Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan đại diện cho Chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng, ban hành và thực thi chính sách tiền tệ trong nền kinh tế, trực tiếp chỉ đạo, giám sát mọi hoạt động của toàn ngành ngân hàng theo luật định. Do đó
ngân hàng nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay doanh nghiệp nói riêng.
Thứ nhất, hoàn thiện các văn bản quy chế về hoạt động cho vay doanh nghiệp và các quy định có liên quan. Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước cần nghiên cứu kỹ tình hình thị trường và đưa ra những dự báo chính xác về xu hướng của nền kinh tế và hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Từ đó ban hành những văn bản quy định cụ thể đối với từng đối tượng, loại hình cho vay khách hàng doanh nghiệp.
Thứ hai, tạo điều kiện, hỗ trợ các ngân hàng thương mại phát triển hoạt động kinh doanh thông qua các biện pháp nhằm tăng khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh; thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề, khoá học nghiệp vụ... cho các ngân hàng thương mại, có sự tham gia của các ngân hàng hàng đầu trên thế giới và khu vực tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm cũng như tìm kiếm các mối quan hệ hợp tác giữa các ngân hàng trong và ngoài nước.
Thứ ba, nâng cao hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng(CIC) cập nhật các khách hàng vay vốn thường xuyên, bắt buộc các Tổ chức tín dụng phải báo cáo về khách hàng của mình. Thành lập các Công ty đánh giá tín dụng.
CIC phải thực sự là trung tâm cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về tình hình tín dụng của khách hàng. Ngân hàng nhà nước có quy định bắt buộc các ngân hàng thực hiện chế độ báo cáo chính xác và thường xuyên hơn nữa. Đồng thời xây dựng ban đánh giá xếp loại chất lượng tín dụng của khách hàng có dư nợ. Trung tâm CIC cho phép khai thác lịch sử tín dụng của khách hàng nói chung và khách hàng doanh nghiệp nói riêng.
Hệ thống cơ sở dữ liệu này thiết lập trong mạng lưới các tổ chức tín dụng, ngân hàng nhà nước chỉ giữ vai trò điều tiết chung chứ không phải là người đứng ra thu thập và quản lý các thông tin tín dụng của các khách hàng. Các tổ chức tín dụng trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ tín dụng nên họ có đầy đủ thông tin về khách hàng và cần liên kết, trao đổi thông tin lẫn nhau để các bên cùng có lợi. Trong đó cần chú ý đến một số điểm sau:
Cần có quy định về cách tính lãi suất trong cho vay doanh nghiệp và yêu cầu ngân hàng phải minh bạch các thông tin về việc cho vay và tính lãi với khách hàng để đảm bảo tính công bằng trong giao dịch.
Cần tạo nền tảng cho việc thiết lập cơ chế kiểm soát và bảo mật thông tin tín dụng của các khách hàng cá nhân. Việc thiết lập một cơ chế như vậy không chỉ có ý nghĩa trong hoạt động cho vay tiêu dùng mà còn có thể sử dụng lâu dài khi xuất hiện các loại hình tín dụng mới.
Bên cạnh CIC, nghiên cứu tổ chức trung tâm cho phép các Tổ chức tín dụng có thể khai thác thông tin về tài khoản và giao dịch tài khoản của khách hàng tại tất cả các Tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cho phép cho phép các Tổ chức tín dụng có quyền khấu trừ tài khoản của khách hàng tại bất kỳ Tổ chức tín dụng nào để thanh toán nợ vay đến hạn mà không trả được.
Thứ tư, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt góp phần kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp; tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp tại Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết 19/NQ-CP và Nghị quyết 33/NQ-CP, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
5.2.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam
Thứ nhất, đẩy mạnh triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN; tiếp tục rà soát, cải tiến quy trình cho vay, thủ tục vay vốn, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay. Thứ hai, phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng cũng như các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các sản phẩm phòng ngừa rủi ro lãi suất và tỷ giá nhằm giúp người dân, doanh nghiệp chủ động về vốn, tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro.
Thứ ba, đẩy mạnh các hoạt động Marketing, tạo dựng và lan tỏa thương hiệu, hình ảnh của Ngân hàng trên thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật các TCTD số 47/2010/QH12 thông qua ngày 16/06/2010.
2. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của TCTD.
3. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (2018). Báo cáo cho vay DNNVV của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016 2018.
4. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (2018). Báo cáo hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016 2018.
5. Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Ninh (2018). Báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp FDI giai đoạn 2016 2018
6. Viện Phát triển doanh nghiệp, VCCI (2018). Báo cáo động thái doanh nghiệp Việt Nam 2016, 2017 và 2018.
PHỤ LỤC
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
Tôi là học viên Khoa Kế toán & Quản trị Kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đang thực hiện nghiên cứu đề tài: “Giải pháp thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh”. Rất mong được sự giúp đỡ của quý anh/ chị. Chúng tôi xin cam kết những thông tin này chỉ phục vụ cho mục đích thống kê và công bố dưới dạng kết quả tổng hợp.
THÔNG TIN KHÁCH HÀNG
Họ và tên: Nam/ Nữ: ...
Vị trí: ... ... ...
Doanh nghiệp: ... ... ... Từ lúc doanh nghiệp anh/ chị vay đến nay đã được bao lâu?
a. dưới 6 tháng b. 6 – 12 tháng
c. 1224 tháng d. trên 24 tháng
I. MONG ĐỢI CỦA KHÁCH HÀNG
1. Khi sử dụng dịch vụ cho vay tại các Ngân hàng, yếu tố nào khiến doanh nghiệp anh/ chị quan tâm đến, anh/chị vui lòng đánh dấu vào 5 yếu tố đó đồng thời chọn điểm thể hiện mức độ mong đợi của anh/chị đối với những yếu tố đó
CÁC TIÊU CHÍ Rất không mong đợi Không mong đợi Bình thường Mong đợi Rất mong đợi
a) Thủ tục, điều kiện vay đơn giản 1 2 3 4 5
b) Tiến độ giải quyết hồ sơ nhanh 1 2 3 4 5
c) Hạn mức cho vay cao 1 2 3 4 5
d) Lãi suất vay thấp 1 2 3 4 5
e) Thời hạn vay dài 1 2 3 4 5
f) Chứng từ, hợp đồng vay phải hợp lệ,
chi tiết 1 2 3 4 5
g) Thời hạn xử lý tài sản đảm bảo khi nợ
quá hạn dài 1 2 3 4 5
h) Phương thức trả nợ đa dạng 1 2 3 4 5
i) Khách hàng vay được xét miễn, giảm
lãi vay và gia hạn nợ vay khi có nhu cầu 1 2 3 4 5
j) Lãi phạt thấp 1 2 3 4 5
k) Nhân viên tín dụng có chuyên môn,
ân cần, lịch sự 1 2 3 4 5
l) Khác (xin vui lòng ghi rõ )
II. THÁI ĐỘ, CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ CỦA NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG 2. Khi anh/chị đến NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Ninh tư vấn vay, nhân viên NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Ninh chào đón niềm nở, lễ phép và hỏi thăm nhu cầu ngay từ khi bắt đầu giao dịch?
a. Có
b. Không (vui lòng ghi rõ thái độ của nhân viên khi tiếp đón anh/chị)
... ...
3.Nhân viên NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Ninh tư vấn sản phẩm phù hợp, hướng dẫn cụ thể, chính xác thủ tục vay vốn và những giấy tờ cần thiết cho hồ sơ vay vốn?
a. Có b. Không
4. Nhân viên NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Ninh thực hiện nhanh, chính xác các yêu cầu của anh/chị?
a. Có b. Không
5. Thời gian từ khi anh/chị nộp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Ninh đến lúc nhân viên NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Ninh đến thẩm định tài sản và có thông báo quyết định cho vay mất bao nhiêu ngày?
a. 1-2 ngày b. 3-4 ngày
c. 5-6 ngày d. trên 6 ngày
6. Tiến độ giải quyết hồ sơ như vậy là nhanh hay chậm?
a. Nhanh b. Bình thường
c. Chậm d. Khác (vui lòng ghi rõ)
7. Nhân viên Ngân hàng có đúng hẹn với anh/chị như đã hứa?
a. Có b. Không
8. Khi không thể đúng hẹn với anh/chị nhân viên NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Ninh gọi điện thoại dời hẹn?
a. Gọi báo 3-4 h trước khi hẹn b. Gọi báo 2-3h trước khi hẹn c. Gọi báo 1-2h trước khi hẹn d. Khác (vui lòng ghi rõ)
9. Khi đang phục vụ anh/chị tại quầy nếu có gián đoạn do khách hàng khác/ tìm tài liệu, hồ sơ… nhân viên NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Ninh có nhẹ nhàng xin lỗi anh/chị và nhanh chóng quay trở lại?
10. Khi kết thúc giao dịch nhân viên NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Ninh có nói lời cảm ơn và hỏi anh/chị có cần gì thêm không?
a. Có b. Không
III. MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA NGÂN HÀNG
11. Anh/chị vui lòng đánh dấu vào ô điểm số thể hiện sự đồng ý của anh/chị đối với các tiêu chí sau. CÁC TIÊU CHÍ không Rất đồng ý Không đồng ý thường Bình Đồng ý đồng Rất ý
a) Thủ tục vay đơn giản 1 2 3 4 5
b) Tiến độ giải quyết hồ sơ nhanh
(tối đa 7 ngày) 1 2 3 4 5
c) Hạn mức cho vay cao (70% giá
trị tài sản thế chấp) 1 2 3 4 5
d) Thời hạn vay dài ( tối đa 20 năm) 1 2 3 4 5
e) Phí phát sinh trong quá trình vay
rõ ràng 1 2 3 4 5
f) Chứng từ, hợp đồng vay phải hợp
lệ, chi tiết. 1 2 3 4 5
g) Nhân viên tín dụng có chuyên
môn, ân cần, hòa nhã 1 2 3 4 5
h) Thời hạn xử lý tài sản đảm bảo khi nợ quá hạn dài ( tối đa 2 tháng khi nợ quá hạn)
1 2 3 4 5
i) Phương thức trả nợ đa dạng ( gốc và lãi mỗi kỳ, lãi mỗi kỳ gốc trả khi đáo hạn)
1 2 3 4 5
j) Khách hàng vay được xét miễn, giảm lãi vay và gia hạn nợ vay khi
có nhu cầu 1 2 3 4 5
k) Không phạt trả nợ trước hạn 1 2 3 4 5
l) Khác (xin vui lòng ghi rõ )
……… 1 2 3 4 5
12. Anh/chị có giới thiệu dịch vụ cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Ninh đến đơn vị khác…?
a. Có b. Không
13.Một cách toàn diện anh/chị đánh giá NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Ninh như thế nào theo thang điểm 10 ( điểm 10 là hoàn hảo, điểm 5 là trung bình, điểm 1 là rất tệ )
Các ý kiến đóng góp của anh/chị đối với NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Ninh
...
...
...
...