương theo từng đợt 06 tháng, 01 năm; các đồng chí cán bộ chủ chốt cấp xã có thành tích xuất sắc trong công tác thì sẽ được xét nâng lương trước thời hạn 09 tháng hoặc 01 năm. Trong 03 năm (2016-2018) Hội đồng xét nâng lương của huyện Phù Ninh đã xét duyệt nâng lương thường xuyên cho 45 cán bộ chủ chốt cấp xã, trong đó có 08 đồng chí được nâng lương trước thời hạn 09 tháng.

Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã được thực hiện thường xuyên, kịp thời động viên, tạo điều kiện và động lực để đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã an tâm công tác, gắn bó, tích cực thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

4.2.2.5. Điều kiện môi trường làm việc

Trong những năm gần đây thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới,Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh đã quan tâm chỉ đạo xây dựng trụ sở, sửa sang phòng làm việc, mua sắm cơ sở vật chất phục vụ công việc của các xã trên địa bàn huyện. Tuy điều kiện môi trường làm việc của cán bộ công chức cấp xã đã được nâng lên, đội ngũ cán bộ công chức xã đều đoàn kết, ham học hỏi, có tinh thần cầu thị trong công việc song do điều kiện về cơ sở vật chất còn khó khăn nên ảnh hưởng phần nào đến chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.

4.2.3. Yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

4.2.3.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước

Thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ như: Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Hướng dẫn số: 06-HD/BTCTW ngày 24/02/2017 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số nội dung về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nêu tại Hướng dẫn số 15- HD/BTCTW ngày 05/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ương; trong những năm qua Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh đã quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện. Tuy nhiên vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển, thực tiễn của cuộc sống nên chưa thực sự tạo động lực để khuyến khích, thu thút cán bộ có trình độ, năng lực về công tác tại các xã, nhất là các xã còn gặp nhiều khó khăn trong huyện.

4.2.3.2. Khoa học công nghệ

Hiên nay, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, đặc biệt là công nghệ thông tin. Do vậy, cán bộ chủ chốt cần ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý, điều hành. Tuy các trang thiết bị để phục vụ công việc như máy tính, máy in, mạng nội bộ, mạng Internet đã được lắp đặt tại các xã song vẫn chưa đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng của đội ngũ cán bộ công chức xã. Một số đồng chí cán bộ chủ chốt cấp xã chưa sử dụng thành thạo máy tính và hệ thống

mạng nội bộ, mạng Internet. Do đó đã ảnh hưởng phần nào đến chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.

4.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ THỜI GIAN QUA

4.3.1. Những kết quả đạt được

Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Phù Ninh đã tập trung chỉ đạo chặt chẽ công tác cán bộ theo đúng quy trình từ việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đến bố trí và sử dụng cán bộ. Đối với cấp cơ sở, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, tăng cường giám sát các hoạt động quản lý Nhà nước của chính quyền. Cấp ủy từ huyện đến cơ sở đã xây dựng, ban hành nhiều đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao năng hệ thống chính trị cấp cơ sở.

Bên cạnh đó, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã tăng cường kiểm tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cấp cơ sở, tập trung củng cố bộ máy, xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp, đảm bảo đầy đủ chế độ, chính sách để cán bộ cấp cơ sở yên tâm công tác. Căn cứ vào quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, hàng năm Huyện ủy, UBND huyện đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Trong 3 năm qua đã đào tạo được 171 đồng chí cán bộ huyện và cơ sở có trình độ Đại học, 223 đồng chí đạt trình độ trung cấp; trình độ lý luận chính trị là 335 đồng chí; cao cấp, cử nhân là 97 đồng chí; Mở 109 lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cho trên 11.342 lượt cán bộ. 100% cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng được bố trí, sắp xếp, sử dụng vào công tác ở địa phương, đảm bảo về chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản đáp ứng yêu cầu hiện tại.

Các cấp ủy Đảng từ huyện đến cơ sở đã có sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở, coi đây là một nhiệm vụ then chốt, nhằm đạt mục tiêu "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, thị trấn". Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã có sự chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng đề án quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ cho cả một thời kỳ từ 5 năm đến 10 năm. Đồng thời hàng năm có đánh giá sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, rút ra những bài học cần thiết.

Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Phù Ninh đã chỉ đạo gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở với việc xây dựng Đảng bộ, chính quyền cơ sở trong

sạch, vững mạnh, với việc tổ chức triển khai quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, thị trấn. Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) và (khóa XII). Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền cấp trên đối với hoạt động của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, sớm phát hiện những sai phạm và ngăn chặn kịp thời những sai phạm của cán bộ. Xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với cán bộ vi phạm, được cán bộ, đảng viên đánh giá cao.

4.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã hiện nay của huyện Phù Ninh còn bộc lộ một số hạn chế:

Một số cán bộ chủ chốt cấp xã chưa thật sự gương mẫu trong nhận thức và hành động, còn vi phạm pháp luật, sa sút về phẩm chất, đạo đức lối sống; thiếu tinh thần trách nhiệm, có biểu hiện quan liêu, hách dịch, xa dân, gây phiền hà cho nhân dân. Tình trạng tham nhũng, lãng phí còn xảy ra ở một số xã gây mất lòng tin của quần chúng nhân dân (xã An Đạo, Tử Đà, Phù Ninh, Liên Hoa).

Nhiều cán bộ chủ chốt cấp xã còn hạn chế về năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành; khả năng nhận thức, tổ chức thực hiện và xử lý những tình huống phát sinh ở địa phương còn nhiều lúng túng; một số cán bộ thiếu khả năng độc lập, quyết đoán trong giải quyết công việc, thụ động trong thực thi các nhiệm vụ; thiếu khả năng bao quát tình hình; thiếu kỹ năng trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân chấp hành, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; chưa thể hiện được vai trò, trách nhiệm người đứng đầu. Việc giải quyết các vấn đề phức tạp về lĩnh vực quản lý kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội, tôn giáo, tranh chấp về đất đai, bảo vệ tài nguyên, môi trường còn yếu. Chưa thật sự quyết tâm, học hỏi kinh nghiệm để phát huy tiềm năng, lợi thế và khắc phục khó khăn ở địa phương; còn thụ động, trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của cấp trên.

Chất lượng, trình độ về chuyên môn, lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đã được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, có bước phát triển, nhưng nhiều cán bộ chủ chốt trình độ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới cả trong lĩnh vực xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước và trước yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ cán bộ chủ chốt có trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ còn thấp.

sẽ là thách thức so với yêu cầu thực tiễn đặt ra trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi trình độ dân trí đã và đang dần được nâng lên; đây cũng là thách thức lớn trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Do vậy, việc nâng cao năng lực lãnh đạo, trình độ cả về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, tin học cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là nhiệm vụ trọng tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện trong thời gian tới.

4.3.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế

4.3.3.1. Nguyên nhân của những thành tựu đạt được

Đạt được những kết quả trên là do các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Phù Ninh tích cực nghiên cứu, quán triệt, quan tâm, chú trọng triển khai thực hiện nghiêm túc, vận dụng sáng tạo, hiệu quả các nghị quyết, quy định của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác cán bộ và chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII), nhất là từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn"; Phát huy được vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo về công tác cán bộ, đồng thời thường xuyên, tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo đổi mới, củng cố, xây dựng hệ thống chính trị, tổ chức đảng ở cơ sở; tích cực, chú trọng công tác xây dựng đội ngũ Cán bộ chủ chốt cấp xã tạo nên những chuyển biến quan trọng góp phần nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ cấp xã.

Cấp ủy huyện và cấp xã đã tăng cường chỉ đạo thường xuyên đổi mới hình thức, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, học tập các nghị quyết của Đảng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, để họ nắm rõ đường lối, chủ trương của Đảng, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.

Công tác xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, công tác tuyển dụng, xét tuyển, công tác luân chuyển, điều động cán bộ, bố trí sử dụng đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã được chú trọng và thực hiện thường xuyên. Đội ngũ cán bộ đương nhiệm và cán bộ trong quy hoạch đã được quan tâm, tạo điều kiện, cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức về quản lý nhà nước, tin học...; đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đã từng bước được chuẩn hóa theo quy định.

Đã tăng cường và thực hiện nghiêm túc công tác giám sát, kỷ luật Đảng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 71)