Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xă hội huyện Lạc Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lạc thủy tỉnh hòa bình (Trang 41)

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Lạc Thủy - tỉnh Hòa Bình

Huyện Lạc Thuỷ nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hoà Bình có vị trí địa lý tiếp giáp các huyện:

- Phía Đông giáp: huyện Kim Bảng và huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; - Phía Tây giáp: huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình;

- Phía Nam giáp: huyện Gia Viễn và huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình; - Phía Bắc giáp: huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình.

Huyện Lạc Thuỷ có tổng diện tích tự nhiên 313,59 km2, trung tâm của huyện là thị trấn Chi Nê cách thành phố Hòa Bình 80 km về hướng đông nam. Các đơn vị hành chính của huyện gồm có 2 thị trấn Chi Nê và Thanh Hà cùng 13 xã: An Bình, An Lạc, Cố Nghĩa, Đồng Môn, Đồng Tâm, Hưng Thi, Khoan Dụ, Lạc Long, Liên Hòa, Phú Lão, Phú Thành, Thanh Nông, Yên Bồng.

Trên địa bàn huyện có các trục giao thông đường bộ, đường thủy quan trọng chạy qua như: sông Bôi (bắt đầu từ huyện Kim Bôi qua địa phận huyện Lạc Thủy vào địa phận huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình thì hợp vào sông Hoàng

Long để đổ vào sông Đáy); tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua các xã Phú Thành, Hưng Thi; Quốc lộ 21A đi qua thị trấn Chi Nê; Tỉnh lộ 438 tiếp nối quốc lộ 21A ở thị trấn Chi Nê và đi thị trấn Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Tại các điểm nút và điểm giao cắt của các tuyến đường là điều kiện thuận lợi để giao lưu trao đổi hàng hóa, phát triển các hoạt động thương mại dịch vụ và thu hút thông tin, các khu dân cư cũng được tập trung phát triển bám theo các tuyến đường, là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện (UBND huyện Lạc Thủy, 2010).

4.1.1.2. Khí hậu

Lạc Thủy là một huyện giáp ranh giữa hai vùng miền núi và đồng bằng, hơn một nửa chu vi ranh giới của huyện tiếp giáp với vùng đồng bằng nên khí hậu của Lạc Thủy mang đặc trưng của cả hai vùng. Độ ẩm trung bình năm khoảng 75 - 86%, cao nhất vào các tháng 7 và 8.

a. Chế độ gió

Về hướng gió: Do ảnh hưởng của gió mùa cùng với địa hình bị phân cách mạnh nên tần xuất hướng gió thường trùng với hướng thung lũng. Ở những vùng đồng bằng hoặc miền núi cao, hướng gió thịnh hành thường phù hợp với hướng gió chính trong mùa. Vào mùa Đông, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc; vào mùa hè tần suất xuất hiện gió Đông Bắc hoặc giảm và chuyển dần sang gió Đông Nam và Tây Nam.

- Gió mùa Đông Bắc mang theo không khí lạnh và khô, thỉnh thoảng có mưa phùn.

- Gió mùa Tây Nam (gió Tín Phong), gió Đông Nam xuất hiện vào mùa hè và thường gây mưa lớn và lũ lụt.

- Lạc Thủy là huyện miền núi nằm ở rìa phía Đông Nam của tỉnh nên có vị trí giáp vùng đồng bằng sông Hồng. Cách biển khoảng 100 cây số về phía Đông, đây là vùng thường phải hứng chịu những cơn bão lớn tuy mức độ ảnh hưởng không nhiều song thường gây mưa to với sức gió giật mạnh có thể lên đến cấp 9 cấp 10. Ngoài ra những hiện tượng thời tiết bất thường vào mùa hè thường gây ra giông tố với sức gió có thể lên đến cấp 11 – 12 (song thời gian không kéo dài). b. Nhiệt độ

Lạc Thủy có nền nhiệt độ tương đối ổn định ở mức trung bình. Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng Chi Nê cho thấy: Nhiệt độ trung bình năm khoảng

230C, cao nhất là 380C, thấp nhất là 10,20C. Khí hậu Lạc Thuỷ lạnh nhất từ giữa tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau.

Nhiệt độ trung bình mùa hè từ 27 - 290C; cao nhất vào khoảng tháng 5 tháng 6 nhiệt độ có thể lên đến gần 400C.

Nhiệt độ trung bình mùa đông từ 18 - 200C; thấp nhất vào tháng 1, khoảng 100C.

c. Chế độ mưa

Lượng mưa trên địa bàn huyện Lạc Thủy rất phong phú nhưng phân bố và biến động không đều theo không gian và thời gian, phù hợp với điều kiện địa hình địa phương và hoàn lưu gió mùa ở Bắc Việt Nam. Cũng như mọi khu vực khác trong lãnh thổ phía Bắc, khí hậu Lạc Thuỷ mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa khá rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10.

Trong mùa mưa, lượng mưa tương đối cao: 1.681 mm, chủ yếu tập trung vào tháng 6 và 7. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Vào mùa mưa, do điều kiện mặt đệm và địa hình chia cắt mạnh kết hợp với mưa lớn dễ gây ra lụt lội, lũ quét ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Có thể thấy lượng mưa trung bình giảm dần từ năm 2006 đến năm 2009, lượng mưa trung bình năm 2009 thấp là do mùa mưa đến muộn và mùa khô đến sớm hơn các năm khác, đồng thời lượng mưa trong mùa mưa cũng không cao, nên gây tình trạng hạn hán, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn.

d. Chế độ nắng

Tổng số giờ nắng trung bình của huyện Lạc Thủy khoảng 1600 giờ/năm. Trong đó từ tháng 5 đến tháng 10 là thời gian có nắng nhiều khoảng 139 - 218 giờ/tháng; từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau có thời gian nắng ít, khoảng 84 - 202 giờ/tháng.

e. Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí trên địa bàn huyện Lạc Thủy biến động rõ rệt theo không gian và thời gian. Độ ẩm trung bình hàng năm là khoảng 84%, trong đó độ ẩm cao nhất vào tháng 9 khoảng 90% và thấp nhất vào tháng 2 khoảng 55%. Đặc

biệt có một số năm độ ẩm có những xáo trộn và biến động mạnh do sự bất thường của thời tiết.

f. Lượng bốc hơi

Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 73% /năm. Trong đó lượng bốc hơi cao nhất là vào mùa hè (các tháng 6;7;8) khoảng 90%, thấp nhất là vào mùa đông (các tháng 1;2;3) khoảng 60%.

g. Sương muối

Sương muối là một hiện tượng thời tiết xấu thường gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông lâm nghiệp. Hiện tượng sương muối xảy ra không nhiều và thường xuất hiện vào mùa đông ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Lạc Thủy là một huyện miền núi nên cũng nằm trong vùng hoạt động của hiện tượng thời tiết này (UBND huyện Lạc Thủy, 2010).

4.1.1.3. Địa hình

Địa hình huyện Lạc Thủy có tính chất đặc trưng trung chuyển giữa trung du và miền núi. Phần lớn địa hình có hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam với nhiều đồi đất nằm rải rác, các dãy núi đá vôi bao bọc xung quanh, xen lẫn các sông suối và những hồ đầm lớn hình thành các thung lũng và tạo nên các đồng ruộng là nơi canh tác chủ yếu của huyện. Độ dốc bình quân của huyện từ 200 đến 300 , độ cao tuyệt đối trung bình so với mực nước biển là 110m trong đó cao nhất là 480m và thấp nhất là 30m (UBND huyện Lạc Thủy, 2010).

4.1.1.4. Thuỷ văn

Chế độ thủy văn của huyện Lạc Thủy chịu ảnh hưởng của các sông: Sông Bôi; Sông Đập và Sông Thanh Hà.

- Sông Bôi: Bắt nguồn từ xã Độc Lập (huyện Kỳ Sơn) chảy theo hướng Đông Nam qua huyện Kim Bôi về Lạc Thủy và chảy xuôi xuống huyện Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình). Chiều dài của sông Bôi là 117 km, riêng đoạn chảy qua địa phận huyện Lạc Thủy dài 39 km. Sông Bôi có 32 nhánh suối lớn nhỏ đổ vào, diện tích lưu vực của sông 1.150 km2, độ cao trung bình 173 m, độ dốc 9,6%. Mật độ sông suối 0,81 km/km², tổng lượng nước 1,43 km³ tương ứng với lưu lượng trung bình 44,7 m³/s. Sông Bôi hợp lưu với sông Hoàng Long tại giáp ranh giữa xã Đức Long (huyện Nho Quan) và xã Gia Phú (huyện Gia Viễn). Hiện tại sông Bôi là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạc Thủy.

Do chảy trên địa hình đồi núi nên sông Bôi có độ rộng không lớn, nhưng khi lũ về nước tập trung nhanh và chảy siết. Mực nước có độ chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô:

- Mùa nước kiệt ở : - 0,35 m. - Mùa nước lũ cao nhất : 7,78 m.

Như vậy giữa mùa nước kiệt và mùa nước lũ chênh lệch 8,13 m. Qua số liệu này cho thấy hàng năm dòng sông Bôi luôn là mối đe dọa đến đời sống của nhân dân vùng ven sông.

- Sông Đập: Bắt nguồn từ xã Bảo Hiệu (huyện Yên Thủy) chảy vào Lạc Thủy qua 2 xã An Lạc và An Bình. Chiều dài của sông chảy trong địa phận huyện Lạc Thủy là 7 Km.

- Sông Thanh Hà: Bắt nguồn từ xã Phú Thành (huyện Lạc Thủy) chảy qua đầm Đá Bạc đổ về sông Đáy tại huyện Mỹ Đức (thành phố Hà Nội). Chiều dài sông chảy trong địa phận huyện Lạc Thủy là 4 Km.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hàng chục suối lớn, nhỏ nằm trên lưu vực các sông tạo thành mạng lưới thủy văn của huyện. Những con suối này thường cạn kiệt vào mùa khô, vào mùa mưa nước từ trên các khe núi, sườn đồi là nguồn tiếp nước đổ vào các con suối và các sông (UBND huyện Lạc Thủy, 2010).

4.1.2. Các nguồn tài nguyên 4.1.2.1. Tài nguyên đất đai 4.1.2.1. Tài nguyên đất đai

Diện tích tự nhiên của huyện theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015 là 31358,89 ha. Về mặt thổ nhưỡng đất đai ở huyện Lạc Thủy được chia thành 4 nhóm đất chính:

a. Nhóm đất đỏ vàng: Có diện tích 13.222 ha, chiếm 41,98% diện tích tự nhiên trong đó bao gồm các loại đất:

- Đất đỏ vàng trên phiến thạnh sét: Có diện tích 8.759 ha, chiếm 27,81% diện tích tự nhiên của huyện. Loại đất này có thành phần cơ giới thịt trung bình hoặc nặng, khả năng giữ nước tốt. Sự phân bố địa hình loại đất này rất phức tạp, có nhiều cấp độ dốc khác nhau, từ cấp I đến cấp IV và độ dày của đất cũng diễn biến từ cấp I đến cấp IV. Đất thường có phản ứng rất chua, hàm lượng mùn từ nghèo đến trung bình, có khả năng thích hợp với việc trồng cây lương thực như: Ngô, sắn; cây công nghiệp: Chè, trẩu…

- Đất nâu đỏ trên núi đá vôi: Có diện tích 875 ha, chiếm 2,78% diện tích tự nhiên của huyện. Đất có thành phần cơ giới trung bình hoặc nặng, độ PH của đất ở mức trung bình hoặc kiềm yếu (PH + kcl ≥ 7), loại đất này cũng có nhiều cấp độ dốc và nhiều tầng dày khác nhau (từ cấp I đến cấp IV), hầu hết đã được đưa vào sử dụng triệt để, chủ yếu là trồng các loại cây lương thực như: Sắn, khoai, ngô, đậu…

- Đất vàng nhạt trên đá cát: Có diện tích 317 ha, chiếm 1,01% diện tích tự nhiên của huyện. Đất có thanh phần cơ giới cát hoặc cát pha thịt nhẹ, độ ẩm trong đất thấp, tầng đất mỏng, mức độ kết von cao, lượng sắt trong đất thấp, kết cấu của đất kém bền vững khi ngâm nước. Đất này có phản ứng rất chua hoặc chua (PH + kcl : 3,6 – 4,8), hàm lượng mùn thấp hoặc trung bình (1,1% - 3%). Loại đất này có thể trồng rừng, trồng các loại cây như: Sắn, ngô khoai.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Có diện tích 2.307 ha, chiếm 7,32% diện tích tự nhiên của huyện. Được hình thành ở các độ cao khác nhau (từ cấp I đến cấp VII). Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc trung bình, cấu trúc hạt nhỏ, tầng trên xốp, tầng dưới chặt có kết von ở các mức độ khác nhau, loại đất này cũng có phản ứng chua hoặc rất chua và nghèo mùn.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Có diện tích tích 964 ha, chiếm 3,06% diện tích tự nhiên của huyện. Thành phần cơ gới của đất từ thịt nhẹ đến nặng. Độ chua của đất cũng rất đa dạng, từ rất chua đến ít chua (PH + kcl: 5,8 – 6,6), tỷ lệ mùn nghèo đến trung bình, độ chua thủy phân và nhôm di động thấp. Loại đất này ngoài khả năng thích hợp với trồng lúa có thể trồng các loại cây trồng hàng năm khác như: đậu, đỗ,…

b. Nhóm đất thung lũng và dốc tụ: Có diện tích 943 ha, chiếm 2,99% diện tích tự nhiên, trong đó bao gồm các loại đất:

- Đất dốc tụ: Có diện tích 463 ha, chiếm 1,47% diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, trung bình hoặc nặng. Trong đất có nhiều chất lẫn như: Các mảnh đá nhỏ, đạm tổng số từ trung bình đến giàu, lân tổng số thấp, kali tổng số trung bình. Loại đất này do nguồn gốc hình thành ở những nơi ven đồi thấp, trung bình nên chỉ có khả năng trồng lúa được 1 - 2 vụ.

- Đất trên sản phẩm đá vôi: Có diện tích 297 ha, chiếm 0,94% diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới trung bình hoặc nặng, cấu trúc viên chặt đến rất chặt, tỷ lệ kết von rất cao, kết von chủ yếu ở dạng hạt đậm, chế độ nước không

đảm bảo. Đất ít chua hoặc trung bình, hàm lượng các chất: Đạm (0,007 – 0,003), lân (0,038 – 0,085), kali (0,27 – 0,79)… Loại đất này ngoài khả năng cấy lúa còn có thể trồng được các loại cây hàng năm khá: Lạc, đậu, vừng,…

- Đất thung lũng do ảnh hưởng của cacbornat: Có diện tích 183 ha, chiếm 0,58% diện tích tự nhiên. Đất này phân bố chủ yếu ở các vùng ven núi đá, thành phần cơ giới thịt trung bình hoặc nặng, hàm lượng mùn cao, đạm tổng số khá.

c. Nhóm đất xám bạc màu: Có diện tích 492 ha, chiếm 1,56% diện tích tự nhiên. Đất này có thành phần cơ giới nhẹ, không có cấu tượng, khả năng giữ nước kém, hàm lượng mùn thấp, hàm lượng các chất: Đạm, lân, kali rất cao. Đất xám bạc màu là loại đất xấu, muốn cây trồng có năng suất cao cần có biện pháp thâm canh cải tạo thích hợp.

d. Nhóm đất phù sa: Có diện tích 1.150 ha, chiếm 3,92% diện tích tự nhiên, trong đó gồm các loại đất:

- Đất phù sa được bồi của sông Bôi: Có diện tích 1.040 ha, chiếm 3,54% diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới cát pha hoặc thịt nhẹ, cấu trúc viên nhỏ xốp. Đất có phản ứng ít chua, hàm lượng đạm tổng số trung bình, lân tổng số khá, kali tổng số trung bình, các chất dễ tiêu nghèo.

- Đất phù sa ngòi suối: Có diện tích 114 ha, chiếm 0,38% diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc cát pha, cấu trúc viên nhỏ, xốp. Hàm lượng chất: mùn, đạm, lân, kali trong đất thấp. Đất có tầng canh tác rất dày phù hợp với trồng lúa và trồng màu (UBND huyện Lạc Thủy, 2010).

4.1.2.2. Tài nguyên nước a. Nước mặt

Lượng nước mặt của huyện nhìn chung khá dồi dào và đa dạng, bao gồm mạng lưới sông, suối và các hồ, đập chứa nước. Mạng lưới sông ngòi huyện Lạc Thủy phân bố không đồng đều giữa các vùng gồm sông Bôi, sông Đập và sông Thanh Hà và trên 32 suối lớn, nhỏ. Hệ thống hồ đập của huyện là các hồ, đập có dung tích chứa ở mức nhỏ và phân bố không đều làm cho một số vùng không được tưới tiêu. Bên cạnh đó thì do đại hình đồi núi, khả năng giữ nước kém nên về mùa khô thì các sông suối và hồ, đập của huyện thường kiệt nước gây khó khăn về nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Số liệu quan trắc của sông Bôi như sau:

+ Diện tích lưu vực trên địa bàn huyện : 664km2

+ Dòng chảy bình quân năm : Q0 = 25,6m3/s

+ Mô đun dòng chảy : M0 = 38,61/s-km2

+ Lưu lượng lớn nhất : Qmax = 2.400m3/s

+ Lưu lượng nhỏ nhất : Qmax = 1,2m3/s

b. Nước ngầm

Hiện tại, tiềm năng nước dưới đất toàn huyện Lạc Thủy vẫn chưa được điều tra, đánh giá chi tiết. Các nghiên cứu sơ bộ và đánh giá của các chuyên gia về địa vật lý thì ở Lạc Thủy có trữ lượng nước ngầm khá lớn.

Nhìn chung, Lạc Thủy là huyện có nguồn tài nguyên nước tương đối phong phú. Tài nguyên nước mặt lớn, đáp ứng đủ nhu cầu cấp nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt. Tài nguyên nước dưới đất khá dồi dào, chất lượng nước tốt, đáp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lạc thủy tỉnh hòa bình (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)