Những nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lạc thủy tỉnh hòa bình (Trang 32 - 36)

Phần 2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

2.4. Những nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt

2.4.2 Những nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất trong nước

Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm Châu Á có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nguồn đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên trên người là 0,45 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới, xếp thứ 135 trên thế giới, xếp thứ 9/10 Đông Nam Á. Mặt khác, dân số lại tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên người sẽ tiếp tục giảm. Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp có chiều hướng giảm nhanh do chuyển mục đích sử dụng. Vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới.

Thực tế những năm qua chúng ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề về kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong sử dụng đất nông nghiệp, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: lai tạo các giống cây trồng mới ngắn ngày có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng phù hợp với từng loại đất, thực hiện thâm canh trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản vùng sinh thái có đặc điểm khí hậu thời tiết, điều kiện sản xuất. Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của tác giả Trần An Phong - Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1995).

Ngay từ những năm 1960, GS. Bùi Huy Đáp đã nghiên cứu đưa cây lúa xuân giống ngắn ngày và cây vụ đông vào sản xuất, do đó đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong sản xuất nông vùng đồng bằng sông Hồng.

Vấn đề luân canh bố trí hệ thống cây trồng để tăng vụ, gối vụ, trồng xen để sử dụng tốt hơn nguồn lực đất đai, khí hậu được nhiều tác giả đề cập đến như: Bùi Huy Đáp (1979), Ngô Thế Dân (1982), Vũ Tuyên Hoàng (1987).

Trong những năm gần đây, chương trình quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng (VIE/89/032) đã nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.

Công trình nghiên cứu phân vùng sinh thái, hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng do GS.VS Đào Thế Tuấn chủ trì và hệ thống cây trồng đồng bằng sông Cửu Long do GS.VS Nguyễn Văn Luật chủ trì cũng đưa ra một số kết luận về phân vùng sinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trên những vùng sinh thái khác nhau nhằm khai thác sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chương trình bản đồ canh tác (1988-1990) do Ủy ban khoa học nhà nước chủ trì, cũng đã đã đưa ra những quy trình hướng dẫn sử dụng giống và phân bón có hiệu quả trên các chân ruộng vùng úng trũng đồng bằng sông Hồng góp phần làm tăng năng suất sản lượng cây trồng các vùng sinh thái khác nhau.

Các đề tài nghiên cứu trong chương trình KN-01 (1991-1995) do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau như vùng núi và trung du phía Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long…nhằm đánh giá hiệu quả của các hệ thống cây trồng trên từng vùng đất đó.

Bên cạnh đó, vấn đề luân canh tăng vụ, trồng gối, trồng xen nhằm sử dụng nguồn lực đất đai, khí hậu, để bố trí cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng được nhiều tác giả đề cập.

Việc quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng Sông Hồng, nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và phân vùng sinh thái nông nghiệp của nhiều tác giả và các nhà khoa học như: Vũ Năng Dũng, Trần An Phong. Các tác giả đã chỉ ra mỗi tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau cần phải quy hoạch cụ thể và nghiên cứu ở từng vùng sinh thái thì hiệu quả các biện pháp kinh tế kỹ thuật trong sản xuất mới phát huy tác dụng và đạt kết quả tốt.

Ở vùng đồng bằng Bắc bộ đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh cây trồng 3- 4 vụ/năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, tưới tiêu chủ động, đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng trong việc bố trí lại vào những cây trồng có giá trị kinh tế cao như hoa, cây thực phẩm cao cấp đạt giá trị sản lượng bình quân từ 30-35 triệu đồng/năm. (Vũ Năng Dũng, 1997).

Từ năm 1995 đến năm 2000, Nguyễn Ích Tân đã tiến hành nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao đối với vùng úng trũng xã Phụng Công - huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trên đất vùng úng trũng Phụng Công - huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên có thể áp dụng mô hình lúa xuân - cá hè đông cho lãi từ 9.258 – 12.527,2 nghìn đồng/ha. Mô hình lúa xuân - cá hè đông, cho lãi từ 14.315,7 – 18.949,25 nghìn đồng/ha. (Nguyễn Ích Tân, 2000).

Có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu sâu về đất và sử dụng đất trên đây là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử dụng và bảo vệ đất. Nhưng nhìn chung các công trình nghiên cứu cũng như thực tiễn sản

xuất mới chỉ giải quyết được phần nào những vấn đề được đặt ra trong việc sử dụng đất đai hiện nay. Có những mô hình cho năng suất cây trồng cao, bảo vệ môi trường nhưng hiệu quả kinh tế thấp, có mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao trước mắt, song chưa có gì đảm bảo cho việc khai thác lâu dài, ổn định, đặc biệt có nơi còn làm hủy hoại môi trường, phá hủy đất. Vì vậy cần có sự nghiên cứu các giải pháp thích hợp hướng tới một nền nông nghiệp phát triển toàn diện. 2.5. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN LẠC THỦY - TỈNH HÒA BÌNH

Huyện Lạc Thủy có tổng diện tích tự nhiên 31.358,89 ha chiếm 6,96% diện tích toàn tỉnh. Từ khi thành lập và sát nhập thêm hai xã từ huyện Kim Bôi, hiện nay huyện Lạc Thủy có 15 đơn vị hành chính cấp xã (13 xã và 2 thị trấn), nền kinh tế đang dựa vào nông nghiệp là chính, diện tích đất nông nghiệp 22.240,59 ha chiếm 70,92% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 7.229,15 ha chiếm 23,05% tổng diện tích tự nhiên.

Nhằm phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về mặt vật chất, tinh thần của nhân dân. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất là đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Ngày nay, để sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên trong sản xuất, đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp phát triển bền vững cũng là xu thế tất yếu đối với các quốc gia. Vì vậy, đất đai hay bất cứ nguồn lực nào cũng cần được sử dụng một cách có hiệu quả, đầy đủ và hợp lý. Trên thực tế, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng vai trò của việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn, nông dân trong xu hướng phát triển đa dạng hóa các thành phần, lĩnh vực của xã hội.

Tại tỉnh Hòa Bình, những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp còn ít. Huyện Lạc Thủy là một huyện trung chuyển giữa trung du và miền núi, địa hình phức tạp, điều kiện kinh tế - xã hội có một số thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa hình – khí hậu, trình độ dân trí chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế sản xuất, tài nguyên đất đai và nhân lực chưa được khai thác đầy đủ.

Nền nông nghiệp huyện Lạc Thủy có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của huyện theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Nền nông nghiệp của huyện trong những năm qua đã đạt được

những thành tựu quan trọng, đã giải quyết được căn bản lương thực cho nhu cầu tiêu dùng trong huyện và một phần cung cấp cho thị trường.

Tuy nhiên, từ trước đến nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào có quy mô lớn và có ý nghĩa thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất. Việc đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên huyện là hết sức cần thiết giúp nền nông nghiệp của huyện phát triển nhanh hơn và bền vững hơn.

Vì vậy, huyện Lạc Thủy cần phải nghiên cứu và triển khai có hiệu quả các giải pháp đất đai phù hợp, thiết thực với điều kiện cụ thể của huyện, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cả trước mắt và lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lạc thủy tỉnh hòa bình (Trang 32 - 36)