Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Lạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lạc thủy tỉnh hòa bình (Trang 53 - 54)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xă hội huyện Lạc Thủy

4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Lạc

Kênh mương tưới tiêu nội đồng phần lớn đã được kiên cố hóa. Trong những năm qua, nhờ sự hỗ trợ của Trung ương, huyện Lạc Thuỷ đã xây dựng nhiều công trình thủy lợi quan trọng như: sửa chữa hồ Yên Bồng 2, hồ Đầm Khánh. Ban chỉ đạo cấp huyện đã tổ chức thi công một số công trình thuỷ lợi sử dụng vốn Chương trình 135 như các công trình ngầm Đại Thắng, Ninh Hội, Thắng Lợi, hệ thống thoát nước Đồng Môn.

Cùng với đó, hệ thống kè sông Bôi tiếp tục được triển khai thi công nhằm giảm thiểu hiện tượng sạt lở đất sản xuất nông nghiệp gần bờ sông, cùng với đó là xây dựng các hệ thống trạm bơm phục vụ dẫn nước tưới tiêu.

Nhìn chung, hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn huyện đã đáp ứng khá tốt nhu cầu tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.

c. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn

Huyện Lạc Thủy có 2 thị trấn là thị trấn Chi Nê và thị trấn Thanh Hà. Mật độ dân số và tốc độ đô thị hóa ở hai thị trấn ngày càng cao, cơ sở hạ tầng phát triển khá đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện tại cũng như tương lai.

Các khu dân cư nông thôn được hình thành từ lâu đời theo phong tục tập quán, thường gắn liền với các vùng đất bằng phẳng giữa các dãy đồi núi và dọc theo hai bên bờ sông, có điều kiện thuận lợi cho sản xuất, giao lưu buôn bán, giao thông thuận tiện và phân bổ nguồn nước. Hiện nay các khu dân cư cũng đang phát triển mạnh mẽ, phấn đấu đáp ứng các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới (UBND huyện Lạc Thủy, 2010).

4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lạc Thủy Lạc Thủy

4.1.4.1. Thuận lợi

Huyện Lạc Thủy là một huyện giáp ranh giữa hai vùng miền núi và đồng bằng, địa hình và khí hậu mang tính chất trung chuyển giữa trung du và miền núi. Điều kiện tự nhiên đã tạo cho Lạc Thủy những thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa các loại vật nuôi, cây trồng.

Hệ thống sông suối cung cấp nguồn nước lớn cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Diện tích rừng lớn, là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất lâm nghiệp, thích hợp cho phát triển vùng nguyên liệu giấy và áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp. Bên cạnh đó, rừng còn có tác dụng bảo vệ nguồn nước, chống rửa trôi, sói mòn đất.

Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi trên địa bàn huyện đang từng bước được kiên cố hóa phục đời sống sinh hoạt, sản xuất và trao đổi hàng hóa của nhân dân trong huyện và với các huyện lân cận.

4.1.4.2. Khó khăn và thách thức

Chế độ nhiệt và lượng mưa trong năm không đều, trong năm. Vào tháng 6 - tháng 8 lượng mưa lớn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngập úng, đặc biệt là những vùng có địa hình thấp, gần lưu vực sông, suối.

Lực lượng lao động nông nghiệp trình độ chưa cao, đa số đều chưa được qua đào tạo, nhận thức còn hạn chế nên chưa hình thành được các vùng sản xuất tập trung để phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

Các hoạt động thương mại và dịch vụ chưa đáp ứng tốt nhu cầu giao lưu trao đổi hàng hóa và phục vụ đời sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lạc thủy tỉnh hòa bình (Trang 53 - 54)