Đặc điểm cơ bản của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 41)

3.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Phù Ninh

Phù Ninh là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, được tái lập năm 1999 trên cơ sở chia tách huyện Phong Châu thành 2 huyện Phù Ninh và Lâm Thao; diện tích tự nhiên 156,48 km2, có 10 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có

9 dân tộc thiểu số; huyện có 19 đơn vị hành chính cấp xã (18 xã và và 1 thị trấn); có 15 xã, thị trấn miền núi, 4 xã trung du miền núi. Huyện Phù Ninh nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm Thành phố Việt Trì 15 km, cách thị xã Phú Thọ 12 km. Phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) và huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang). Phía Đông giáp huyện Sông Lô (tỉnh Vĩnh Phúc). Phía Tây giáp huyện Thanh Ba và thị xã Phú Thọ. Phía Nam giáp huyện Lâm Thao và thành phố Việt Trì.

Trên địa bàn huyện có các trục giao thông đường thủy, đường bộ quan trọng chạy qua như sông Lô (chạy từ xã Vĩnh Phú đến xã Phú Mỹ dài 32km); tuyến đường quốc lộ II dài 18km chạy qua các xã Phù Ninh, thị trấn Phong Châu, Phú Lộc, Tiên Phú và Trạm Thản; các tuyến đường tỉnh lộ 323, 323C, 323D, 323E, 325B, đặc biệt là đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi qua, nối thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ …, là cầu nối với các tỉnh Trung du miền núi Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang. Với vị trí địa lý trên, Phù Ninh có những điều kiện địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế theo hướng khai thác các tiềm năng lợi thế, giao lưu trao đổi hàng hóa, phát triển các hoạt động dịch vụ, thương mại, vận tải, thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Tuy nhiên, do là huyện miền núi, diện tích rộng, đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên, đất canh tác ít (chủ yếu là dọc sông Lô), lại chịu tác động của khí hậu khắc nghiệt, giao thông còn khó khăn, kinh tế - xã hội chưa phát triển, thu nhập dân cư chưa cao, đứng ở mức trung bình khá của tỉnh.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của huyện Phù Ninh trong những năm vừa qua có những điều kiện thuận lợi như: nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được ban hành, sửa đổi, bổ sung và triển khai có hiệu quả, môi trường đầu tư được cải thiện; kinh tế - xã hội của huyện giữ ở mức ổn định, an sinh xã hội được đảm bảo, các hoạt động văn hoá được duy trì và phát triển, quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi còn gặp nhiều khó khăn như: Phù Ninh là huyện miền núi nghèo còn nhiều khó khăn; trong những năm vừa qua tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động, cùng với những thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Song với quyết tâm và nỗ lực phấn đấu, nhân dân trong huyện đã vượt qua mọi khó khăn thách thức đạt được những kết quả quan trọng trong các lĩnh vực.

3.1.2.1. Kinh tế

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, những năm gần đây huyện Phù Ninh luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá; tăng trưởng kinh tếbình quân giai đoạn 2010-2015 đạt 7%/năm, thu nhập đầu người 32,56 triệu đồng; sản lượng lương thực đạt trên 31.000 tấn. Những năm gần đây mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn đầu tư, nhưng kinh tế của huyện vẫn phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2018 vẫn đạt 6,4%. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp-xây dựng chiếm cao nhất. Chương trình xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo tích cực, huy động, lồng ghép các nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn (giao thông, điện, thuỷ lợi, cấp nước sạch, trường học, y tế…); các dịch vụ sản xuất và đời sống phát triển nhanh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn; hình thành các thị tứ, điểm dân cư tập trung, khuyến khích phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thống, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đến nay có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 15 xã cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới.

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất của huyện giai đoạn 2016-2018

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

So sánh (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Bình quân Tổng giá trị sản xuất 3.489 3.740 3.950 107,2 105,6 106,4 - Nông lâm nghiệp 1.023 1.080 1.125 105,6 104,2 104,9 - Công nghiệp, xây dựng 1.346 1.450 1.520 107,7 104,8 106,2

- Dịch vụ 1.120 1.210 1.305 108 107,8 107,9

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh (2019)

3.1.2.2. Văn hóa – xã hội

Kinh tế phát triển đã tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp văn hóa xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Quy mô, mạng lưới trường, lớp học tiếp tục được tăng cường và từng bước thực hiện chuẩn hóa, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Đã có 43 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt 63,4% tổng số trường học trên địa bàn. Các nhiệm vụ giáo dục hoàn thành, chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được

chú trọng, mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố và quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất. Các chương trình quốc gia về y tế triển khai có hiệu quả, chất lượng các cơ sở y tế có tiến bộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,36%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 12%; tỷ lệ số dân tham gia BHYT là 75%. Các hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao được xã hội hóa sâu rộng. Toàn huyện có 82% số khu dân cư văn hóa, 22 thuê bao Internet trên 100 dân; lao động qua đào tạo đạt 50%. Tính ở thời điểm năm 2018 dân cư của huyện khoảng 109,7 nghìn người trong đó dân cư nông thôn là chủ yếu (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Tình hình dân cư trên địa bàn huyện

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Bình quân

1) Tổng dân cư Người 106.726 108.277 109.716 101,4 101,3 101,3 Trong đó, dân cư nông thôn Người 95.250 96.623 96.986 101,4 100,3 100,8 2) Tổng số hộ Hộ 28.100 28.283 28.376 100,6 100,3 100,4 Trong đó, hộ nông nghiệp Hộ 15.860 15.877 15.960 100,1 100,5 100,3 3) Tổng số lao động Người 76.840 77.120 77.750 100,3 100,8 100,5 Trong đó, lao động nông

nghiệp Người 20.150 20.236 20.250 100,4 100,06 100,2 Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh (2019)

3.1.3. An ninh, quốc phòng

Công tác giáo dục quốc phòng - an ninh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân luôn được quan tâm, thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Nhiều năm qua huyện thực hiện khá tốt nhiệm vụ an ninh - quốc phòng, quân sự địa phương, đảm bảo ổn định tình hình chính trị trên địa bàn.

Cùng với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, lực lượng vũ trang đã tham gia phòng chống thiên tai, bão lụt, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân. Trong nhiệm vụ xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân, lực lượng vũ trang thực sự vững mạnh, là lực lượng nòng cốt, xung kích tham gia củng cố, xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương.

Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, buôn lậu, gian lận thương mại được đẩy mạnh, nhất là phòng chống tệ nạn buôn bán và sử dụng chất ma tuý, phòng chống tai nạn giao thông có nhiều chuyển biến tích cực. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được mở rộng góp phần ổn định chính trị, xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế.

3.1.4. Khái quát về đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn của huyện Phù Ninh Phù Ninh

3.1.4.1. Số lượng cán bộ công chức cấp xã, thị trấn

Huyện Phù Ninh có 19 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 18 xã và 1 thị trấn. Tổng số cán bộ, công chức cấp xã (tương ứng chức vụ, chức danh theo Nghị Định Số 92/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 của Chính Phủ) trên địa bàn huyện ở năm 2018 là 386 người.

a) Cán bộ chuyên trách (gồm 11 chức danh)

+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; + Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; + Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; + Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; + Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; + Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam;

b) Công chức (gồm 7 chức danh)

+ Trưởng Công an;

+ Chỉ huy trưởng Quân sự; + Tài chính - Kế toán; + Văn phòng - Thống kê; + Địa chính - Xây dựng; + Tư pháp - Hộ tịch; + Văn hóa - Xã hội.

Bảng 3.3. Số lượng cán bộ công chức cấp xã ở huyện Phù Ninh Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Bình quân Tổng số 390 386 386 98,9 100 99,5 1. Theo giới tính Nam 295 75,6 295 76,4 295 76,4 100 100 100 Nữ 95 24,4 91 23,6 91 23,6 95,8 100 97,9 2. Theo độ tuổi Dưới 30 33 8,5 33 8,5 33 8,5 100 100 100 Từ 30 đến 45 135 34,6 135 34,9 135 34,9 100 100 100 Từ 46 đến 60 222 56,9 218 56,5 218 56,5 98,2 100 99,1

Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy Phù Ninh

Bảng 3.3 cho thấy, tổng số cán bộ công chức cấp xã của huyện Phù Ninh trong 3 năm (2016- 2018) là tương đối ổn định. Trong đó nam giới chiếm tỷ lệ cao, số cán bộ nữ còn thấp. Cán bộ chủ chốt ở độ tuổi từ 46 đến 60 chiếm tỷ lệ cao nhất.

3.1.4.2. Số lượng cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn

Tổng số cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện Phù Ninh trong 2 năm gần đây là 115 người, trong đó chủ yếu là nam giới.

Cán bộ chủ chốt cấp xã có tuổi trung bình khá cao, nhất là cán bộ giữ các chức danh Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư thường trực. Trong các nhiệm kỳ Đại hội Đảng cấp cơ sở, Huyện ủy Phù Ninh luôn cố gắng nâng cao tỷ lệ cán bộ trẻ theo đúng quy định và hướng dẫn của cấp trên; tuy nhiên phần lớn số cán bộ trẻ này chưa thể bố trí vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt (Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, UBND xã); mà chủ yếu bố trí giữ các chức danh như trưởng các tổ chức chính trị - xã hội. Trong thời gian tới đòi hỏi phải làm thật tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã.

Bảng 3.4. Cơ cấu cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phù Ninh Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Bình quân Tổng số cán bộ chủ chốt cấp xã 117 115 115 98,3 100 99,1 1 Giới tính - Nam 104 88,8 99 86,1 99 86,1 95,2 100 97,6 - Nữ 13 11,2 16 13,9 16 13,9 123 100 110,9 2 Độ tuổi - Dưới 30 tuổi 1 0,9 2 1,7 2 1,7 200 100 141,4 - Từ 30 đến 45 tuổi 40 34,2 43 37,4 43 37,4 107,5 100 103,7 - Từ 46 đến 60 tuổi 76 64,9 70 60,9 70 60,9 92,1 100 96,0 Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy Phù Ninh

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập tổng hợp thông qua các văn bản, báo cáo của Tỉnh ủy, HĐND UBND tỉnh; các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010 – 2015, 2015- 2020; qua các tài liệu, báo cáo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Chi cục thống kê, ban Tổ chức Huyện ủy, phòng Nội vụ và các phòng/ban ở các xã của huyện Phù Ninh. Ngoài ra, còn có các tài liệu thu thập trên internet, sách, báo, tạp chí…

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được sử dụng trong luận văn là số liệu tác giả thu thập bằng cách phỏng vấn, trao đổi với các cán bộ ở phòng ban chuyên môn của huyện và người dân ở địa bàn nghiên cứu.

Tại 19 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phù Ninh, tác giả chọn 6 xã làm điểm nghiên cứu đại diện cho 3 vùng trong huyện. Đó là: thị trấn Phong Châu, xã

Phú Lộc ở vùng trung tâm huyện; xã Tiên Phú, xã Trạm Thản ở vùng phía Bắc; xã Vĩnh Phú, xã Tử Đà ở vùng phía Nam. Những xã này có thể đại diện cho các xã của từng vùng nghiên cứu.

Do giới hạn về điều kiện nghiên cứu, tại mỗi điểm khảo sát, tác giả sử dụng phiếu điều tra để phỏng vấn 10 công chức cấp xã/thị trấn và 20 người dân hiện đang sinh sống tại địa phương về chất lượng của cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn. Như vậy, tổng số công chức và người dân điều tra ở 6 xã khảo sát lần lượt là 60 và 120 người. Nội dung phiếu điều tra được đính ở phụ lục.

Tác giả chọn phỏng vấn 10 cán bộ công chức cấp xã/thị trấn là các cán bộ phụ trách về các lĩnh vực công tác như công tác Đảng, tài chính, địa chính, văn hóa- xã hội, văn phòng, thống kê... thường xuyên nhận được sự chỉ đạo của cán bộ chủ chốt cấp xã/thị trấn. Tác giả chọn phỏng vấn 20 người dân đang sinh sống tại địa phương và ở các khu dân cư khác nhau, mỗi khu dân cư tác giả phỏng vấn từ 1 đến 2 người dân để có sự đánh giá khách quan về chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn.

Ngoài ra, tác giả còn tiến hành phỏng vấn 20 người là các cán bộ lãnh đạo cấp huyện tại các ban, phòng của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện, UBND huyện để biết được định hướng cũng như đánh giá của họ về đội ngũ cán bộ chủ chốt ở huyện Phù Ninh. Tác giả phỏng vấn 20 người là cán bộ lãnh đạo cấp huyện bao gồm các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Huyện ủy, Trưởng các phòng của Ủy ban nhân dân như: phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nội vụ, phòng Giáo dục và đào tạo, phòng Tài chính- Kế hoạch và một số phòng liên quan khác.

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập được chọn lọc. Những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài được tổng hợp, xử lý bằng phần mềm Excel.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này dùng các chỉ tiêu thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để mô tả thực trạng chất lượng của cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh: Trên cơ sở số liệu điều tra, thu thập, tổng hợp về thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; sử dụng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của cán bộ chủ chốt cấp xã để so sánh đánh giá của cán bộ, công chức cấp xã, người dân địa phương, lãnh đạo cấp trên đối với cán bộ chủ chốt cấp xã. Trên cơ sở đó có cái nhìn tổng quan về chất lượng và những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện Phù Ninh.

3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 41)