Năng lực nắm bắt các chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước là năng lực giúp người cán bộ lãnh đạo có kiến thức và khả năng tự giác trong hoạt động chính trị. Kiến thức khoa học về chính trị giúp hiểu biết đúng bản chất và các quy luật xã hội; nhờ đó có thể tham gia hoạt động
chính trị một cách tự giác, chủ động và sáng tạo. Nếu năng lực này của người cán bộ chủ chốt cấp xã yếu kém, sẽ cản trở, hạn chế tính tích cực, chủ động trong lãnh đạo.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, một Nhà nước vững mạnh, có hiệu lực phải là một Nhà nước làm cho mọi người biết sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, Nhà nước đó “phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe và chịu sự kiểm soát của nhân dân”. Người cũng cho rằng một khi đã có đường lối cách mạng đúng thì cán bộ là khâu quyết định. Cán bộ là người đem đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ giải thích cho nhân dân hiểu và thi hành. Đồng thời đem tình hình của nhân dân báo lại cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng. Thực tế là mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Chính phủ đều do cán bộ nghiên cứu đề xuất, đồng thời cũng do cán bộ tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện. Đường lối đúng hay sai, tổ chức thực hiện thành hay không đều phụ thuộc vào cán bộ.
Như phân tích ở mục năng lực chuyên môn, chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Phù Ninh hiện nay phần lớn đã đáp ứng được về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, đủ khả năng tiếp thu, truyền đạt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quản lý xã hội ở địa phương.
Bảng 4.13. Đánh giá của cán bộ huyện về năng lực nắm bắt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng của cán bộ chủ chốt cấp xã
Các chức danh Tỷ lệ cán bộ huyện đánh giá các mức độ (%) Tốt Khá Trung bình Yếu
1. Bí thư Đảng ủy 70,0 25,0 5,0 0
2. Phó Bí thư Đảng ủy 65,0 25,0 10,0 0
3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân 70,0 20,0 10,0 0 4. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân 60,0 25,0 15,0 0
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân 70,0 25,0 5,0 0
6. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân 60,0 30,0 10,0 0
Tính chung cán bộ chủ chốt cấp xã 65,8 25,0 9,2 0 Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
bộ chủ chốt cấp xã có năng lực nắm bắt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng ở mức tốt, 25% đánh giá ở mức khá và 9,2% đánh giá ở mức trung bình. Trong số các chức danh thì cán bộ chủ chốt cấp xã giữ chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân bị đánh giá thấp nhất, do vậy cần được bồi dưỡng nâng cao về năng lực nắm bắt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng trong thời gian tới.
Các cấp ủy Đảng từ huyện tới các xã, thị trấn đã tập trung tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X, XI, XII của Đảng gắn với việc triển khai Nghị quyết Đại hội XVII, XVIII Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội XXVII, XXVIII Đảng bộ huyện và căn cứ tình hình thực tế đã xây dựng chương trình công tác toàn khoá, đồng thời chỉ đạo Đảng ủy các xã, thị trấn xây dựng chương trình công tác toàn khóa và các kế hoạch tổ chức thực hiện các chương trình công tác toàn khóa của huyện ủy. Đặc biệt, Đảng bộ các xã, thị trấn đã nghiêm túc tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa XI và khóa XII trong toàn Đảng bộ.
Đặc biệt việc triển khai, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI); thực hiện chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã chỉ đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; các phòng, ban ngành thuộc huyện; Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình.
Qua kiểm điểm tự phê bình và phê bình đã nâng cao nhận thức về Đảng và công tác xây dựng Đảng của cán bộ, đảng viên, đồng thời giúp cho cán bộ lãnh đạo các cấp (trong đó có cán bộ chủ chốt cấp xã) có điều kiện kiểm điểm, nhận rõ những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém của mình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và đề ra biện pháp khắc phục.
Thông qua thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII), nhiều tồn tại, hạn chế ở cơ sở đã được tập trung chỉ đạo khắc phục, đạt được những kết quả bước đầu, như: công tác quản lý đất đai, đầu tư xây dựng; cải cách hành chính; công tác tổ chức cán bộ...;