Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập bằng phương pháp tổng hợp tài liệu. Các số liệu cần thiết và nguồn số liệu thu thập:
+ NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua các năm, hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động của NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh.
+ Thư viện, Website: Các kết quả đã được công bố trong các nghiên cứu, báo cáo, Nghị quyết, .... các báo cáo đánh giá tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh, tình hình hoạt động doanh nghiệp của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Ninh, ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh...
+ Các doanh nghiệp điều tra: Tình hình cơ bản của doanh nghiệp, tình hình tài chính, tỉnh hình vay và sử dụng vốn vay, ...
3.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng bảng câu hỏi với các khách hàng là doanh nghiệp hiện đang vay vốn tại Chi nhánh, thực hiện từ ngày 20/11/2018 đến 31/12/2018.
Nội dung khảo sát bao gồm những dữ liệu phản ánh về:
+ Sự đa dạng hóa sản phẩm tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp + Hoạt động Marketing của Ngân hàng đối với doanh nghiệp
+ Sự hài lòng của doanh nghiệp đối với chất lượng phục vụ của cán bộ ngân hàng.
+ Ý kiến khác của doanh nghiệp về cho vay tại ngân hàng Thu thập số liệu: Phỏng vấn doanh nghiệp qua phiếu câu hỏi.
Với đặc điểm các doanh nghiệp tập trung chủ yếu tại khu vực thành phố Bắc Ninh. Để phục vụ nghiên cứu đề tài điều tra là toàn bộ các doanh nghiệp tham gia vay vốn còn dư nợ đến thời điểm điều tra (115 doanh nghiệp). Cụ thể như sau:
Bảng 3.5. Số lượng doanh nghiệp vay vốn điều tra
Loại hình doanh nghiệp
Tổng số doanh nghiệp
vay vốn
Mẫu điều tra Số lượng doanh
nghiệp điều tra
Tỷ lệ so với doanh nghiệp vay vốn (%)
Doanh nghiệp tư nhân 33 33 28,69
Công ty cổ phần 38 38 33,04
Công ty TNHH 44 44 38,26
Tổng 115 115
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, tính toán các loại số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, các chỉ số. Từ đó ta có các số liệu phục vụ cho việc đánh giá, phân tích nhằm làm rõ đề tài nghiên cứu.
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Sau khi thu thập số liệu người nghiên cứu tiến hành:
Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu.
Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu
Phương pháp thống kê mô tả còn được sử dụng trong việc mô tả và phân tích các số liệu về tình hình hoạt động của NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh. Dựa trên nội dung, ý nghĩa của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng cho từng đối tượng phân tích, giải thích và đánh giá các chỉ tiêu, đánh giá những biến động của những chỉ số đó. Qua đó có những biện pháp điều chỉnh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
3.2.3.2. Phương pháp để so sánh
Sau khi thu thập số liệu tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các số trung bình, …Từ đó chọn lọc thông tin để diễn tả tổng thể. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, có tính chất tương tự để xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu, từ đó giúp ta tổng hợp được những cái chung. Dự trên các chỉ tiêu đã tính toán từ đó so sánh các chỉ tiêu như số dư nợ qua các năm, nợ khó đòi qua các năm, tỷ lệ doanh nghiệp được vay vốn…
3.2.4. Chỉ tiêu chủ yếu dùng trong phân tích
Thúc đẩy cho vay doanh nghiệp phải xác định trên cơ sở đa dạng khách hàng, các phương thức cho vay mà Ngân hàng cung cấp phải đáp ứng tối đa các nhu cầu hợp lý của khách hàng về khối lượng và sự đa dạng của các hình thức cho vay cũng như các dịch vụ đi kèm.
3.2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh số lượng và số lượt các doanh nghiệp vay vốn tại NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh
a. Số lượng khách hàng
Là tổng số doanh nghiệp còn quan hệ tín dụng với Chi nhánh tại ngày 31/12 hàng năm.
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá số lượng doanh nghiệp tăng hay giảm qua các năm từ đó Chi nhánh đánh giá được tốc độ mở rộng thị phần của mình.
b. Số lượt khách hàng
Là số lần mỗi khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng trong một năm. Khi số lượt khách hàng này tăng thì thể hiện tự tin tưởng của các khách hàng đối với ngân hàng và ngược lại.
3.2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay của doanh nghiệp
Doanh số cho vay doanh nghiệp là tổng số tiền vay lũy kế mà Ngân hàng cho doanh nghiệp vay trong một thời gian xác đinh.
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, xu thế cho vay của ngân hàng. Khi chỉ tiêu này tăng, tức Ngân hảng có tốc độ luân chuyển vốn nhanh, quy mô cho vay được mở rộng.
3.2.4.3. Chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay doanh nghiệp
Dư nợ cho vay doanh nghiệp là tổng số tiền mà NHTM đã cho các doanh nghiệp vay tính tại một thời điểm nhất định.
Dư nợ cho vay doanh nghiệp có thể cho biết quy mô cho vay, dư nợ càng cao thì quy mô cho vay càng lớn. Tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp cao cho thấy họat động cho vay doanh nghiệp càng được chú trọng phát triển tại ngân hàng đó, cho thấy Ngân hàng có uy tín, các dịch vụ đa dạng và được khách hàng lựa chọn nhiều.
3.2.4.4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay KHDN
Dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của thúc đẩy cho vay doanh nghiệp. Ở đây, không có nghĩa dư nợ càng cao thì hiệu quả cho vay càng tốt. Để đảm bảo thúc đẩy cho vay doanh nghiệp hiệu quả cần phải gắn tăng trưởng dư nợ cho vay với hiệu quả, kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay.
Thu lãi từ hoạt động cho vay doanh nghiệp
Tỷ trọng thu lãi từ cho vay doanh nghiệp tăng hay giảm qua các năm phản ánh được quy mô và xu hướng thúc đẩy cho vay doanh nghiệp của NHTM. Tỷ trọng này càng cao phản ánh quy mô và xu hướng thúc đẩy cho vay doanh nghiệp là có hiệu quả và tín hiệu tốt để tiếp tục phát triển cho vay doanh nghiệp.
Tỷ lệ nợ xấu cho vay doanh nghiệp
Chỉ tiêu phản ánh chất lượng của hoạt động cho vay doanh nghiệp là tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Thúc đẩy cho vay doanh nghiệp như đã đề cập ở phía trên, phải đảm bảo sự mở rộng về quy mô, và phải bao hàm cả sự đảm bảo chất lượng khoản vay nhằm đạt sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng nhằm đánh giá chất lượng thúc đẩy cho vay của Ngân hàng.
Hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng được coi là thúc đẩy và hiệu quả khi có tỷ lệ nợ xấu nằm trong giới hạn cho phép phải thấp hơn kỳ trước.
Tình hình sử dụng vốn theo mục đích vay
Chỉ tiêu này phản ánh số lượng doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích đã được thỏa thuận trong hợp đồng cấp tín dụng do bản thân ngân hàng kiểm tra đối chiếu phát hiện hoặc do các đoàn kiểm tra phát hiện.