Loại hình sử dụng đất Tiểu vùng GTSX (Triệu đồng) CPTG (Triệu đồng) TNHH (Triệu đồng) HQĐV (Lần) Lao động (công) GTNC (Nghìn đồng/công) Chuyên lúa 1 52,27 29,15 23,12 0,81 329,5 71,01 2 67,65 38,33 29,32 0,76 430 68,19 TB 59,96 33,74 26,22 0,79 379,75 69,60 Lúa - màu 1 82,74 32,61 50,13 1,59 474 104,05 2 79,76 32,43 47,33 1,50 461 101,58 TB 81,25 32,52 48,73 1,55 467,5 102,82 Chuyên màu – cây CNNN 1 171,57 46,19 125,39 3,43 843 147,58 2 169,04 46,03 123,01 3,37 834,5 147,57 TB 170,31 46,11 124,20 3,40 838,8 147,58 Cây ăn quả
1 481,02 91,60 389,42 4,21 295 1255,52 2 795,14 177,82 617,32 3,53 295 2095,01 TB 638,08 134,71 503,37 3,87 295 1675,27 Cây CN lâu năm 1 - - - - 2 116,40 31,29 85,11 2,72 422 201,68 TB 116,40 31,29 85,11 2,72 422 201,68 Đất lâm nghiệp 1 24,77 2,52 22,25 8,83 23,2 191,79 2 25,45 2,75 22,70 8,25 23,4 194,09 TB 25,11 2,64 22,48 8,54 23,3 192,94
- LUT Chuyên lúa: cho thu nhập thấp ở cả 2 tiểu vùng với TNHH trung bình đạt 26,22 triệu đồng/ha và HQĐV chỉ đạt 0,79 lần. Tuy nhiên, đây là loại hình sử dụng đất có vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân, nhằm đảm bảo an ninh lương thực nên vẫn cần tiếp tục sử dụng. Bên cạnh đó, cần có biện pháp nghiên cứu thời vụ, thâm canh và đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ tưới tiêu để nâng cao năng suất cũng như hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất này.
- LUT Lúa – màu: TNHH trung bình trên toàn huyện đạt 48,73 triệu đồng/ha, cho thu nhập cao hơn 2 lần so với thu nhập của LUT thấp nhất trên địa bàn huyện, HQĐV ở cả 2 tiểu vùng tương đương nhau, trung bình đạt 1,55 lần. Tuy nhiên đây vẫn là mức thu nhập thấp so với các loại hình sử dụng đất trong huyện.
- LUT Chuyên màu – cây CNNN : đây là LUT cho thu nhập khá so với các LUT trên địa bàn huyện, thu nhập hỗn hợp trung bình đạt 124,20 triệu đồng/ha. LUT này có các kiểu sử dụng đất tương đồng nhau ở cả hai tiểu vùng cho HQĐV trung bình đạt 3,4 lần. Với chi phí đầu tư hợp lý với đa số các hộ dân trên địa bàn huyện, đây là LUT cần được chú trọng đầu tư phát triển cả về qui mô lẫn nâng cao chất lượng trong thời gian tới.
- LUT Cây ăn quả: cho TNHH trung bình đạt 503,37 triệu đồng/ha, đây là LUT cho thu nhập cao nhất trên địa bàn huyện với HQĐV đạt 3,87 lần. Với 3 kiểu sử dụng đất Bưởi, Cam, Vải trong đó Bưởi và Cam là hai kiểu sử dụng đất chủ đạo ở cả hai tiểu vùng cho hiệu quả kinh tế rất cao vì được trồng trên loại đất thích hợp, đạt năng suất cao và sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, sự chênh lệch về thu nhập ở 2 tiểu vùng khá rõ ràng: tiểu vùng 2 chiếm ưu thế hơn với TNHH đạt 617,32 triệu đồng/ha so với 389,42 triệu đồng/ha của tiểu vùng 1. Cùng với đó GTNC ở tiểu vùng 2 ở mức 2,10 triệu đồng/ha trong khi tiểu vùng 1 đạt 1,25 triệu đồng/công. Sự chênh lệch giữa 2 tiểu vùng do mức độ đầu tư cũng như trình độ kỹ thuật canh tác giữa 2 tiểu vùng trong LUT này có sự khác biệt rõ rệt.
Tiểu vùng 1: đa số các hộ làm theo qui mô nhỏ, trình độ kỹ thuật còn hạn chế. Tiểu vùng 2: các hộ dân thuê đất và sản xuất theo qui mô lớn hơn cùng với sự liên kết và hướng dẫn về qui trình kỹ thuật của nông trường Sông Bôi, đây là một lợi thế rất lớn của tiểu vùng 2.
Tuy có sự chênh lệch về hiệu quả kinh tế giữa hai tiểu vùng nhưng đây vẫn là LUT mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trên địa bàn huyện, cải thiện đời sống kinh tế nhân dân một cách rõ rệt, cần được tiếp tục mở rộng, phát triển.
- LUT Cây CN lâu năm: đây là LUT đặc trưng của tiểu vùng 2, các hộ dân hợp tác sản xuất cùng nông trường cho thu nhập khá ổn định GTNC đạt 201,68 nghìn đồng/công, TNHH của LUT là 85,11 triệu đồng/ha với HQĐV đạt 2.72 lần.
- LUT Đất lâm nghiệp: cho TNHH trung bình 22,48 triệu đồng/ha, thấp nhất trong các LUT. Tuy nhiên đây lại là LUT cho HQĐV cao nhất huyện, đạt 8,54 lần. Tổng kết: Qua số liệu bảng 4.10 có thể thấy mức đầu tư cũng như giá trị ngày công của các LUT ở 2 tiều vùng là khác nhau do có sự khác biệt về địa hình và tiềm năng khác nhau dẫn đến mức chi phí đầu tư cũng như công chăm sóc, cày bừa và năng suất cũng khác nhau. Tuy nhiến đối với các loại cây trồng hàng
năm, sự chênh lệch giữa 2 tiểu vùng không quá lớn do khả năng chống chịu cao của các giống cây trồng mới dễ thích nghi hơn và điều kiện về cơ sở hạ tầng trong những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể.
Sự khác biệt lớn giữa 2 tiểu vùng trên địa bàn huyện đó là LUT Cây ăn quả và LUT Cây CN lâu năm, trong khi LUT Cây CN lâu năm là LUT đặc trưng chỉ có ở tiểu vùng 2 thì LUT Cây ăn quả ở tiểu vùng 2 cũng cho giá trị kinh tế cao hơn với trình độ kỹ thuật và mức đầu tư cao hơn so với tiểu vùng 1. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do có sự liên kết chặt chẽ giữa người dân và công ty sản xuất nông nghiệp Nông trường Sông Bôi. Đây là mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp và người dân mang lại hiệu quả kinh tế cao, cần được khuyến khích mở rộng.
Bên cạnh các vấn đề về điều kiện tự nhiên, trình độ sản xuất, mức độ đầu tư sản xuất và năng suất cây trồng thì vấn đề thị trường tiêu thụ và giá cả thị trường cũng là mối quan tâm của người dân, nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất. Vẫn còn hiện tượng được mùa mất giá do người dân chưa nắm bắt được thông tin cũng như chưa định hướng được nhu cầu thị trường để có hướng sản xuất thích hợp.