Yếu tố từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 62)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy cho vay KHDN tạ

4.2.1. Yếu tố từ phía ngân hàng

Chưa xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài, hiệu quả:Thực tế cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh khá nhanh qua các năm, tuy nhiên những năm gần đây, tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân có xu hướng tăng lên, trong khi cho vay KHDN lại có xu hướng giảm. Điều này do thiếu định hướng kế hoạch từ phía ngân hàng. Chi nhánh chỉ mở rộng cho vay trong giới hạn các chỉ tiêu được NHNo&PTNT Việt Nam giao mà chưa xây dựng được bộ chỉ tiêu riêng cho chi nhánh.

Yếu trong việc đa dạng hóa sản phẩm: Tại NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh nói riêng, các sản phẩm cho vay còn rất hạn chế, thiếu tính linh hoạt và được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng khách hàng nên không đáp ứng tốt nhu cầu cho mỗi đối tượng khách hàng khác nhau.

Theo kết quả điều tra có đến 48,23% khách hàng phản ánh sản phẩm tín dụng của Chi nhánh đơn điệu và sản phẩm cho vay hiện tại của Chi nhánh tạm thời chỉ thỏa mãn được 45,42% khách hàng. Điều này cho thấy, đối với KHDN chưa có những sản phẩm đặc thù hay chính sách ưu tiên cần thiết để thu hút đối tượng này.

Mạng lưới, chính sách Marketing của Ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù các điểm giao dịch của Chi nhanh đều được đặt tại các vị trí đắc địa, tập trung dân cư đông đúc tuy nhiên mạng lưới của Ngân hàng chỉ trong phạm vi thành phố và chỉ có 02 điểm giao dịch nên việc thu hút khách hàng trên toàn tỉnh có phần hạn chế.

Phong cách bán hàng tại NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh còn rất thụ động, chủ yếu phục vụ cho khách hàng trực tiếp đến giao dịch với ngân hàng (chiếm đến 45,45%), công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng còn bị xem nhẹ (chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn 31,82%), phần còn lại là khách hàng tự đến với ngân hàng thông qua các đối tác, khách hàng cũ của Chi nhánh. Cách bán hàng này hiện không còn phù hợp trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt hiện nay.

Chất lượng phục vụ chưa cao: Do đặc thù là doanh nghiệp có 100% là vốn nhà nước, vì vậy vẫn có tư tưởng khách hàng vay vốn luôn cần ngân hàng hơn là ngân hàng cần họ vẫn tồn tại trong suy nghĩ của nhiều cán bộ thậm chí của một số lãnh đạo trong Chi nhánh.

Theo kết quả điều tra sự hài lòng của khách hàng về chất lượng phục vụ đối với doanh nghiệp thì có tới 8,11% lượng khách hàng chưa hài lòng, có thể nói tại Chi nhánh tỷ lệ hài lòng còn thấp và đây là rào cản lớn để phát triển khi yếu tố cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì sự khác biệt sẽ tạo ưu thế riêng của mỗi ngân hàng và nhân tố tạo nên sự khác biệt đó chính là con người.

Chính sách tín dụng, chính sách lãi suất chưa linh hoạt. Đặc điểm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là kinh doanh đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và cũng rất dễ chuyển hướng kinh doanh, nên đòi hỏi chính sách tín dụng của các NHTM phải linh hoạt để một mặt đáp ứng đúng, đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn vay của khách hàng. Tuy nhiên, trong thực tế chính sách tín dụng của Chi nhánh ít nhiều còn chưa có sự linh hoạt, gần như quy trình cấp tín dụng cho mọi đối tượng là như nhau. Theo kết quả điều tra thì thủ tục hồ sơ vay vốn được doanh nghiệp phản ánh còn nhiều (chiếm đến 23,84% đối với khoản vay ngắn hạn và 76,96% đối với vay trung dài hạn).

Các hình thức đảm bảo cho vay còn chưa đa dạng, chưa phù hợp. Như đã đề cập thì đặc điểm của doanh nghiệp trên địa bàn là các doanh nghiệp VVN có năng lực tài chính hạn chế, nhưng để có thể tiếp cận được vốn vay thì phải có tài sản bảo đảm. Rõ ràng, vòng luẩn quẩn này khiến cho khả năng thúc đẩy cho vay đối với các doanh nghiệp bị hạn chế. Thông thường thì các doanh doanh nghiệp có thể vượt qua rào cản này qua các hoạt động cho thuê tài chính. Song tại Việt Nam hiện nay, đặc biệt tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh, hoạt động này đang có nhiều bất cập, khách hàng là các doanh nghiệp chưa có nhận thức được vai trò của hoạt động này, còn bản thân ngân hàng cũng chưa có các giải pháp hữu hiệu để triển khai lĩnh vực này.

Công nghệ chỉ ở mức độ trung bình: Mặc dù NHNo&PTNT Việt Nam đã thực hiện công tác hiện đại hóa, đầu tư phát triển công nghệ nhưn chỉ dừng lại ở việc quản lý thông tin giao dịch của khách hàng và giao dịch trực tuyến trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam mà chưa xây dựng được các chương trình quản lý lưu trữ thông tin khách hàng tập trung từ đó phân tích cảnh báo rủi ro đối với khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụng không tốt. Ngoài ra, việc ứng dụng tin học và tự động hóa trong giao dịch còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)