Năng lực tổng kết và đánh giá thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 67 - 69)

Việc lượng hóa trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã qua các chỉ số là rất cần thiết và quan trọng. Con người làm việc và hoạt động bằng

cách tác động vào thực tiễn nhằm đạt tới một mục tiêu nhất định, do đó cũng phải thông qua hoạt động thực tiễn, để đánh giá về năng lực làm việc. Vì vậy, muốn đánh giá được đúng thực trạng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, đặc biệt là thực trạng hoạt động của họ trong đời sống thực tiễn, không thể không căn cứ vào những khảo sát trực tiếp về năng lực tổng kết, đánh giá thực tiễn.

Hoạt động của HTCT cơ sở, của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đã có nhiều chuyển biến, đổi mới, đáp ứng và thích ứng dần đòi hỏi của sản xuất và đời sống. Nhiều cán bộ đã phát huy khá tốt vai trò của mình, an ninh xã hội được giữ vững, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân địa phương được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.

Tuy nhiên công tác tổng kết, đánh giá thực tiễn của cấp uỷ, chính quyền cấp xã có mặt chưa thường xuyên, kịp thời; công tác kiểm tra cán bộ, công chức, đảng viên thực hiện nhiệm vụ có lúc chưa hiệu quả, còn hình thức; chưa quan tâm và có cơ chế động viên kịp thời đối với cán bộ tâm huyết, có tinh thần làm việc và hiệu quả công tác tốt; cơ chế thu hút cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn, công tác quản lý cán bộ ở một số đơn vị còn hạn chế, thiếu sót.

Cấp uỷ một số tổ chức cơ sở Đảng chưa thực hiện tốt quy chế hoạt động và các giải pháp về xây dựng chỉnh đốn Đảng; vận hành cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ chưa nhuần nhuyễn; công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác kiểm tra giám sát chưa thường xuyên; công tác tự phê bình và phê bình chưa tốt; nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về công tác dân vận và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Một bộ phận cán bộ ngại va chạm, né tránh; chủ quan, đơn giản không đánh giá hết tình hình, gây bức xúc trong nhân dân. Sự phối kết hợp giữa một số các cơ quan trong hệ thống chính trị có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, làm giảm hiệu quả hiệu lực quản lý nhà nước tại địa phương.

Qua điều tra cho thấy 65% tổng số cán bộ huyện điều tra đánh giá cán bộ chủ chốt cấp xã có năng lực tổng kết và đánh giá thực tiễn ở mức tốt; 27,5% đánh giá ở mức khá và 7,5% đánh giá ở mức trung bình. Trong số các chức danh thì cán bộ chủ chốt cấp xã giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân được đánh giá cao nhất, cán bộ chủ chốt cấp xã giữ chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là đánh giá thấp nhất. Do vậy, trong thời gian tới cần bồi dưỡng nâng cao năng lực tổng kết và đánh giá thực tiễn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã giữ chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

Bảng 4.14. Đánh giá của cán bộ huyện về năng lực tổng kết và đánh giá thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã

Các chức danh Tỷ lệ cán bộ huyện đánh giá các mức độ (%) Tốt Khá Trung bình Yếu

1. Bí thư Đảng ủy 65,0 30,0 5,0 0

2. Phó Bí thư Đảng ủy 60,0 30,0 10,0 0

3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân 70,0 25,0 5,0 0

4. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân 60,0 35,0 5,0 0

5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân 75,0 20,0 5,0 0

6. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân 60,0 25,0 15,0 0

Tính chung cán bộ chủ chốt cấp xã 65,0 27,5 7,5 0 Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)