Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lạc thủy tỉnh hòa bình (Trang 50 - 53)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xă hội huyện Lạc Thủy

4.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm vừa qua, hòa cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh Hòa Bình, kinh tế huyện Lạc Thủy đã có những bước phát triển vững chắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn 2012-2016 đạt tốc độ bình quân 13,80%/năm. Do có vị trí tiếp giáp các huyện trong và ngoài tỉnh, cùng với hệ thống giao thông thuận lợi tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế thương mại. Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm vừa qua phát triển theo hướng đẩy mạnh các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, thương mại, du lịch. Trong đó, dịch vụ - thương mại - du lịch là ngành giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện, giúp cân đối cơ cấu nền kinh tế và là nền tảng thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác.

Bảng 4.1. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu huyện Lạc Thủy giai đoạn 2012-2016

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016

1. Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 100 100

- Nông nghiệp - lâm nghiệp, thủy sản

%

37,3 36,4 35,5 34,9 32,7

- Công nghiệp - xây dựng % 22,9 23,3 23,0 22,7 24,3

- Dịch vụ, thương mại, du lịch % 39,8 40,3 41,5 42,4 43,0

2. Tổng giá trị sản phẩm Triệu đồng 1.046.867 1.195.091 1.356.600 1.544.022 1.758.730

- Nông nghiệp - lâm nghiệp,

thủy sản Triệu đồng 390.125 433.103 482.425 539.160 575.650

- Công nghiệp - xây dựng Triệu đồng 239.612 277.575 311.488 350.605 426.650

- Dịch vụ, thương mại, du lịch Triệu đồng 417.130 484.413 562.687 654.257 756.430

3. Bình quân GDP/người/năm Triệu đồng 15,4 18,5 22,6 26,2 29,2

4.1.3.2. Các vấn đề xã hội

Dân số toàn huyện Lạc Thủy tính đến hết tháng 12 năm 2016 có 58.183 người với 14.054 hộ.Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 65,46 %, dân tộc Mường chiếm 30,12%, còn lại là các dân tộc khác. Mật độ dân số trung bình đạt 198 người/km2. Tỷ lệ phát triển dân số bình quân của huyện là 1,01 %.

- Tổng lao động đến năm 2016 đang làm việc trong các ngành nghề kinh tế là: 35.724 người. Phân bổ lao động theo các ngành kinh tế như sau:

- Lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản: 26.721 người, bằng 74,80 % tổng lao động.

- Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: 1.974 người, bằng 5,52 % tổng lao động.

- Dịch vụ, thương mại, du lịch: 7.029 người, bằng 19,68 % tổng lao động (Phòng thống kê huyện Lạc Thủy, 2016).

4.1.3.3. Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật a. Giao thông

Huyện Lạc Thủy có hai loại hình giao thông chính là đường bộ và đường thủy.

Tuyến quốc lộ 21A chạy qua địa bàn huyện với chiều dài 30 km và kết nối với quốc lộ 1A tại thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam). Tuyến đường huyết mạch này có vai trò chiến lược quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Lạc Thủy.

Tỉnh lộ 438 tiếp nối với quốc lộ 21A ở thị trấn Chi Nê và đi thị trấn Nho Quan (tỉnh Ninh Bình), đoạn qua địa phận Lạc Thuỷ tuy chỉ dài 7 km, nhưng là tuyến đường tạo ra sự giao lưu giữa Lạc Thuỷ với các địa phương thuộc tỉnh Ninh Bình và các huyện phía bắc tỉnh Thanh Hoá.

Hệ thống đường giao thông nông thôn ở Lạc Thuỷ phần lớn đã được bê- tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa xã hội giữa các xã trong và ngoài huyện.

Cùng với hệ thống đường bộ, huyện Lạc Thuỷ còn có 15 km đường thuỷ chạy dọc theo sông Bôi, qua địa bàn của 5 xã. Tuyến đường thuỷ này kết nối với tuyến đường thủy sông Hoàng Long (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) tương đối thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá với khối lượng lớn.

b. Thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lạc thủy tỉnh hòa bình (Trang 50 - 53)