Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 34)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng caochất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã

2.2.1.Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở một

2.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở

2.2.1.Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở một

một số địa phương của Việt Nam

2.2.1.1. Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Thanh Tuyền, 2016)

Xác định đội ngũ cán bộ có vai trị hết sức quan trọng, những năm qua, Thành ủy, UBND thành phố Vĩnh Yên luôn quan tâm chỉ đạo sát sao việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Ban Thường vụ Thành ủy đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ cơ sở, xác định cụ thể đối tượng, mục tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho từng giai đoạn, với nhiều hình thức khác nhau: từ đào tạo phổ thông đến đào tạo chuyên nghiệp, từ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đến đào tạo lý luận chính trị, từ đào tạo cập nhật kiến thức đến đào tạo chuyên sâu. Cùng với đó là các quy định về tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý; quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ nói chung và cán bộ cấp cơ sở nói riêng được ban hành. Do đó, đã kịp thời động viên, khuyến khích cán bộ cấp cơ sở học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và lý luận chính trị.

Trước đây, đội ngũ cán bộ cơ sở còn bộc lộ một số hạn chế cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu, trình độ chun mơn, trình độ lý luận. Tỷ lệ cán bộ xã,

phường có trình độ đại học ít, tuổi đời cao, kiêm nhiệm nhiều; việc sử dụng, bố trí cán bộ ở một số bộ phận chưa hợp lý; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm ở nhiều địa phương chưa được quan tâm, dẫn đến chất lượng đội ngũ cán bộ, hiệu quả cơng việc chưa cao thì đến nay, chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã được nâng lên, gần 75% cán bộ có trình độ đại học, trên 95% cán bộ địa phương có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; cán bộ trẻ dưới 35 tuổi trở xuống chiếm gần 50% tổng số cán bộ chủ chốt của xã; việc sử dụng, bố trí đội ngũ cán bộ phù hợp với trình độ, chun mơn nghiệp vụ, đáp ứng được nhu cầu công việc.

Song song với cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ sở, UBND thành phố chủ động rà soát, báo cáo Thành ủy thực hiện quy trình cơng tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ cơ sở, đặc biệt là cán bộ chủ chốt xã, phường; rà soát, sắp xếp, luân chuyển hoặc đào tạo lại đối với một số trường hợp cán bộ không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; đảm bảo đội ngũ cán bộ cơ sở có trình độ, năng lực chun mơn, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân.

Thực hiện sự lãnh đạo của cấp ủy cấp trên, các xã, phường trên địa bàn thành phố đã tiến hành quy hoạch 06 chức danh chủ chốt xã, phường đến năm 2015 với đầy đủ các bước: điều tra, khảo sát; đánh giá, lựa chọn, tổ chức hội nghị giới thiệu quy hoạch; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch. Định kỳ hằng năm tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch để bảo đảm phương châm quy hoạch cán bộ luôn “động”.

Công tác xây dựng và quy hoạch cán cấp cơ sở được triển khai đúng quy trình, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng nguồn cán bộ kế cận cho trước mắt và lâu dài, giúp các xã, phường cơ bản chủ động được nguồn nhân sự trong Đại hội Đảng cấp cơ sở nhiệm kỳ 2015 – 2020, bầu cử Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ cấp cơ sở được quan tâm kịp thời. Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo UBND thành phố xây dựng các quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ nói chung và cán bộ cấp cơ sở nói riêng. Lấy kết quả hồn thành nhiệm vụ được giao làm thước đo chính để đánh giá phẩm chất, chất lượng hiệu quả công việc của cán bộ một cách cụ thể, chính xác; xây dựng hệ thống chế tài, kịp thời xử lý những trường hợp cán bộ sai phạm ở các cấp, ngành, các lĩnh vực… góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ và chất

lượng công tác cán bộ.

Do làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ các cấp và thực hiện các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ một cách hợp lý, nên chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở trên của thành phố ngày càng được nâng cao cả về chính trị, tư tưởng, phẩm chất, đạo đức và trình độ năng lực lãnh đạo, quản lý, trình độ chun mơn, góp phần quan trọng xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ổn định và ngày càng vững mạnh, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, cơng tác cán bộ cấp cơ sở trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên những năm qua cũng bộc lộ một số hạn chế: Năng lực lãnh đạo, quản lý của một số cán bộ chủ chốt chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, thiếu chủ động sáng tạo, nhất là trong việc cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết, chính sách của cấp trên vào thực tế từng địa phương. Kỹ năng quản lý của cán bộ, kỹ năng về chun mơn, nghiệp vụ của cơng chức cịn hạn chế, dẫn đến chất lượng công tác chưa cao. Một bộ phận cán bộ, công chức sa sút về phẩm chất, đạo đức, lối sống, có biểu hiện quan liêu, xa dân, gây phiền nhiễu cho nhân dân, chưa thực sự toàn tâm, toàn ý vì cơng việc được giao.

2.2.1.2. Huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định (Hoàng Tuấn, 2016)

Xuất phát từ vị trí quan trọng của cơ sở, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Hải Hậu luôn coi trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung và cán bộ chủ chốt xã, thị trấn nói riêng, những người trực tiếp tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực tiễn.

Nhờ đó, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của huyện không ngừng được củng cố, từng bước nâng chất lượng và hiệu quả hoạt động. Trình độ chun mơn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành chuyển biến tích cực; bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng tác, đồn kết, vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, chính trị ở địa phương.

Đảng bộ huyện Hải Hậu đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ chính trị gắn với cơng tác quản lý, giáo dục đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo ở cấp xã, thị trấn. Đảng bộ huyện đã tập trung đổi mới từng khâu, từng bước vững chắc nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cơ sở. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí cán bộ đảm bảo nguyên tắc, đúng quy

trình, dân chủ, khách quan, có kế thừa và phát triển. Đến nay, huyện Hải Hậu đã xây dựng được đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, đội ngũ này được kiện toàn số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng. Cơ cấu, tỷ lệ cán bộ là nữ, tuổi trẻ, trình độ chun mơn, lý luận chính trị được nâng lên. Hiện nay, trong 524 cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn có 71 đồng chí là nữ; 64 đồng chí dưới 35 tuổi, 171 đồng chí có trình độ đại học; 263 đồng chí có trình độ trung học chun nghiệp; 11 đồng chí có trình độ cao cấp, cử nhân chính trị; 418 đồng chí có trình độ trung cấp Lý luận chính trị. Số cán bộ chủ chốt đạt chuẩn 100%. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn ngày càng được nâng lên. Đặc biệt, tỷ lệ công chức cấp xã, thị trấn được tuyển dụng những năm gần đây có trình độ đại học trở lên khá cao, chiếm trên 70%. Trong những năm qua, huyện Hải Hậu đã tuyển dụng được 43 người có trình độ đại học chính quy về cơng tác tại các xã, thị trấn. Năng lực cán bộ, đặc biệt là người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền ở các xã, thị trấn ngày càng được phát huy. Hằng năm, đội ngũ này luôn được bồi dưỡng, đào tạo các lớp ngắn hạn, dài hạn do huyện và các cơ quan chun mơn có liên quan tổ chức. Trong năm 2016 huyện đã tổ chức hàng chục lớp bồi dưỡng cho hàng trăm cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn. Qua đó nâng cao trình độ năng lực, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đây là tiền đề bảo đảm cho các cấp ủy đổi mới tư duy, phương thức lãnh đạo, triển khai đưa nghị quyết đại hội Đảng bộ vào cuộc sống, phát huy hiệu quả tại cơ sở, góp phần đưa Hải Hậu trở thành huyện nông thôn mới của tỉnh và là huyện đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới toàn quốc.

Tuy nhiên, so với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới, đội ngũ cán bộ cơ sở ở huyện Hải Hậu cịn có những hạn chế, bất cập. Tỷ lệ cán bộ chưa đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ chiếm 3,2%, cán bộ chưa được đào tạo lý luận chính trị chiếm 10,1%, chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước 38,7%. Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của một số cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên có lúc, có việc cịn lúng túng. Hạn chế trong giải quyết một số vấn đề phức tạp nảy sinh, tính chủ động chưa cao.

2.2.1.3. Huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh (Minh Tuấn, 2016)

Bình Chánh là huyện cửa ngõ phía nam thành phố Hồ Chí Minh, trước đây có 19 xã, 1 thị trấn, sau khi chia tách địa giới hành chính theo Nghị định 130/2003/NĐ

ngày 5-11-2003 của Chính phủ, huyện Bình Chánh cịn 15 xã và 1 thị trấn.

Nhận thức rõ chăm lo công tác cán bộ là nhiệm vụ trọng yếu của công tác xây dựng đảng, trên cơ sở rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ và bám sát sự chỉ đạo của Thành ủy, Huyện ủy Bình Chánh tăng cường lãnh đạo đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở, xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ ở cơ sở phù hợp tình hình địa phương. Trong những năm sau khi chia tách, cơ cấu kinh tế huyện Bình Chánh chuyển dịch mạnh theo hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, phát triển mạnh cơ sở hạ tầng đô thị một số dự án tái định cư, khu công nghiệp… Việc này đòi hỏi đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở phải nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, giỏi một việc, biết nhiều việc, có kiến thức về quản lý kinh tế, đô thị, xây dựng cơ bản, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tư duy nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo, nắm bắt thông tin mới để tham mưu, đề xuất cho cấp ủy, chính quyền những giải pháp mang tính đột phá, thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương. Trên cơ sở cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh, huyện đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ cấp xã. Trong đánh giá, lấy hiệu quả công việc làm thước đo phẩm chất và năng lực của cán bộ.

Thực hiện rà soát lại, quy hoạch tổng thể đội ngũ cán bộ một cách toàn diện. Đối tượng quy hoạch bảo đảm ba độ tuổi, nhưng chú trọng lớp cán bộ trẻ. Xây dựng quy hoạch cán bộ gắn với xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tăng cường cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ sở đào tạo của thành phố, chú trọng đào tạo kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn công tác, ý thức tự học, tự rèn luyện, phấn đấu từng bước có đội ngũ cán bộ cấp xã thạo một nghề, biết nhiều nghề. Trong chuẩn bị cán bộ dự bị (qua bầu cử, bổ nhiệm và thi tuyển) cho các chức danh chủ chốt chú trọng sử dụng cán bộ đã qua đào tạo chính quy dài hạn. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ, đẩy mạnh việc điều động, luân chuyển cán bộ chủ chốt nhằm đào tạo cán bộ trong thực tiễn và đáp ứng u cầu cơng tác, trong đó có nhiều cán bộ trẻ. Để công tác xây dựng đội ngũ cán bộ của huyện, trong đó có việc xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở được chủ động, nền nếp và bài bản, nhiều vấn đề trong công tác cán bộ được huyện cụ thể hóa thành các quy chế, quy định và hướng dẫn, khắc phục tình trạng trơng chờ vào cấp trên.

Phó Chủ tịch UBND có trình độ chun mơn đại học, một số đồng chí có trình độ thạc sỹ, nhiều đồng chí đang học thạc sỹ; 76% cán bộ, công chức xã, thị trấn ở huyện Bình Chánh có trình độ trung cấp chun mơn, nghiệp vụ trở lên, 55% có trình độ trung, cao cấp lý luận chính trị, 34% trung cấp hành chính và kiến thức quản lý Nhà nước. Nhằm tạo nguồn cán bộ, trong mấy năm gần đây huyện Bình Chánh quan tâm quy hoạch cán bộ dài hạn, lựa chọn các đồng chí trẻ, có triển vọng đưa đi đào tạo, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học… Trong đó có một số được tham gia chương trình đào tạo 300 và 500 tiến sỹ của thành phố. Đến năm 2015, huyện đã quy hoạch và cử đi đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị cho nhiều cán bộ trẻ, trong đó đa số là đảng viên, nhiều đồng chí đang cơng tác tại các xã, thị trấn. Do có chủ trương đúng, có đội ngũ cán bộ đủ sức tổ chức thực hiện nên trong các năm 2005-2010, Đảng bộ huyện lãnh đạo có hiệu quả việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh đơ thị hóa, phát triển kinh tế-xã hội.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở của huyện Bình Chánh những năm qua tuy đã được củng cố và phát triển song vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, đặc biệt là trong giai đoạn đẩy mạnh cải cách hành chính, hướng tới xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại. Do đó, cần có các giải pháp đồng bộ để xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trong giai đoạn trước mắt và đáp ứng yêu ngày càng cao của nền hành chính hiện đại trong q trình hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương những giai đoạn tiếp theo.

2.2.2. Bài học rút ra từ kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã ở một số địa phương của Việt Nam

Một là, xây dựng tiêu chuẩn, từng bước chuẩn hóa cán bộ, cơng chức cơ

sở. Có kế hoạch “dài hơi” xây dựng chiến lược cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt bao gồm các chức danh Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức phải tồn diện về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực cơng tác, đổi mới tác phong làm việc theo hướng chuyên nghiệp, thái độ ứng xử đúng mực, văn minh, thực sự là những “cơng bộc” của dân, vì nhân dân phục vụ.

Hai là, Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ. Đây là giải pháp cơ bản,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 34)