Hiệu quả kinh tế các cây trồng tiểu vùng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lạc thủy tỉnh hòa bình (Trang 69 - 71)

Đơn vị tính trên 1 ha TT Loại cây GTSX CPTG TNHH HQĐV LĐ GTNC (triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng) (lần) (công) (nghìn đồng/công) 1 Lúa xuân 35,27 19,36 15,91 0,82 222 71,67 2 Lúa mùa 32,38 18,97 13,41 0,71 208 64,47 3 Ngô xuân 38,37 16,20 22,17 1,37 228 97,24 4 Ngô mùa 30,21 16,34 13,87 0,85 208 66,68 5 Đậu tương xuân 47,94 6,76 41,18 6,09 250 164,72 6 Đậu tương thu 41,70 6,57 35,13 5,35 250 140,52 7 Lạc xuân 56,38 10,72 45,66 4,26 278 164,24 8 Lạc thu 53,52 10,44 43,08 4,13 292 147,53 9 Khoai lang 52,88 6,22 46,66 7,50 250 186,64 10 Bắp cải 215,28 83,70 131,58 1,57 1069 123,09 11 Su hào 182,86 54,92 127,94 2,33 1056 121,16 12 Bí xanh 93,60 19,16 74,44 3,89 417 178,51 13 Mía 277,50 45,65 231,85 5,08 764 303,47 14 Sắn 33,67 4,09 29,58 7,23 264 112,05 15 Bưởi 736,02 150,20 585,82 3,90 300 1952,73 16 Cam 854,25 205,44 648,81 3,16 290 2237,28 17 Chè 116,40 31,29 85,11 2,72 422 201,68 18 Keo 25,45 2,75 22,70 8,25 23,4 194,09 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ

Mía ở tiểu vùng 1 cho TNHH 232,35 triệu đồng/ha cao hơn so với tiểu vùng 2 TNHH 231,85 triệu đồng/ha. Tuy nhiên tiểu vùng 2 sử dụng ít công lao động hơn nên GTNC tiểu vùng 2 cao hơn ở tiểu vùng 1. Ở tiểu vùng 2 GTNC đạt 303,47 nghìn đồng/công trong khi tiểu vùng 1 GTNC chỉ đạt 298,65 nghìn đồng/công.

Cây Bưởi và Cam được trồng ở cả 2 tiểu vùng, tuy nhiên TNHH và GTNC ở 2 tiểu vùng có sự chênh lệch khá lớn, tiểu vùng 2 cao hơn tiểu vùng 1. Bưởi tiểu vùng 2 cho TNHH 585,82 triệu đồng/ha, GTNC 1952,73 nghìn đồng/công trong khi đó tiểu vùng 1 chỉ đạt TNHH 442,57 triệu đồng/ha, GTNC 1321,10 nghìn đồng/công. Cam tiểu vùng 2 cho TNHH 648,11 triệu đồng/ha, GTNC 2237,28 nghìn đồng/công trong khi ở tiểu vùng 1 chỉ đạt TNHH 553,21 triệu đồng/ha, GTNC 1608,17 nghìn đồng/công.

Vải chỉ được trồng ở tiểu vùng 1 cho TNHH 172,48 triệu đồng/ha và GTNC đạt 837,28 nghìn đồng/công.

Chè là cây CN lâu năm đặc trưng chỉ có ở tiểu vùng 2, mang lại TNHH 85,11 triệu đồng/ha, GTNC đạt 201,68 nghìn đồng/công.

Keo được trồng ở cả 2 tiểu vùng, là cây lâm nghiệp chủ yếu được thu hoạch sau 5 năm cho TNHH và GTNC ở tiểu vùng 1 và tiểu vùng 2 lần lượt là (TNHH 111,24 triệu đồng/ha, GTNC 958,97 nghìn đồng/công) và (TNHH 113,54 triệu đồng/ha, GTNC 970,43 nghìn đồng/công). Trung bình mỗi năm cây keo cho TNHH ở tiểu vùng 1 là 22,25 triệu đồng/ha/năm, GTNC đạt 191,79 nghìn đồng/công và TNHH ở tiểu vùng 2 là 22,70 triệu đồng/ha/năm, GTNC đạt 194,09 nghìn đồng/công.

Nhìn chung, qua so sánh giữa 2 tiểu vùng có thể thấy, giá trị kinh tế của các loại cây hàng năm ở tiểu vùng 1 cao hơn so với tiểu vùng 2, trong khi đó tiểu vùng 2 có sự phát triển vượt trội hơn tiểu vùng 1 về nhóm các loại cây trồng lâu năm. Trong thời gian tới, cần có những giải pháp đồng bộ cho cả hai tiểu vùng để có thể phát huy hết tiềm năng đất đai vào phát triển sản xuất nông nghiệp.

4.3.1.2. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất

Từ kết quả về hiệu quả kinh tế các loại cây trồng của 2 tiểu vùng, tiến hành tổng hợp và đánh giá hiệu quả kinh tế cho các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Lạc Thủy.

Qua số liệu ở bảng 4.8 cho thấy:

- LUT chuyên lúa: với 2 kiểu sử dụng đất Lúa xuân; Lúa xuân – Lúa mùa cho TNHH trung bình đạt 23,12 triệu đồng/ha. Đây là LUT có TNHH thấp trong tiểu vùng 1.

- LUT Lúa – màu: với 2 kiểu sử dụng đất, Ngô xuân – Lúa mùa và Lạc xuân – Lúa mùa cho TNHH trung bình đạt 50,13 triệu đồng/ha. Trong đó, kiểu sử dụng đất Lạc xuân – Lúa mùa đem lại TNHH cao hơn kiểu dử dụng đất Ngô Xuân – Lúa Mùa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lạc thủy tỉnh hòa bình (Trang 69 - 71)