Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Lạc Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lạc thủy tỉnh hòa bình (Trang 60 - 67)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Hiện trạng sử dụng đất và thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn

4.2.3. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Lạc Thủy

Lạc Thủy là một huyện có địa hình đa dạng, mang tính chất đặc trưng trung chuyển giữa trung du và miền núi. Diện tích đất nông nghiệp của huyện Lạc Thủy thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau vì thế hệ thống cây trồng của huyện tương đối đa dạng, phong phú tạo nên nhiều kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện.

Để đảm bảo tính chính xác, khách quan cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, tôi tiến hành phân vùng trên cơ sở địa hình đất đai, hiện trạng, tập quán, trình độ canh tác sản xất nông nghiệp để thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho từng vùng sản xuất, từ đó làm cơ sở khái chung cho toàn huyện.

Đất nông nghiệp huyện Lạc Thủy được chia thành 2 tiểu vùng chính. Các loại hình sử dụng đất được thu thập trên cơ sở thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện và kết quả điều tra trực tiếp nông hộ được thống kê, tổng hợp trong bảng 4.4 và bảng 4.5.

 Tiểu vùng 1:

Qua số liệu ở bảng 4.4 cho thấy: Tiểu vùng 1 gồm 5 loại hình sử dụng đất chính với 16 kiểu sử dụng đất. Trong đó, loại hình sử dụng đất: Đất lâm nghiệp, với kiểu sử dụng đất trồng keo, chiếm diện tích lớn nhất với 6.225,07 ha chiếm 66,98% tổng diện tích các kiểu sử dụng đất ở tiểu vùng 1.

Bảng 4.4. Một số loại hình sử dụng đất chính tiểu vùng 1 Loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất Tổng diện tích Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tiểu vùng 1 9.293,94 100,00 1. Chuyên lúa 837,99 9,02

1. Lúa xuân – Lúa mùa 735,82 7,92

2. Lúa xuân 102,17 1,10

2. Lúa – màu 289,82 3,12

3. Ngô xuân – Lúa mùa 140,35 1,51 4. Lạc xuân – Lúa mùa 149,47 1,61 3. Chuyên màu – Cây CNNN 712,81 7,67

5. Ngô xuân – Ngô mùa 155,23 1,67

6. Lạc xuân – Ngô mùa – Khoai lang 75,02 0,81 7. Đậu xuân – Ngô mùa – Khoai lang 60,68 0,65 8. Ngô xuân – Lạc thu – Su hào 55,40 0,60 9. Ngô xuân – Đậu thu – Bắp cải 69,08 0,74 10. Ngô xuân – Bí xanh 94,59 1,02

11. Mía 150,54 1,62

12. Sắn 52,27 0,56

4. Cây ăn quả 1.228,25 13,22

13. Bưởi 416,10 4,48 14. Cam 546,93 5,88 15. Vải 265,22 2,85 5. Đất lâm nghiệp 6.225.07 66,98 16. Keo 6.225,07 66,98 Tiểu vùng 2:

Qua số liệu trong bảng 4.5 cho thấy: Tiểu vùng 2 gồm 6 loại hình sử dụng đất chính với 15 kiểu sử dụng đất. Trong đó, loại hình sử dụng đất: Đất lâm nghiệp, với kiểu sử dụng đất trồng keo chiếm diện tích lớn nhất với 4.110,60 ha chiếm 49,70% tổng diện tích các kiểu sử dụng đất ở tiểu vùng 2.

Bảng 4.5. Một số loại hình sử dụng đất chính tiểu vùng 2 Loại hình Loại hình sử dụng đất Tổng diện tích Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tiểu vùng 2 8.270,88 100,00 1. Chuyên lúa 752,65 9,10

1. Lúa xuân – Lúa mùa 752,65 9,10

2. Lúa – màu 521,32 6,30

2. Ngô xuân – Lúa mùa 244,83 2,96 3. Lạc xuân – Lúa mùa 276,49 3,34 3. Chuyên màu – Cây CNNN 855,04 10,34 4. Ngô xuân – Ngô mùa 226,71 2,74 5. Lạc xuân – Ngô đông – Khoai lang 73,82 0,89 6. Đậu xuân – Ngô mùa – Khoai lang 68,30 0,83 7. Ngô xuân – Đậu thu – Su hào 69,22 0,84 8. Ngô xuân – Lạc thu – Bắp cải 85,37 1,03

9. Ngô xuân – Bí xanh 80,23 0,79

10. Mía 134,67 1,63

11. Sắn 116,72 1,41

4. Cây ăn quả 1.814,27 21,94

12.Bưởi 685,77 8,29

13. Cam 1128,50 13,64

5. Cây CN lâu năm 217,00 2,62

14. Chè 217,00 2,62

6. Đất lâm nghiệp 4.110,60 49,70

15. Keo 4.110,60 49,70

Qua số liệu của 2 tiểu vùng cho thấy các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn huyện Lạc Thủy có những đặc điểm như sau:

- LUT chuyên lúa ở cả 2 tiểu vùng đều có kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa, tuy nhiên ở tiểu vùng 1 còn có thêm kiểu sử dụng đất Lúa xuân đặc trưng ở những vùng thấp trũng. Trong đó: Tiểu vùng 1 có diện tích 837,99 ha chiếm 9,02%; Tiểu vùng 2 có 752,65 ha chiếm 9,10% diện tích các kiểu sử dụng đất.

- LUT Lúa – màu và LUT Chuyên màu – cây CNNN ở cả hai tiểu vùng đều có các kiểu sử dụng đất giống nhau.

- LUT cây ăn quả ở hai tiểu vùng đều có kiểu sử dụng đất trồng Cam và Bưởi tương đồng, tuy nhiên ở tiểu vùng 1 còn có thêm kiểu sử dụng đất trồng Vải.

- LUT cây CN lâu năm với kiểu sử dung đất Chè chỉ có ở tiểu vùng 2 với diện tích 217 ha chiếm 2,62% diện tích các kiểu sử dụng đất chính ở tiểu vùng 2.

- LUT Đất lâm nghiệp của cả hai tiểu vùng đều có kiểu sử dụng đất trồng keo giống nhau. Đây là loại hình sử dụng đất chủ yếu của huyện, chiếm trên 50% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện.

* Qua kết quả điều tra tổng hợp hiện trạng tình hình sử dụng đất nông nghiệp cho thấy trên địa bàn huyện Lạc Thủy có 6 LUT chính với 17 kiểu sử dụng đất. Ở cả hai tiểu vùng đều có đa số những loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất tương đồng nhau, trong đó loại hình sử dụng đất lâm nghiệp với kiểu sử dụng đất trồng keo chiếm diện tích lớn nhất. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình, đất đai, tập quán và trình độ canh tác của mỗi tiểu vùng khác nhau nên mỗi tiểu vùng đều có những loại hình sử dụng đất đặc trưng và qui mô của các kiểu sử dụng đất khác nhau.

Hình 4.5. Kiểu sử dụng đất ngô xuân tại xã Cố Nghĩa

Hình 4.7. Kiểu sử dụng đất bắp cải tại xã Yên Bồng

Hình 4.9. Kiểu sử dụng đất chè tại xã Cố Nghĩa

Hình 4.11. Kiểu sử dụng đất trồng keo tại xã Yên Bồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lạc thủy tỉnh hòa bình (Trang 60 - 67)