Mức độ sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lạc thủy tỉnh hòa bình (Trang 86 - 89)

Cây trồng Tên thuốc Trị bệnh Tiêu chuẩn cho phép Thực tế sử dụng Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Lúa

Regent 800WG Sâu cuốn lá, nhện gié 28-32 g/ha 32 g/ha 35 g/ha Padan 95SP Sâu cuốn lá - Sâu

đục thân - Rầy nâu 0,8 kg/ha 1,2 kg/ha 1 kg/ha Diboxylin 2SL

Đạo ôn, khô vằn, bạc lá,

lép hạt

1,35-1,8 lít/ha 1,5 lít/ha 2 lít/ha Sirius 10 WP Cỏ lúa 200 - 250

g/ha 250 g/ha 250 g/ha Ngô Ofatox 400EC Rệp 1-1,5 lít/ha 1,2 lít/ha 1,5 lít/ha

Virtako 40WG Sâu cuốn lá - Sâu đục

thân 72-75 g/ha 81 g/ha 75 g/ha Đậu tương, Lạc

Dylan 2EC Sâu xanh, sâu khoang 120 – 160

ml/ha 140 ml/ha 150 ml/ha Angun 5WDG Sâu đục quả đậu

tương 200–250 g/ha 280 g/ha 280 g/ha

Nustar 40EC Gỉ sắt 100-200

ml/ha 140 ml/ha 200 ml/ha Topsin M

70WP

Thối thân, lở cổ rễ,

đốm lá 500-600 g/ha 600 g/ha 600 g/ha Khoai lang Metament

90DP

Bọ hà, bọ nhảy, ấu

trùng 10 kg/ha 12 kg/ha 10 kg/ha Bắp cải, Su hào

Bí xanh

Topsin M 70WP

Mốc xám, thán thư,

sương mai 500-600 g/ha 600 g/ha 600 g/ha Regent 800WG Sâu, bọ trĩ, rầy, rệp 28-32 g/ha 48 g/ha 36 g/ha Daconil 75WP Phấn trắng 600-750 g/ha 700 g/ha 650 g/ha

Mía tím

Basudin 10G Sâu đục thân 20-30 kg/ha 30 kg/ha 30 kg/ha Ofatox 400EC Bọ trĩ, rệp bông trắng 1-1,5 lít/ha 1,5 lít/ha 1,5 lít/ha Tilt 250ND Gỉ sắt, Than 1-1,5 lít/ha 1,2 lít/ha 1 lít/ha Score 250ND Thối đỏ thân 1-1,5 lít/ha 1,5 lít/ha 1,5 lít/ha

Bưởi, Cam

Bordeaux M 25WP

Loét, thối gốc, chảy

mủ 1,2-1,8 kg/ha 1,8 kg/ha 1,5 kg/ha Comite 73EC Nhện 0,5-1 lít/ha 1 lít/ha 1 lít/ha Vibamec 1.8EC Sâu vẽ bùa 250-300

ml/ha 280 ml/ha 300 ml/ha Daconil 75WP Đốm lá, thán thư 1,2-1,5 kg/ha 1,5 kg/ha 1,5 kg/ha Vải Actaza 25WG Sâu đục cuống 25-30 g/ha 28 g/ha - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Permecide

50EC Bọ xít

525 - 700

ml/ha 800 ml/ha - Chè

Danitol 10EC Nhện 0,75-1 lít/ha - 1 lít/ha MAP Green

6AS Sâu cuốn lá, thối búp 1,6 lít/ha - 1,6 lít/ha Diboxylin 8SL Phồng lá 0,4-0,5 lít/ha - 0,48 lít/ha

Qua bảng số liệu 4.15 cho thấy nồng độ thuốc BVTV sử dụng cho các loại cây trồng: mía, bưởi, cam, chè ở cả 2 tiểu vùng đều được người dân sử dụng đúng theo tiêu chuẩn nồng độ cho phép của nhà sản xuất.

Đối với cây lúa: ở tiểu vùng 1 lượng sử dụng thuốc trừ sâu Padan 95SP trừ cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Trong khi đó, ở tiểu vùng 2 các loại thuốc BVTV sử dụng cho lúa như Regent 800WG, Padan 95SP, Diboxylin 2SL, các hộ dân đều sử dụng vượt quá tiêu chuẩn của nhà sản xuất vì cho rằng sử dụng với nồng độ cao hơn sẽ có tác dụng nhanh và mạnh hơn tới sâu bệnh hại lúa.

Đối với cây ngô: lượng sử dụng thuốc Virtako 40WG trừ sâu cuốn lá và sâu đục thân ở tiểu vùng 1 vượt quá tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Ofatox 400EC và Virtako 40WG là hai loại thuốc được sử dụng phổ biến, trừ rệp, sâu cuốn lá và sâu đục thân cho ngô.

Đối với đậu tương và lạc: đa số lượng thuốc BVTV được dùng đểu nằm trong tiêu chuẩn cho phép, riêng đối với thuốc trừ sâu đục quả sử dụng cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép. Các loại thuốc BVTV sử dụng cho đậu tương và lạc phổ biến trên địa bàn như Dylan 2EC trừ sâu xanh, sâu khoang; Angun 5WDG trừ sâu đục quả đậu tương; Topsin M 70WP trị thối thân, lở cổ rễ, đốm lá.

Các loại cây rau như: Bắp cải, su hào, bí xanh lượng thuốc Regent 800WG diệt sâu, rầy rệp người dân đều sử dụng vượt quá định mức ở cả hai tiểu vùng.

Đối với cây vải: lượng thuốc diệt trừ bọ xít nhiều hơn tiêu chuẩn cho phép 100ml /ha. Loại thuốc sử dụng cho vải chủ yếu là Actaza 25WG và Permecide 50EC phòng trừ sâu đục cuống và bọ xít.

Nhìn chung, trong một bộ phận người dân vẫn còn quan niệm sử dụng tăng liều lượng thuốc BVTV sẽ khiến sâu bệnh được tiêu diệt nhanh và triệt để hơn. Bên cạnh việc sử dụng liều lượng thuốc BVTV vượt quá định mức cho phép của nhà sản xuất thì ý thức xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV của người dân cũng chưa cao, hầu hết các hộ dân được hỏi đều vứt vỏ bao bì, vỏ chai thuốc BVTV ngay tại đầu bờ mương, bờ ruộng. Việc sử dụng vượt quá liều lượng và chưa có biện pháp xử lý vỏ bao bì, vỏ chai thuốc BVTV sẽ gây ra lượng tồn dư thuốc BVTV ảnh hưởng tới môi trường cũng như sức khỏe con người về mặt lâu dài.

Hình 4.12. Vỏ thuốc BVTV tại bờ ruộng và mương 4.3.3.3. Đánh giá khả năng che phủ đất 4.3.3.3. Đánh giá khả năng che phủ đất

Đối với huyện có đặc điểm địa hình trung chuyển giữa trung du và miền núi như Lạc Thủy, khả năng che phủ đất của cây trồng rất quan trọng. Thời gian che phủ đất lớn sẽ giảm thiểu hiện tượng rửa trôi, sói mòn đất, đặc biệt là ở những vùng đất có địa hình dốc. Khả năng che phủ đất phụ thuộc vào loại cây trồng và kiểu sử dụng đất trên một đơn vị diện tích.

Các LUT trồng cây hàng năm như LUT Chuyên lúa, LUT Lúa – màu, LUT Chuyên màu – Cây CNNN có thời gian sử dụng đất chỉ từ 7 – 10 tháng mỗi năm. Cá biệt ở tiểu vùng 1 trong LUT Chuyên lúa, loại hình sử dụng đất Lúa xuân có thời gian sử dụng đất chỉ từ 4 - 5 tháng. Tuy nhiên, những LUT này thường được bố trí ở những vùng có địa hình thấp, bao quanh là đồi, núi hoặc ở lưu vực sông Bôi nên không xảy ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi. Ngược lại, những phần diện tích ở gần lưu vực sông Bôi còn được bồi tụ hàng năm từ phù sa từ đầu nguồn đổ về.

LUT Cây ăn quả, LUT Cây CNNN có các kiểu sử dụng đất Bưởi, Cam, Vải, Chè là những loại cây có tán rộng, độ che phủ cao, có hạn chế khả năng xói mòn, rửa trôi tốt.

LUT Đất lâm nghiệp: Đây là LUT có diện tích lớn nhất huyện với kiểu sử dụng đất trồng Keo ở cả hai tiểu vùng. LUT Đất lâm nghiệp chủ yếu được bố trí trên diện tích đất đồi, địa hình không bằng phẳng, độ dốc tăng dần theo độ cao. Kiểu sử dụng đất trồng Keo có độ che phủ cao, giữ vai trò quan trọng việc chống sói mòn, rửa trôi. Cùng với đó, kiểu sử dụng đất trồng keo cũng góp phần giữ nguồn nước ngầm ổn định, hạn chế lũ quét và sạt lở đất vào mùa mưa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lạc thủy tỉnh hòa bình (Trang 86 - 89)