4.1.2.1. Kỹ năng phát hiện, nhận thức vấn đề
Phần lớn đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phù Ninh trưởng thành từ nông dân, từ các phong trào ở địa phương nên họ là người nắm rõ tâm tư, nguyện vọng, cuộc sống của dân, của cán bộ, đảng viên; họ có khả năng phát hiện nhanh những vấn đề mới nảy sinh và giải quyết kịp thời những vấn đề tại địa phương như: xung đột, mâu thuẫn của cá nhân, gia đình, dòng họ…;
Tuy nhiên do hạn chế về trình độ, nên nhiều vấn đề đội ngũ cán bộ chủ chốt chưa nhận thức được cốt lõi và bản chất, đặc biệt là đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nên quá trình tổ chức, triển khai chưa đạt hiệu quả cao. Hiện nay ở khu vực nông thôn của huyện Phù Ninh đã và đang có nhiều vấn đề mới nảy sinh. Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới kéo theo nhiều vấn đề phức tạp, gây mất ổn định ở nông thôn. Một số cán bộ chủ chốt cấp xã chưa nhận thức được một cách chính xác, nên quá trình lãnh đạo gặp nhiều khó khăn.
Bảng 4.4. Đánh giá của cán bộ huyện về kỹ năng phát hiện, nhận thức vấn đề của cán bộ chủ chốt cấp xã
Các chức danh Tỷ lệ cán bộ đánh giá các mức độ (%) Tốt Khá Trung bình Yếu
1. Bí thư Đảng ủy xã 75 25 0 0
2. Phó Bí thư Đảng ủy 70 30 0 0
3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân 65 35 0 0
4. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân 55 45 0 0
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân 70 30 0 0
6. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân 60 40 0 0
Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
Số liệu bảng 4.4 cho thấy: nhìn chung cán bộ huyện đánh giá cao về khả năng phát hiện giải quyết vấn đề của cán bộ chủ chốt cấp xã khi 100% cán bộ
huyện điều tra đều đánh giá ở mức độ tốt và khá, không cán bộ nào đánh giá ở mức trung bình và kém. Trong đó, cán bộ chủ chốt cấp xã giữ chức danh Bí thư Đảng ủy xã được cán bộ huyện đánh giá có kỹ năng phát hiện, nhận thức vấn đề ở mức tốt là cao nhất; cán bộ chủ chốt cấp xã giữ chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân bị đánh giá ở mức thấp nhất. Do vậy trong thời gian tới cán bộ chủ chốt cấp xã giữ chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cần tự trau dồi, học hỏi thêm kỹ năng này.
4.1.2.2. Kỹ năng điều hành, chỉ huy trực tiếp
Kỹ năng điều hành, chỉ huy trực tiếp của cán bộ chủ chốt cấp xã được biểu hiện qua lề lối làm việc; năng lực lãnh đạo; tính sáng tạo và quyết đoán trong tổ chức thực hiện công việc. Chi tiết kỹ năng này của cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phù Ninh được thể hiện như sau:
a. Lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phù Ninh
Bảng 4.5. Đánh giá của cán bộ huyện, công chức và người dân về lề lối làm việc của cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Phù Ninh
Các chức danh
Tỷ lệ cán bộ huyện
đánh giá (%) Tỷ lệ công chức và người dân đánh giá (%) Tinh thần trách nhiệm Lề lối làm việc Tinh thần trách nhiệm Lề lối làm việc Có trách nhiệm Thiếu trách nhiệm Khoa học Tùy tiện Có trách nhiệm Thiếu trách nhiệm Khoa học Tùy tiện 1. Bí thư Đảng ủy 80,0 20,0 70,0 30,0 83,3 16,7 86,1 13,9 2. Phó Bí thư Đảng ủy 70,0 30,0 70,0 30,0 77,8 22,2 82,2 17,8 3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân 75,0 25,0 80,0 20,0 82,7 17,3 78,9 21,1 4. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân 55,0 45,0 60,0 40,0 54,4 45,6 53,3 46,7 5. Chủ tịch Ủy
ban nhân dân 70,0 30,0 75,0 25,0 76,1 23,9 77,2 22,8 6. Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân 65,0 35,0 70,0 30,0 70,5 29,5 67,2 32,8
Tính chung 69,2 30,8 70,8 29,2 74,1 25,9 74,2 25,8 Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
Qua điều tra cho thấy nhìn chung cán bộ huyện đánh giá khá cao lề lối làm việc của cán bộ chủ chốt cấp xã khi có tới gần 70% cán bộ cấp huyện được hỏi cho là cán bộ chủ chốt cấp xã có tinh thần trách nhiệm và 70,8% cán bộ cấp huyện đánh giá cán bộ chủ chốt cấp xã làm việc khoa học. Tuy nhiên vẫn có 30,8% đánh giá cán bộ chủ chốt cấp xã thiếu trách nhiệm, 29,2% cho rằng cán bộ chủ chốt cấp xã còn làm việc tùy tiện. Đối với đánh giá của cán bộ và người dân, 25,9% tổng số cán bộ và người dân điều tra cho là cán bộ chủ chốt cấp xã làm việc thiếu trách nhiệm, 25,8% đánh giá cán bộ chủ chốt cấp xã làm việc còn tùy tiện. Trong số các chức danh thì chức danh Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND và chủ tịch UBND được đánh giá cao. Cán bộ chủ chốt giữ chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân bị đánh giá thấp nhất, vì vậy trong thời gian tới cần tập trung trong công việc hơn nữa và phải có phương pháp làm việc khoa học hơn.
b. Năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện công việc
Bảng 4.6. Đánh giá của cán bộ huyện và công chức cấp xã về năng lực lãnh đạo tổ chức thực hiện công việc của cán bộ chủ chốt cấp xã
Chức danh
Đánh giá của cán bộ huyện (%) Đánh giá của công chức cấp xã (%) Tốt Khá Trung bình Yếu Tốt Khá Trung bình Yếu
1. Bí thư Đảng ủy 70,0 20,0 10,0 0 68,4 18,3 13,3 0 2. Phó Bí thư Đảng ủy 65,0 25,0 10,0 0 63,3 25,0 11,7 0 3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân 75,0 20,0 5,0 0 73,3 21,7 5,0 0 4. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân 55,0 25,0 20,0 0 53,4 33,3 13,3 0 5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
70,0 25,0 5,0 0 71,7 16,7 11,6 0 6. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân 60,0 30,0 10,0 0 58,3 25,0 16,7 0 Tính chung 65,8 24,2 10,0 0 64,7 23,3 12,0 0 Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
Quá trình xây dựng và phát triển, đã giúp cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nâng cao kiến thức, kinh nghiệm về công tác quản lý kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng và công tác vận động quần chúng. Nhiều cán bộ đã năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo; biết vận dụng tri thức khoa học vào công tác, thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Phù Ninh đã đóng góp quan trọng vào những kết quả trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của huyện, nhất là thực hiện về xây dựng nông thôn mới.
Qua điều tra cho thấy có 65,8% cán bộ huyện đánh giá cán bộ chủ chốt cấp xã có năng lực lãnh đạo tổ chức thực hiện công việc ở mức tốt, 24,2% đánh giá ở mức khá và 10% đánh giá ở mức trung bình. Đối với đánh giá của công chức cấp xã về năng lực lãnh đạo tổ chức thực hiện công việc của cán bộ chủ chốt cấp xã, 64,7% đánh giá ở mức tốt, 23,3% đánh giá ở mức khá và còn 12% đánh giá ở mức trung bình. Trong số các chức danh thì chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân được đánh giá cao nhất, chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân là thấp nhất, vì vậy trong thời gian tới các cán bộ chủ chốt giữ chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cần được bồi dưỡng thêm về năng lực lãnh đạo tổ chức thực hiện công việc.
c. Năng lực sáng tạo và tính quyết đoán trong công việc
Việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện công việc có thành công hay không, phụ thuộc vào năng lực sáng tạo, tính quyết đoán của người cán bộ. Hiện nay một số cán bộ chủ chốt cấp xã trong huyện đã năng động, sáng tạo; từng bước thích nghi với phương thức làm ăn mới; mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Tuy nhiên vẫn còn một số cán bộ chủ chốt cấp xã chưa có được năng lực này, sức ỳ còn lớn, kém sáng tạo, thiếu tính chủ động; không mạnh dạn đưa ra cách làm mới để phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Qua bảng 4.7 cho thấy 62,5% tổng số cán bộ huyện điều tra đánh giá cán bộ chủ chốt cấp xã có năng lực sáng tạo trong công việc, 60,8% đánh giá chủ động trong công việc. Gần 62% tổng số công chức cấp xã điều tra đánh giá cán bộ chủ chốt cấp xã có năng lực sáng tạo trong công việc, 61,9% đánh giá chủ động trong công việc.
Ủy ban nhân dân được đánh giá cao nhất, cán bộ chủ chốt cấp xã giữ chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân bị đánh giá thấp nhất. Trong thời gian tới các cán bộ chủ chốt cấp xã giữ chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cần chủ động tư duy, nghiên cứu để nâng cao năng lực sáng tạo đồng thời cũng phải chủ động hơn trong công việc.
Bảng 4.7. Năng lực sáng tạo và tính quyết đoán trong công việc của cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Phù Ninh
Chức danh
Đánh giá của cán bộ huyện (%) Đánh giá của công chức cấp xã (%) Năng lực sáng tạo Tính quyết đoán Năng lực sáng tạo Tính quyết đoán Sáng tạo Chưa sáng tạo Chủ động Còn bị động Sáng tạo Chưa sáng tạo Chủ động Còn bị động 1. Bí thư Đảng ủy 65,0 35,0 60,0 40,0 68,3 31,7 66,7 33,3 2. Phó Bí thư Đảng ủy 60,0 40,0 65,0 35,0 63.3 36,7 61,7 38,3 3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân 65,0 35,0 60,0 40,0 58,3 41,7 60,0 40,0 4. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân 55,0 45,0 50,0 50,0 53,3 46,7 56,7 43,3 5. Chủ tịch Ủy
ban nhân dân 70,0 30,0 65,0 35,0 73,3 26,7 68,3 31,7 6. Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân
60,0 40,0 65,0 35,0 53,3 46,7 58,3 41,7
Tính chung 62,5 37,5 60,8 39,2 61,6 38,4 61,9 38,1 Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
4.1.2.3. Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là một trong các kỹ năng có ý nghĩa quan trọng để người cán bộ chủ chốt truyền đạt nhiệm vụ và chỉ đạo công việc. Người cán bộ chủ chốt phải thành thạo giao tiếp bằng văn nói và văn viết; biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, đôi mắt và cách diễn đạt.
Bảng 4.8. Đánh giá của cán bộ huyện, công chức xã và người dân về kỹ năng giao tiếp của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Phù Ninh
Chức danh
Đánh giá của cán bộ huyện (%) Đánh giá của công chức và người dân (%) Thân thiện, dễ gần Bình thường Chưa thân thiện Thờ ơ, không thân thiện Thân thiện, dễ gần Bình thường Chưa thân thiện Thờ ơ, không thân thiện 1. Bí thư Đảng ủy 60,0 30,0 10,0 0 61,1 28,8 7,3 2,8 2. Phó Bí thư Đảng ủy 65,0 30,0 5,0 0 67,2 27,4 5,4 0 3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân 70,0 25,0 5,0 0 71,1 22,7 6,2 0 4. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân 60,0 35,0 5,0 0 60,2 23,7 11,3 4,8 5. Chủ tịch Ủy
ban nhân dân 70,0 20,0 10,0 0 69,6 27,2 3,2 0 6. Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân
60,0 25,0 15,0 0 59,7 31,6 6,4 2,3
Tính chung 64,2 27,5 8,3 0 64,8 26,9 6,6 1,7
Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
Qua điều tra cho thấy có 64,2% tổng số cán bộ huyện điều tra đánh giá cán bộ chủ chốt cấp xã có kỹ năng giao tiếp thân thiện, dễ gần; 27,5% cán bộ huyện đánh giá cán bộ chủ chốt cấp xã có kỹ năng giao tiếp ở mức bình thường và 8,3% đánh giá ở mức chưa thân thiện. Trong khi đó, 64,8% công chức xã và người dân điều tra đánh giá cán bộ chủ chốt cấp xã có kỹ năng giao tiếp thân thiện, dễ gần; 26,9% đánh giá ở mức bình thường, 6,6% đánh giá ở mức chưa thân thiện và còn có 1,7% công chức xã và người dân đánh giá cán bộ chủ chốt cấp xã thờ ơ, không thân thiện. Cán bộ chủ chốt giữ chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cần chú ý bồi dưỡng thêm về kỹ năng giao tiếp của mình.
Hiện nay quy chế dân chủ ở cơ sở đang được triển khai mạnh mẽ nhưng không ít cán bộ chủ chốt cấp xã còn kém kỹ năng giao tiếp, còn có các biểu hiện: quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu gây phiền hà cho người dân. Chính điều đó đã khiến dân chưa thực sự đặt niềm tin vào năng lực lãnh đạo của hệ thống chính trị của địa phương.
a. Kỹ năng truyền đạt nhiệm vụ và diễn thuyết trước quần chúng
Bảng 4.9. Đánh giá của cán bộ huyện, công chức xã và người dân về kỹ năng truyền đạt nhiệm vụ và diễn thuyết trước quần chúng
của cán bộ chủ chốt cấp xã
Chức danh
Đánh giá của cán bộ huyện (%)
Đánh giá của công chức và người dân (%) Tốt Khá Trung bình Yếu Tốt Khá Trung bình Yếu 1. Bí thư Đảng ủy 60,0 25,0 15,0 0 62,2 33,3 4,5 0 2. Phó Bí thư Đảng ủy 65,0 25,0 10,0 0 68,3 28,9 2,8 0 3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân 70,0 25,0 5,0 0 70,6 27,2 2,2 0 4. Phó Chủ tịch
Hội đồng nhân dân 55,0 35,0 10,0 0 54,4 28,9 12,3 4,4 5. Chủ tịch Ủy ban
nhân dân 70,0 20,0 10,0 0 73,3 23,9 2,8 0
6. Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân 60,0 30,0 10,0 0 64,4 26,1 5,2 4,3
Tính chung 63,3 26,7 10,0 0 65,5 28,1 4,9 1,5 Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
Kết quả điều tra cho thấy có 63,3% tổng số cán bộ huyện điều tra đánh giá cán bộ chủ chốt cấp xã có kỹ năng truyền đạt nhiệm vụ và diễn thuyết trước quần chúng ở mức tốt, 26,7% đánh giá ở mức khá và 10% đánh giá ở mức trung bình. Tổng hợp ý kiến của cấp dưới cho biết 65,5% tổng số công chức cấp xã và người dân đánh giá cán bộ chủ chốt có kỹ năng truyền đạt nhiệm vụ và diễn thuyết trước quần chúng ở mức tốt, 28,1% đánh giá ở mức khá, 4,9% đánh giá ở mức trung bình và còn 1,5% đánh giá ở mức yếu. Trong số các chức danh thì cán bộ chủ chốt cấp xã giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban
nhân dân được đánh giá cao nhất, cán bộ chủ chốt cấp xã giữ chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân là đánh giá thấp nhất. Như vậy, thời gian tới cần bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng truyền đạt nhiệm vụ và diễn thuyết trước quần chúng cho cán bộ chủ chốt cấp xã giữ chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. b. Kỹ năng chủ trì và điều hành các cuộc họp, hội nghị
Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ huyện, công chức xã và người dân về kỹ năng chủ trì và điều hành các cuộc họp, hội nghị của cán bộ chủ chốt cấp xã
huyện Phù Ninh
Chức danh
Đánh giá của cán bộ huyện (%)
Đánh giá của công chức và người dân (%) Tốt Khá Trung bình Yếu Tốt Khá Trung bình Yếu 1. Bí thư Đảng ủy 70,0 20,0 10,0 0 69,4 25,0 5,6 0 2. Phó Bí thư Đảng ủy 65,0 20,0 15,0 0 64,4 21,1 12,2 2,3 3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân 65,0 25,0 5,0 0 63,9 22,8 13,3 0 4. Phó Chủ tịch
Hội đồng nhân dân 55,0 25,0 15,0 5,0 54,4 18,3 15,7 11,6 5. Chủ tịch Ủy ban
nhân dân 70,0 25,0 5,0 0 71,1 23,3 5,6 0
6. Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân 60,0 20,0 15,0 5,0 53,9 32,2 8,4 5,5
Tính chung 64,2 22,5 10,8 2,5 62,9 23,8 10,1 3,2 Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
Kết quả điều tra cho thấy 64,2% tổng số cán bộ huyện điều tra đánh giá kỹ năng chủ trì và điều hành các cuộc họp, hội nghị của cán bộ chủ chốt cấp xã ở mức tốt, 22,5% đánh giá ở mức khá, 10,8% đánh giá ở mức trung bình, còn lại (2,5%) đánh giá ở mức yếu. Với cấp dưới, 62,9% tổng số công chức xã và người dân điều tra đánh giá kỹ năng chủ trì và điều hành các cuộc họp, hội nghị của cán bộ chủ chốt cấp xã ở mức tốt, 23,8% đánh giá ở mức khá, 10,1% đánh giá ở mức trung bình và đánh giá ở mức yếu là 3,2%. Mức yếu chủ yếu rơi vào nhóm cán