Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.1. Thực trạng thúc đẩy cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHNo&PTNT
4.1.1. Thực trạng các hoạt động thúc đẩy cho vay KHDN tại Chi nhánh
4.1.1.1. Danh mục sản phẩm cho vay doanh nghiệp
a. Những sản phẩm cho vay doanh nghiệp đang áp dụng chủ yếu tại Chi nhánh
+ Cho vay từng lần
+ Cho vay theo dự án đầu tư + Cho vay theo hạn mức tín dụng
Hiện tại, tại NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh ngoài các phương thức cho vay truyền thống nêu trên, Chi nhánh còn triển khai các gói sản phẩm ưu đãi để đáp ứng các khách hàng theo phân khúc như: Gói sản phẩm đồng hành cùng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng hành cùng khách hàng FDI, kết nối khách hàng tiềm năng… tùy theo từng loại hình khách hàng và trên cơ sở lợi ích mà khách hàng mang lại, Chi nhánh sẽ áp dụng từ gói sản phẩm khác nhau với lãi suất và mức phí khác nhau.
b. Tình hình triển khai các sản phẩm cho vay
Có thể thấy, mặc dù đã triển khai các gói sản phẩm, tuy nhiên so với các ngân hàng cạnh tranh trực tiếp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng công thương… các sản phẩm cho vay tại NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh còn khá đơn điệu, một số sản phẩm có tính cạnh tranh thấp so với các sản phẩm tương tự của các Ngân hàng khác nêu trên…. Mặc dù vậy, mỗi sản phẩm cũng đều đáp ứng phần nào nhu cầu về vốn của khách hàng theo từng loại sản phẩm nhất định.
Ngoài ra, việc thông tin quảng bá sản phẩm đến với khách hàng còn hạn chế, do đó khách hàng chỉ tập trung vay vốn để sản xuất kinh doanh, dịch vụ thương mại, thực hiện các dự án đầu tư, các sản phẩm khác ít mở rộng, việc triển khai các sản phẩm của chi nhánh còn phụ thuộc rất lớn vào khâu tiếp thị khách hàng trong khi quy trình cấp tín dụng của chi nhánh vẫn chưa linh hoạt và phát huy tối đa hiệu quả.
4.1.1.2. Vận dụng linh hoạt chính sách thúc đẩy cho vay KHDN của trung ương và địa phương
Trong những năm qua, để hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Chính phủ, NHNN, NHNo&PTNT đã ban hành nhiều quyết định, văn bản, các gói tín dụng ưu đãi để thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp như:
Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg ngày 10/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp VVN vay vốn tại NHTM;
Quyết định số 339/QĐ-UBND ngày 26/03/2012 của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về việc sửa dổi, bổ sung một số điều của Điều lệ tổ chức hoạt động quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp VVN tỉnh Bắc Ninh.
Các quyết định của Chủ tịch HĐTV NHNo&PTNT đã ban hành hướng dẫn các chính sách cho vay doanh nghiệp.
Trong thực tế, các chính sách, quyết định trên chỉ bao quát phần lớn các doanh nghiệp mà không thể bao quát toàn bộ. Vì vậy, trong quá trình cấp tín dụng, NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh luôn vận dụng linh hoạt các chính sách vĩ mô đối với từng trường hợp đặc thù, tạo sự ưu đãi tối đa đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn.
4.1.1.3. Vận dụng linh hoạt các điều kiện cho vay doanh nghiệp
Theo Quyết định số 838/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/07/2017 của Chủ tịch HĐTV NHNo&PTNT Ban hành Quy định cho vay đối với KHDN trong hệ thống NHNo&PTNT như sau:
a. Điều kiện vay vốn:
1. Có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật
2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
4. Có dự án, phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh dịch vụ khả thi và có hiệu quả, phù hợp quy định của pháp luật
5. Thực hiện các quy định bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và của NHNo&PTNT Việt Nam
b. Nguyên tắc cho vay
2. Hoàn trả nợ gốc, lãi vay đầy đủ, đúng thời hạn trong hợp đồng tín dụng
c. Phương thức cho vay:
1. Cho vay ngắn hạn là khoản vay có thời hạn đến 12 tháng
2. Cho vay trung hạn là khoản vay có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng 3. Cho vay dài hạn là khoản vay có thời hạn trên 60 tháng
d. Thời hạn cho vay:
Theo thỏa thuận của NHNo&PTNT Việt Nam nơi cho vay và khách hàng, căn cứ vào:
1. Chu kỳ sản xuất, kinh doanh
2. Thời hạn hoàn vốn của phương án, dự án đầu tư 3. Nguồn trả nợ của khách hàng
4. Nguồn vốn cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam 5. Thời hạn hoạt động còn lại của doanh nghiệp.
e. Lãi suất cho vay, phí:
1. Tổng giám đốc quy định mức lãi suất cho vay, phí phù hợp với quy định của NHNN, lãi suất thị trường, thể loại vay và chính sách khách hàng của NHNo&PTNT trong từng thời kỳ.
2. NHNo&PTNT nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận về mức lãi suất, phí phương thức áp dụng lãi suất (cố định hay điều chỉnh) phù hợp với quy định của tổng giám đốc.
3. Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Giám đốc Chi nhánh trực thuộc Trụ sở chính ấn định tối đa bằng 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
4. Phương thức áp dụng lãi suất, mức lãi suất, phí, lãi suất phạt quá hạn được ghi vào hợp đồng tín dụng hoặc phụ lục hợp đồng tín dụng.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại hình, điều kiện trong các trường hợp cụ thể Chi nhánh sẽ có các biện pháp cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có thể tiếp cận nguồn vốn thuận lợi nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng của khoản vay. VD: Khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn bắt buộc phải cung cấp hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, phương án sử dụng vốn vay… tuy nhiên trong trường hợp doanh nghiệp vay vốn có tài sản bảo đảm là chứng từ có giá hoặc số dư tiền
gửi thì không bắt buộc phải cung cấp hồ sơ tài chính và cán bộ tín dụng không bắt buộc phải thẩm định tình hình tài chính của khách hàng. Qua đó giảm bớt thủ tục cho vay và thời gian thẩm định giúp doanh nghiệp nhanh chóng được giải ngân vốn vay.
4.1.1.4. Phương thức cho vay đối với doanh nghiệp tại chi nhánh NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh
Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vốn vay của doanh nghiệp và khả năng giám sát việc doanh nghiệp sử dụng vốn vay của Ngân hàng, NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh cùng với doanh nghiệp sẽ thoả thuận một phương thức cho vay hợp lý.
Chủ trương của NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh là áp dụng tất cả các phương thức cho vay theo quy định của NHNN Việt Nam để thoả mãn tối đa nhu cầu của doanh nghiệp nhưng trên thực tế ngân hàng chủ yếu là cho vay theo phương thức từng lần và theo hạn mức. Hiện nay, ngân hàng đang tiến hành cho vay theo hạn mức khoảng 65 doanh nghiệp, còn lại là cho vay từng lần. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay, NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh thường áp dụng phương thức cho vay từng lần khi doanh nghiệp bắt đầu đặt quan hệ vay vốn ngân hàng. Sau khi có quan hệ với ngân hàng, doanh nghiệp đã tạo được uy tín đối với ngân hàng trở thành khách hàng quen, khách hàng thường xuyên thì ngân hàng bắt đầu cho vay theo hạn mức. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp mới đặt quan hệ vay vốn lần đầu, ngân hàng cũng có thể cho doanh nghiệp vay theo hạn mức, đó là những doanh nghiệp có bề dày hoạt động, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao trong nhiều năm, dự án vay vốn khả thi, nhà xưởng có sẵn, giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn rất nhiều so với khoản vay.
4.1.1.5. Hoàn thiện quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
Trong những năm qua, NHNo&PTNT Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện các quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhằm chuyên nghiệp hóa tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với phân khúc KHDN.
Theo Quyết định số 838/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/07/2017 của Chủ tịch Hội đồng thành viên NHNo&PTNT Việt Nam Ban hành Quy định cho vay đối với KHDN trong hệ thống NHNo&PTNT thì quy trình cho vay doanh nghiệp tuân theo các bước sau:
nhu cầu khách hàng. Đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu với ngân hàng, thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để thực hiện vay vốn ngân hàng. Đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng lâu dài, uy tín với ngân hàng thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ để thực hiện vay vốn.
Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn: cán bộ tín dụng cần thẩm định các nội dung liên quan đến khách hàng vay như: thẩm định hồ sơ pháp lý của khách hàng, thẩm định mục đích vay vốn, thẩm định phương án sản xuất, kinh doanh, thẩm định tình hình tài chính của khách hàng xem có đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng không, thẩm định tài sản bảo đảm cho khoản vay và các thông tin khác có liên quan.
Bước 3: Thương lượng để ký kết hợp đồng tín dụng: cán bộ tín dụng và khách hàng tiến hành thương lượng các điều khoản liên quan đến hợp đồng tín dụng như: lãi suất khoản vay, kỳ hạn, phương thức vay vốn, tài sản bảo đảm và các vấn đề khác.
Bước 4: Phê duyệt hợp đồng tín dụng: sau khi hoàn tất hồ sơ vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng trình bộ hồ sơ cho cán bộ quản trị rủi ro và cho lãnh đạo ngân hàng để phê duyệt.
Bước 5: Giải ngân: Sau khi thủ tục hồ sơ đã hoàn tất thì sẽ tiến hành chuyển tiền. Bước 6: Kiểm tra giám sát khoản vay: sau khi cho vay, cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát khoản vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay. Đồng thời phát hiện kịp thời các biểu hiện làm trái với hợp đồng tín dụng của khách hàng, từ đó có biện pháp kịp thời để xử lý. Việc kiểm tra giám sát các khoản vay có thể được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất và phải có biên bản kiểm tra.
Bước 7: Thu nợ gốc và lãi, đồng thời xử lý những phát sinh: cán bộ tín dụng có trách nhiệm thu lãi và gốc đúng hạn theo quy định trong hợp đồng tín dụng. Trường hợp có những phát sinh đối với các khoản vay như trả nợ trước hạn, thu nợ trước hạn, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, khoanh nợ…, cần được xử lý theo đúng với quy định của pháp luật và của ngân hàng.
Bước 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng: sau khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác liên quan thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực. Khi đó ngân hàng tiến hành giải chấp tài sản bảo đảm, xuất kho các giấy tờ tài sản thế chấp, cầm cố, lập biên bản bàn giao lại tài sản cho khách hàng.
Hình 4.1. Lưu đồ quy trình cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT
Khách hàng Tiếp nhận nhu cầu vay
vốn của khách hàng Thẩm định khoản vay Trong thẩm quyền Hội đồng tín dụng Quyết định cho vay/không cho vay
Thông báo cho vay
Ký kết HĐ tín dụng, HĐ bảo đảm tiền vay và các văn bản liên quan
Bàn giao hồ sơ Đồng ý Không đồng ý Giải ngân Kiểm tra/ Giám sát THU NỢ Kiểm soát khoản vay Từ chối cho vay Trình vượt quyền phán quyết Người thẩm định Người kiểm soát Hội đồng tín dụng Người quyết định cho vay Người quản lý nợ cho vay
4.1.1.6. Chính sách lãi suất trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh
Trong những năm qua, NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh thực hiện chính sách lãi suất cho vay không phân biệt thành phần kinh tế. Do vậy, lãi suất trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp là lãi suất áp dụng đối với mọi đối tượng có nhu cầu vay vốn của ngân hàng.
Tuy nhiên, để thúc đẩy hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngân hàng đã có chính sách lãi suất ưu tiên đối với những doanh nghiệp là khách hàng truyền thống, những doanh nghiệp có bề dầy hoạt động, những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, những doanh nghiệp mới thành lập. Chẳng hạn như: Một số doanh nghiệp ở các làng nghề, mới được thành lập do quá trình đi lên của hộ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn về vốn và kinh nghiệm, khi những doanh nghiệp này đến vay vốn ngân hàng, ngân hàng thường cho vay với mức lãi suất nhỏ hơn so với lãi suất mặt bằng trong hoạt động cho vay từ 0,1% đến 0,2% một năm. Đây là một chính sách lãi suất ưu tiên rất phù hợp với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Trong trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo trả nợ đúng thời hạn như đã ghi trong hợp đồng vay vốn, việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh không áp dụng mức lãi suất ghi trên hợp đồng cho vay mà áp dụng mức lãi suất hiện hành hoặc tối đa bằng lãi suất quá hạn, với việc áp dụng chính sách lãi suất như vậy đã làm cho công tác thu nợ được tốt hơn vì đã giảm được việc gia hạn nợ tràn lan, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay.