Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của huyện Phù Ninh trong những năm vừa qua có những điều kiện thuận lợi như: nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được ban hành, sửa đổi, bổ sung và triển khai có hiệu quả, môi trường đầu tư được cải thiện; kinh tế - xã hội của huyện giữ ở mức ổn định, an sinh xã hội được đảm bảo, các hoạt động văn hoá được duy trì và phát triển, quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi còn gặp nhiều khó khăn như: Phù Ninh là huyện miền núi nghèo còn nhiều khó khăn; trong những năm vừa qua tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động, cùng với những thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Song với quyết tâm và nỗ lực phấn đấu, nhân dân trong huyện đã vượt qua mọi khó khăn thách thức đạt được những kết quả quan trọng trong các lĩnh vực.
3.1.2.1. Kinh tế
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, những năm gần đây huyện Phù Ninh luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá; tăng trưởng kinh tếbình quân giai đoạn 2010-2015 đạt 7%/năm, thu nhập đầu người 32,56 triệu đồng; sản lượng lương thực đạt trên 31.000 tấn. Những năm gần đây mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn đầu tư, nhưng kinh tế của huyện vẫn phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2018 vẫn đạt 6,4%. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp-xây dựng chiếm cao nhất. Chương trình xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo tích cực, huy động, lồng ghép các nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn (giao thông, điện, thuỷ lợi, cấp nước sạch, trường học, y tế…); các dịch vụ sản xuất và đời sống phát triển nhanh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn; hình thành các thị tứ, điểm dân cư tập trung, khuyến khích phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thống, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đến nay có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 15 xã cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới.
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất của huyện giai đoạn 2016-2018
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
So sánh (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Bình quân Tổng giá trị sản xuất 3.489 3.740 3.950 107,2 105,6 106,4 - Nông lâm nghiệp 1.023 1.080 1.125 105,6 104,2 104,9 - Công nghiệp, xây dựng 1.346 1.450 1.520 107,7 104,8 106,2
- Dịch vụ 1.120 1.210 1.305 108 107,8 107,9
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh (2019)
3.1.2.2. Văn hóa – xã hội
Kinh tế phát triển đã tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp văn hóa xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Quy mô, mạng lưới trường, lớp học tiếp tục được tăng cường và từng bước thực hiện chuẩn hóa, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Đã có 43 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt 63,4% tổng số trường học trên địa bàn. Các nhiệm vụ giáo dục hoàn thành, chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được
chú trọng, mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố và quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất. Các chương trình quốc gia về y tế triển khai có hiệu quả, chất lượng các cơ sở y tế có tiến bộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,36%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 12%; tỷ lệ số dân tham gia BHYT là 75%. Các hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao được xã hội hóa sâu rộng. Toàn huyện có 82% số khu dân cư văn hóa, 22 thuê bao Internet trên 100 dân; lao động qua đào tạo đạt 50%. Tính ở thời điểm năm 2018 dân cư của huyện khoảng 109,7 nghìn người trong đó dân cư nông thôn là chủ yếu (Bảng 3.2).
Bảng 3.2. Tình hình dân cư trên địa bàn huyện
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Bình quân
1) Tổng dân cư Người 106.726 108.277 109.716 101,4 101,3 101,3 Trong đó, dân cư nông thôn Người 95.250 96.623 96.986 101,4 100,3 100,8 2) Tổng số hộ Hộ 28.100 28.283 28.376 100,6 100,3 100,4 Trong đó, hộ nông nghiệp Hộ 15.860 15.877 15.960 100,1 100,5 100,3 3) Tổng số lao động Người 76.840 77.120 77.750 100,3 100,8 100,5 Trong đó, lao động nông
nghiệp Người 20.150 20.236 20.250 100,4 100,06 100,2 Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh (2019)