Đánh giá hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lạc thủy tỉnh hòa bình (Trang 76 - 79)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Đánh giá hiệu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạc Thủy

4.3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội

Bên cạnh việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng. Các

chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội phức tạp và khó định lượng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi tiến hành nghiên cứu và đánh giá những tiêu chí sau:

- Khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập thường xuyên, ổn định cho người dân.

- Mức độ chấp nhận của người dân.

- Khả năng tạo ra sản phẩm hàng hóa và mức độ tiêu thụ sản phẩm trên thị trường

Các loại hình sử dụng đất khác nhau trên địa bàn huyện đều mang lại những ý nghĩa nhất định về mặt xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả xã hội mà các loại hình sử dụng đất mang lại là khác khác nhau. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.12.

Qua số liệu bảng 4.12 cho thấy hiệu quả xã hội các LUT ở 2 tiểu vùng khá tương đồng. Cụ thể như sau:

LUT Chuyên lúa: Đây là LUT cho hiệu quả kinh tế không cao nhưng 87,50% hộ dân được hỏi ở tiểu vùng 1 vẫn đồng ý tiếp tục sản xuất vì phù hợp với tập quán canh tác ở địa phương, trong khi ở tiểu vùng 2 chỉ có 69,23% hộ dân có ý định tiếp tục sản xuất. Lý do các hộ chấp nhận tiếp tục sản xuất là để duy trì nguồn cung cấp lương thực cho gia đình. Tuy nhiên thời gian sản xuất mang tính mùa vụ, thời gian nhàn rỗi nhiều dẫn đến nhiều lao động không có việc làm trong khoảng thời gian giữa mùa vụ. Cùng với hiệu quả kinh tế kém, đây cũng là lý do mà các hộ không có ý định tiếp tục sản xuất mà hướng tới các công việc khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

LUT Lúa – màu: Đây là LUT cho thu nhập tốt hơn LUT chuyên lúa, tuy nhiên sản phẩm tạo ra vẫn chỉ dừng lại ở mức nhỏ lẻ, chủ yếu vẫn mang tính tự cung tự cấp và lấy sản phẩm đầu tư vào chăn nuôi trong gia đình. Các hộ dân được hỏi vẫn chấp nhận hệ thống cây trồng hiện tại.

LUT chuyên màu – cây CNNN: Đây là LUT mang lại hiệu quả xã hội cao nhất so với các LUT khác trên địa bàn huyện. LUT có khả năng thu hút lượng lao động lớn, đặc biệt, giải quyết được lượng lao động trong thời gian nhàn rỗi khi chưa vào mà vụ ở LUT chuyên lúa. Sản phẩm LUT này tạo ra tiêu thụ khá tốt, phục vụ nhu cầu hàng hóa trong huyện và một số huyện lân cận. Đa số các hộ được hỏi đều cho biết sẽ tiếp tục đầu tư sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.

LUT Cây ăn quả: Đây là LUT mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trên địa bàn huyện, 100% số hộ điều tra đều đồng ý tiếp tục đầu tư vật tư, áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ kỹ thuật cũng như mong muốn mở rộng qui mô sản xuất. Sản phẩm Bưởi, Cam, Vải mà LUT cây ăn quả tạo ra có giá trị cao, phù hợp với nhu cầu thị trường. Đặc biệt sản phẩm Cam và Bưởi được thị trường đón nhận rất cao mang lại nguồn thu nhập lớn góp phần nâng cao đời sống người dân. LUT Cây CN lâu năm: với kiểu sử dụng đất Chè đặc trưng ở tiểu vùng 2, đây là LUT cho hiệu quả kinh tế ổn định cũng như giải quyết được việc làm cho một phần lao động trên địa bàn trong lúc nông nhàn. Các hộ điều tra đều chấp nhận tiếp tục sản xuất, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây cũng là một trong những LUT mang lại hiệu quả xã hội cao nhất trên địa bàn huyện.

LUT Đất lâm nghiệp với kiểu sử dụng đất trồng Keo. Đây là LUT có diện tích lớn nhất trên địa bàn huyện. Hiệu quả kinh tế LUT này mang lại chỉ ở mức trung bình, khả năng thu hút lao động thấp. Tuy nhiên, 85,71% các hộ dân ở tiểu vùng 1 vẫn chấp nhận tiếp tục kiểu sử dụng đất này, trong đó tiểu vùng 2 chỉ có 75% số hộ chấp nhận. Các hộ dân vẫn tiếp tục chấp nhận kiểu sử dụng đất này do mức độ đầu tư thấp, phù hợp với đa số các hộ dân, sản phẩm được tiêu thụ dễ dàng thông qua các công ty thu mua gỗ keo làm nguyên liệu giấy, mang lại HQĐV cao. Tuy nhiên trong thời gian tới cần có những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của loại hình sử dụng đất này, góp phần nâng cao đời sống nhân dân hơn nữa.

Bảng 4.12. Đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả xã hội

Loại hình sử dụng đất Tiểu vùng Khả năng phù hợp với thị trường Khả năng thu hút lao động Mức độ chấp nhận của người dân Đánh giá Chuyên lúa 1 * * *** Thấp 2 * ** ** Thấp

Lúa - màu 1 ** ** *** Trung bình

2 ** ** *** Trung bình

Chuyên màu – cây CNNN

1 *** *** *** Cao

2 *** *** *** Cao

Cây ăn quả 1 *** * *** Trung bình

2 *** * *** Trung bình Cây CN lâu năm 1 - - - - 2 *** ** *** Cao Đất lâm nghiệp 1 *** * *** Trung bình 2 *** * *** Trung bình

Đánh giá chung về hiệu quả xã hội của các LUT:

Có 2 LUT mang lại hiệu quả xã hội cao đó là LUT Chuyên màu – cây CNNN và LUT cây CN lâu năm, trong đó LUT cây CN lâu năm là LUT đặc trưng ở tiểu vùng 2, đây là LUT có sự liên kết chặt chẽ giữa người dân và doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Có 3 LUT mang lại hiệu quả xã hội ở mức trung bình là LUT Lúa – màu, LUT Cây ăn quả và LUT Đất lâm nghiêp. Ở cả 2 tiểu vùng, các LUT này đều có vai trò quan trọng trong đời sống người dân. Điểm chung của 3 LUT là khả năng thu hút lao động chưa cao. Đối với LUT Lúa – màu lao động vẫn có thời gian rảnh rỗi khi chưa vào thời vụ; Với LUT Đất lâm nghiệp do chỉ sử dụng kiểu sử dụng đất trồng Keo nên chưa tạo được nhiều việc làm cho người dân; Với LUT Cây ăn quả: đây là LUT cho hiệu quả kinh tế cao, trình độ sản xuất và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đem lại hiệu quả cao, khiến giảm công lao động, đặc biệt là ở tiểu vùng 2.

Hiệu quả xã hội LUT chuyên lúa mang lại ở mức thấp nhất. Lao động mang tính mùa vụ, thời gian nhàn rỗi nhiều, sản phẩm chưa có tính hàng hóa cao.

Tuy hiệu quả các LUT mang lại khác nhau nhưng đa số vẫn được người dân chấp nhận do tập quán canh tác lâu năm và chưa có hướng chuyển đổi cụ thể. Trong thời gian tới, cần có những giải pháp cụ thê về khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phầm, cũng như các giải pháp về cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, mang lại hiệu quả cao hơn cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lạc thủy tỉnh hòa bình (Trang 76 - 79)