Đánh giá hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lạc thủy tỉnh hòa bình (Trang 67 - 76)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Đánh giá hiệu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạc Thủy

4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng hoạt động của các loại hình sử dụng đất trong vùng nghiên cứu. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế thì kết quả sản xuất và chi phí, đều được tính dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại một thời điểm xác định. Trong đề tài nghiên cứu này, giá cả thị trường dựa vào giá cả thị trường trên địa bàn huyện Lạc Thủy năm 2016.

4.3.1.1. Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính vùng nghiên cứu

Tác động rõ nét nhất đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất đó là loại cây và giống cây trồng trên đất, vì vậy chúng tôi tính toán hiệu quả kinh tế của một số cây trồng và kiểu sử dụng đất chính tại vùng nghiên cứu.

Qua điều tra thực tế nông hộ được tiến hành trên cả 2 tiểu vùng về mức độ đầu tư, thu nhập trên mỗi héc ta của các loại cây trồng chính trong tiểu vùng. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.6 và bảng 4.7.

Qua số liệu ở bảng 4.6 và bảng 4.7 cho thấy:

Giá trị sản xuất của nhóm cây lâu năm (Bưởi, Cam, Vải, Chè) mang lại cao hơn so với nhóm cây hàng năm (Lúa, Ngô, Đậu, Lạc, Sắn). Tuy nhiên, một số

loại cây hàng năm như: Bắp cải, Su hào, Mía cũng có giá trị sản xuất cao ở cả hai tiểu vùng. Nhóm cây lương thực chủ đạo của cả hai tiểu vùng đều cho giá trị sản xuất thấp nhất.

Do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, trình độ và qui mô canh tác giữa 2 tiểu vùng mà có những loại cây trồng chỉ có ở 1 trong 2 tiểu vùng và các loại cây trồng cùng loại ở 2 tiểu vùng nhưng cũng cho giá trị kinh tế chênh lệch nhau.

Bắp cải ở tiểu vùng 1 cho TNHH 139,19 triệu đồng/ha, GTNC 128,52 nghìn đồng/công, trong khi đó ở tiểu vùng 2 chỉ đạt TNHH 131,58 triệu đồng/ha, GTNC đạt 123,09 nghìn đồng/công.

Su hào ở tiểu vùng 1 cho TNHH 130,46 triệu đồng/ha, GTNC 122,04 nghìn đồng/công, tiểu vùng 2 thấp hơn tiểu vùng 1 với TNHH 127,94 triệu đồng/ha, GTNC 121,16 nghìn đồng/công.

Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế các cây trồng tiểu vùng 1

Đơn vị tính trên 1 ha TT Loại cây GTSX CPTG TNHH HQĐV LĐ GTNC (triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng) (lần) (công) (nghìn đồng/công) 1 Lúa xuân 35,90 19,56 16,34 0,84 222 73,60 2 Lúa mùa 32,73 19,17 13,56 0,71 215 63,07 3 Ngô xuân 37,78 16,28 21,50 1,32 226 95,13 4 Ngô mùa 29,47 16,47 13,00 0,79 208 62,50 5 Đậu tương xuân 47,82 6,62 41,20 6,22 250 164,80 6 Đậu tương thu 42,18 6,49 35,69 5,50 247 144,49 7 Lạc xuân 62,23 10,59 51,64 4,88 292 176,85 8 Lạc thu 59,61 10,31 49,30 4,78 306 161,11 9 Khoai lang 53,34 6,19 47,15 7,62 250 188,60 10 Bắp cải 224,69 85,50 139,19 1,63 1083 128,52 11 Su hào 185,52 55,06 130,46 2,37 1069 122,04 12 Bí xanh 93,89 19,59 74,30 3,79 422 176,07 13 Mía 276,75 44,40 232,35 5,23 778 298,65 14 Sắn 33,75 4,01 29,74 7,42 269 110,56 15 Bưởi 538,80 96,23 442,57 4,60 335 1.321,10 16 Cam 687,50 134,29 553,21 4,12 344 1.608,17 17 Vải 216,75 44,27 172,48 3,90 206 837,28 18 Keo 24,77 2,52 22,25 8,83 23,2 191,79 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ

Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế các cây trồng tiểu vùng 2 Đơn vị tính trên 1 ha Đơn vị tính trên 1 ha TT Loại cây GTSX CPTG TNHH HQĐV LĐ GTNC (triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng) (lần) (công) (nghìn đồng/công) 1 Lúa xuân 35,27 19,36 15,91 0,82 222 71,67 2 Lúa mùa 32,38 18,97 13,41 0,71 208 64,47 3 Ngô xuân 38,37 16,20 22,17 1,37 228 97,24 4 Ngô mùa 30,21 16,34 13,87 0,85 208 66,68 5 Đậu tương xuân 47,94 6,76 41,18 6,09 250 164,72 6 Đậu tương thu 41,70 6,57 35,13 5,35 250 140,52 7 Lạc xuân 56,38 10,72 45,66 4,26 278 164,24 8 Lạc thu 53,52 10,44 43,08 4,13 292 147,53 9 Khoai lang 52,88 6,22 46,66 7,50 250 186,64 10 Bắp cải 215,28 83,70 131,58 1,57 1069 123,09 11 Su hào 182,86 54,92 127,94 2,33 1056 121,16 12 Bí xanh 93,60 19,16 74,44 3,89 417 178,51 13 Mía 277,50 45,65 231,85 5,08 764 303,47 14 Sắn 33,67 4,09 29,58 7,23 264 112,05 15 Bưởi 736,02 150,20 585,82 3,90 300 1952,73 16 Cam 854,25 205,44 648,81 3,16 290 2237,28 17 Chè 116,40 31,29 85,11 2,72 422 201,68 18 Keo 25,45 2,75 22,70 8,25 23,4 194,09 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ

Mía ở tiểu vùng 1 cho TNHH 232,35 triệu đồng/ha cao hơn so với tiểu vùng 2 TNHH 231,85 triệu đồng/ha. Tuy nhiên tiểu vùng 2 sử dụng ít công lao động hơn nên GTNC tiểu vùng 2 cao hơn ở tiểu vùng 1. Ở tiểu vùng 2 GTNC đạt 303,47 nghìn đồng/công trong khi tiểu vùng 1 GTNC chỉ đạt 298,65 nghìn đồng/công.

Cây Bưởi và Cam được trồng ở cả 2 tiểu vùng, tuy nhiên TNHH và GTNC ở 2 tiểu vùng có sự chênh lệch khá lớn, tiểu vùng 2 cao hơn tiểu vùng 1. Bưởi tiểu vùng 2 cho TNHH 585,82 triệu đồng/ha, GTNC 1952,73 nghìn đồng/công trong khi đó tiểu vùng 1 chỉ đạt TNHH 442,57 triệu đồng/ha, GTNC 1321,10 nghìn đồng/công. Cam tiểu vùng 2 cho TNHH 648,11 triệu đồng/ha, GTNC 2237,28 nghìn đồng/công trong khi ở tiểu vùng 1 chỉ đạt TNHH 553,21 triệu đồng/ha, GTNC 1608,17 nghìn đồng/công.

Vải chỉ được trồng ở tiểu vùng 1 cho TNHH 172,48 triệu đồng/ha và GTNC đạt 837,28 nghìn đồng/công.

Chè là cây CN lâu năm đặc trưng chỉ có ở tiểu vùng 2, mang lại TNHH 85,11 triệu đồng/ha, GTNC đạt 201,68 nghìn đồng/công.

Keo được trồng ở cả 2 tiểu vùng, là cây lâm nghiệp chủ yếu được thu hoạch sau 5 năm cho TNHH và GTNC ở tiểu vùng 1 và tiểu vùng 2 lần lượt là (TNHH 111,24 triệu đồng/ha, GTNC 958,97 nghìn đồng/công) và (TNHH 113,54 triệu đồng/ha, GTNC 970,43 nghìn đồng/công). Trung bình mỗi năm cây keo cho TNHH ở tiểu vùng 1 là 22,25 triệu đồng/ha/năm, GTNC đạt 191,79 nghìn đồng/công và TNHH ở tiểu vùng 2 là 22,70 triệu đồng/ha/năm, GTNC đạt 194,09 nghìn đồng/công.

Nhìn chung, qua so sánh giữa 2 tiểu vùng có thể thấy, giá trị kinh tế của các loại cây hàng năm ở tiểu vùng 1 cao hơn so với tiểu vùng 2, trong khi đó tiểu vùng 2 có sự phát triển vượt trội hơn tiểu vùng 1 về nhóm các loại cây trồng lâu năm. Trong thời gian tới, cần có những giải pháp đồng bộ cho cả hai tiểu vùng để có thể phát huy hết tiềm năng đất đai vào phát triển sản xuất nông nghiệp.

4.3.1.2. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất

Từ kết quả về hiệu quả kinh tế các loại cây trồng của 2 tiểu vùng, tiến hành tổng hợp và đánh giá hiệu quả kinh tế cho các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Lạc Thủy.

Qua số liệu ở bảng 4.8 cho thấy:

- LUT chuyên lúa: với 2 kiểu sử dụng đất Lúa xuân; Lúa xuân – Lúa mùa cho TNHH trung bình đạt 23,12 triệu đồng/ha. Đây là LUT có TNHH thấp trong tiểu vùng 1.

- LUT Lúa – màu: với 2 kiểu sử dụng đất, Ngô xuân – Lúa mùa và Lạc xuân – Lúa mùa cho TNHH trung bình đạt 50,13 triệu đồng/ha. Trong đó, kiểu sử dụng đất Lạc xuân – Lúa mùa đem lại TNHH cao hơn kiểu dử dụng đất Ngô Xuân – Lúa Mùa.

Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 Loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất GTSX (Triệu đồng) CPTG (Triệu đồng) TNHH (Triệu đồng) HQĐV (Lần) Lao động (công) GTNC (Nghìn đồng/công) LUT Chuyên lúa

1. Lúa xuân – Lúa mùa 68,63 38,73 29,90 0,77 437 68,42 2. Lúa xuân 35,90 19,56 16,34 0,84 222 73,60 Trung bình 52,27 29,15 23,12 0,81 329.5 71,01 LUT Lúa - Màu

2. Ngô xuân – Lúa mùa 70,51 35,45 35,06 0,99 441 79,50 3. Lạc xuân – Lúa mùa 94,96 29,76 65,20 2,19 507 128,60 Trung bình 82,74 32,61 50,13 1,59 474 104,05 LUT chuyên màu -

CNNN

4. Ngô xuân – Ngô mùa 67,25 32,75 34,50 1,05 434 79,49 5. Lạc xuân – Ngô mùa

– Khoai lang 145,04 33,25 111,79 3,36 750 149,05 6. Đậu xuân – Ngô mùa

– Khoai lang 130,63 29,28 101,35 3,46 708 143,15 7. Ngô xuân - Lạc thu –

Su hào 282,91 81,65 201,26 2,46 1601 125,71 8. Ngô xuân - Đậu thu -

Bắp cải 304,56 108,27 196,29 1,81 1556 126,15 9. Ngô xuân – Bí xanh 131,67 35,87 95,80 2,67 648 147,84 10. Mía 276,75 44,40 232,35 5,23 778 298,65

11. Sắn 33,75 4,01 29,74 7,42 269 110,56

Trung bình 171,57 46,19 125,39 3,43 843 147,58 LUT Cây ăn quả

12. Bưởi 538,80 96,23 442,57 4,60 335 1.321,10 13. Cam 687,50 134,29 553,21 4,12 344 1.608,17 14. Vải 216,75 44,27 172,48 3,90 206 837,28 Trung bình 481,02 91,60 389,42 4,21 295 1.255,52 LUT Đất lâm nghiệp

15. Keo 24,77 2,52 22,25 8,83 23,2 191,79

- LUT Chuyên màu – Cây CNNN: với 8 kiểu sử dụng đất, cho TNHH trung bình đạt 125,39 triệu đồng/ha. Trong đó, kiểu sử dụng đất Mía cho TNHH cao nhất đạt 232,35 triệu đồng/ha, kiểu sử dụng đất Sắn cho TNHH đạt 29,74 triệu đồng/ha thấp nhất trong LUT.

- LUT Cây ăn quả: với 3 kiểu sử dụng đất là Bưởi, Cam, Vải cho TNHH trung bình đạt 389,42 triệu đồng/ha. Trong đó kiểu sử dụng đất Cam cho TNHH cao nhất đạt 553,21 triệu đồng/ha. Mức TNHH của Bưởi và Vải lần lượt là 442,57 triệu đồng/ha và 172,48 triệu đồng/ha.

- LUT Đất lâm nghiệp: với kiểu sử dụng đất Keo là kiểu sử dụng đất có diện tích lớn nhất tiểu vùng. TNHH đạt 22,25 triệu đồng/ha. Đây cũng là kiểu sử dụng đất có TNHH thấp nhất trong tiểu vùng, tuy nhiên HQĐV của kiểu sử dụng này lớn nhất trong các kiểu sử dụng đất trong tiểu vùng 1.

Qua số liệu ở bảng 4.9 cho thấy:

- LUT chuyên lúa: với kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa cho TNHH trung bình đạt 29,32 triệu đồng/ha. Đây là LUT có TNHH và HQĐV thấp so với các kiểu sử dụng đất khác trong tiểu vùng 2.

- LUT Lúa – màu: với 2 kiểu sử dụng đất, Ngô xuân – Lúa mùa và Lạc xuân – Lúa mùa cho TNHH trung bình đạt 47,33 triệu đồng/ha. Trong đó, kiểu sử dụng đất Lạc xuân – Lúa mùa đem lại TNHH cao hơn kiểu dử dụng đất Ngô Xuân – Lúa Mùa.

- LUT Chuyên màu – Cây CNNN: với 8 kiểu sử dụng đất, cho TNHH trung bình đạt 123,01 triệu đồng/ha. Trong đó, kiểu sử dụng đất Mía cho TNHH cao nhất đạt 231,85 triệu đồng/ha, kiểu sử dụng đất Sắn cho TNHH 29,58 triệu đồng/ha và kiểu sử dụng đất Ngô xuân – Ngô mùa cho TNHH 36,04 triệu đồng/ha là hai kiểu sử dụng đất cho thu nhập thấp nhất.

- LUT Cây ăn quả: với 2 kiểu sử dụng đất là Bưởi, Cam cho TNHH trung bình đạt 617,32 triệu đồng/ha. Đây là LUT có TNHH cao nhất trong tiểu vùng 2.

- LUT Cây CN lâu năm: với kiểu sử dụng đất Chè cho TNHH đạt 85,11 triệu đồng/ha. Đây là LUT đặc trưng chỉ có ở tiểu vùng 2.

- LUT Đất lâm nghiệp: với kiểu sử dụng đất Keo là kiểu sử dụng đất có diện tích lớn nhất tiểu vùng. TNHH đạt 22,70 triệu đồng/ha. Đây cũng là kiểu sử dụng đất TNHH thấp nhất tiểu vùng, tuy nhiên HQĐV của kiểu sử dụng đất này lớn nhất trong các kiểu sử dụng đất của tiểu vùng 2.

Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 Loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất GTSX (Triệu đồng) CPTG (Triệu đồng) TNHH (Triệu đồng) HQĐV (Lần) Lao động (công) GTNC (Nghìn đồng/công) LUT Chuyên lúa

1. Lúa xuân – Lúa mùa 67,65 38,33 29,32 0,76 430 68,19 Trung bình 67,65 38,33 29,32 0,76 430 68,19 LUT Lúa - Màu

2. Ngô xuân – Lúa mùa 70,75 35,17 35,58 1,01 436 81,61 3. Lạc xuân – Lúa mùa 88,76 29,69 59,07 1,99 486 121,54 Trung bình 79,76 32,43 47,33 1,50 461 101,58 LUT chuyên màu -

CNNN

4. Ngô xuân – Ngô mùa 68,58 32,54 36,04 1,11 436 82,66 5. Lạc xuân – Ngô mùa –

Khoai lang 139,47 33,28 106,19 3,19 736 144,28 6. Đậu xuân – Ngô mùa –

Khoai lang 131,03 29,32 101,71 3,47 708 143,66 7. Ngô xuân - Lạc thu –

Su hào 274,75 81,56 193,19 2,37 1576 122,58 8. Ngô xuân - Đậu thu -

Bắp cải 295,35 106,47 188,88 1,77 1547 122,09 9.Ngô xuân – Bí xanh 131,97 35,36 96,61 2,73 645 149,78 10.Mía 277,50 45,65 231,85 5,08 764 303,47

11. Sắn 33,67 4,09 29,58 7,23 264 112,05

Trung bình 169,04 46,03 123,01 3,37 834,5 147,57 LUT Cây ăn quả

12. Bưởi 736,02 150,20 585,82 3,90 300 1.952,73 13. Cam 854,25 205,44 648,81 3,16 290 2.237,28 Trung bình 795,14 177,82 617,32 3,53 295 2.095,01 LUT Cây CN lâu năm

14. Chè 116,40 31,29 85,11 2,72 422 201,68 Trung bình 116,40 31,29 85,11 2,72 422 201,68 LUT Đất lâm nghiệp

15. Keo 25,45 2,75 22,70 8,25 23,4 194,09

* Tổng hợp hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất huyện Lạc Thủy được thể hiện trong bảng 4.10.

Bảng 4.10. Tổng hợp hiệu quả kinh tế theo các LUT huyện Lạc Thủy

Loại hình sử dụng đất Tiểu vùng GTSX (Triệu đồng) CPTG (Triệu đồng) TNHH (Triệu đồng) HQĐV (Lần) Lao động (công) GTNC (Nghìn đồng/công) Chuyên lúa 1 52,27 29,15 23,12 0,81 329,5 71,01 2 67,65 38,33 29,32 0,76 430 68,19 TB 59,96 33,74 26,22 0,79 379,75 69,60 Lúa - màu 1 82,74 32,61 50,13 1,59 474 104,05 2 79,76 32,43 47,33 1,50 461 101,58 TB 81,25 32,52 48,73 1,55 467,5 102,82 Chuyên màu – cây CNNN 1 171,57 46,19 125,39 3,43 843 147,58 2 169,04 46,03 123,01 3,37 834,5 147,57 TB 170,31 46,11 124,20 3,40 838,8 147,58 Cây ăn quả

1 481,02 91,60 389,42 4,21 295 1255,52 2 795,14 177,82 617,32 3,53 295 2095,01 TB 638,08 134,71 503,37 3,87 295 1675,27 Cây CN lâu năm 1 - - - - 2 116,40 31,29 85,11 2,72 422 201,68 TB 116,40 31,29 85,11 2,72 422 201,68 Đất lâm nghiệp 1 24,77 2,52 22,25 8,83 23,2 191,79 2 25,45 2,75 22,70 8,25 23,4 194,09 TB 25,11 2,64 22,48 8,54 23,3 192,94

- LUT Chuyên lúa: cho thu nhập thấp ở cả 2 tiểu vùng với TNHH trung bình đạt 26,22 triệu đồng/ha và HQĐV chỉ đạt 0,79 lần. Tuy nhiên, đây là loại hình sử dụng đất có vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân, nhằm đảm bảo an ninh lương thực nên vẫn cần tiếp tục sử dụng. Bên cạnh đó, cần có biện pháp nghiên cứu thời vụ, thâm canh và đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ tưới tiêu để nâng cao năng suất cũng như hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất này.

- LUT Lúa – màu: TNHH trung bình trên toàn huyện đạt 48,73 triệu đồng/ha, cho thu nhập cao hơn 2 lần so với thu nhập của LUT thấp nhất trên địa bàn huyện, HQĐV ở cả 2 tiểu vùng tương đương nhau, trung bình đạt 1,55 lần. Tuy nhiên đây vẫn là mức thu nhập thấp so với các loại hình sử dụng đất trong huyện.

- LUT Chuyên màu – cây CNNN : đây là LUT cho thu nhập khá so với các LUT trên địa bàn huyện, thu nhập hỗn hợp trung bình đạt 124,20 triệu đồng/ha. LUT này có các kiểu sử dụng đất tương đồng nhau ở cả hai tiểu vùng cho HQĐV trung bình đạt 3,4 lần. Với chi phí đầu tư hợp lý với đa số các hộ dân trên địa bàn huyện, đây là LUT cần được chú trọng đầu tư phát triển cả về qui mô lẫn nâng cao chất lượng trong thời gian tới.

- LUT Cây ăn quả: cho TNHH trung bình đạt 503,37 triệu đồng/ha, đây là LUT cho thu nhập cao nhất trên địa bàn huyện với HQĐV đạt 3,87 lần. Với 3 kiểu sử dụng đất Bưởi, Cam, Vải trong đó Bưởi và Cam là hai kiểu sử dụng đất chủ đạo ở cả hai tiểu vùng cho hiệu quả kinh tế rất cao vì được trồng trên loại đất thích hợp, đạt năng suất cao và sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, sự chênh lệch về thu nhập ở 2 tiểu vùng khá rõ ràng: tiểu vùng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lạc thủy tỉnh hòa bình (Trang 67 - 76)