Đánh giá chung hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Lạc Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lạc thủy tỉnh hòa bình (Trang 59 - 60)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Hiện trạng sử dụng đất và thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn

4.2.2. Đánh giá chung hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Lạc Thủy

4.2.2.1. Thuận lợi

Diện tích đất nông nghiệp huyện Lạc Thủy chiếm 70,92% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Đây là cơ sở cho cho việc phát triển nền nông nghiệp của huyện. Cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Vị trí Lạc Thủy nằm tiếp giáp với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng như: Hà Nam, Ninh Bình và gần với một số huyện phía Nam của thủ đô Hà Nội; mặt khác có một số tuyến đường quốc lộ chạy qua: Quốc lộ 21 nối Hòa Bình với Hà Nam, Đường Hồ Chí Minh nên có điều kiện giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.

Tiềm năng phát triển nông nghiệp chủ yếu theo chiều sâu, trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật (tăng năng suất và chất lượng cây trồng), và phát triển chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò, dê, lợn và chăn nuôi gia cầm. Trong đó có vùng trồng nguyên liệu tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Diện tích đất đai có điều kiện để xây dựng các khu, cụm công nghiệp; nguyên liệu chủ yếu cho phát triển công nghiệp trước hết là sản phẩm nông lâm nghiệp, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng như đá, cát, sỏi, gạch, công nghiệp xi măng và các loại liệu xây dựng khác. Ngoài ra, huyện còn

có điều kiện phát triển công nghiệp khai thác mỏ với một số mỏ kim loại và mỏ than trên địa bàn, tiết kiệm chi phí cho phát triển nguồn nguyên liệu và chi phí giải phóng mặt bằng khi quy hoạch, xây dựng các công trình.

4.2.2.2. Khó khăn

Những yếu tố bất lợi của thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt luôn là mối đe doạ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân, đặc biệt là các xã ở vùng thấp khi gặp mưa lũ dễ bị cô lập.

Lực lượng lao động ở nông thôn tham gia vào sản xuất nông, lâm nghiệp, trình độ chưa cao, năng suất lao động còn thấp.

Địa hình đồi, núi cao chia cắt khá mạnh, nên việc đầu tư xây dựng (bao gồm cả duy tu, sửa chữa) cơ sở hạ tầng (đặc biệt là giao thông, thủy lợi,...) đòi hỏi chi phí lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lạc thủy tỉnh hòa bình (Trang 59 - 60)