Đánh giá về hoạt động thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Giải pháp thúc đẩy cho vay doanh nghiệp tại NHNo&PTNT CN tỉnh

4.3.1. Đánh giá về hoạt động thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp của

NHNO&PTNT CN TỈNH BẮC NINH

4.3.1. Đánh giá về hoạt động thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh

4.3.1.1. Những ưu điểm

Từ việc nhận thức rõ tầm quan trọng của khách hàng doanh nghiệp đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng. Ban lãnh đạo NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh đã chủ động tiếp cận, đầu

tư vốn, cung cấp dịch vụ và đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp ngày một tốt hơn, kết quả đạt được như sau:

Thứ nhất: Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngày càng tăng nhanh. Với mức tăng dư nợ cho vay như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có đủ vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời đã tạo điều kiện cho NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh thúc đẩy cho vay với nhiều đối tượng khách hàng doanh nghiệp và như vậy sẽ góp phần phân tán rủi ro do cho vay được nhiều doanh nghiệp hơn.

Thứ hai: Về chất lượng hoạt động cho vay tương đối tốt thể hiện qua dư nợ xấu ngày càng giảm, điều này cũng thể hiện những hiệu quả đạt được trong việc thu hồi nợ. Như vây, có thể nói hầu hết các doanh nghiệp vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả vốn tín dụng trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo được khả năng trả nợ đúng thời hạn, đủ gốc và lãi cho ngân hàng. Xét một các tổng quát, tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng đều ở mức thấp hơn so với mục tiêu đề ra.

Thứ ba: Trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp, ngân hàng đã điều hành tốt công tác kế hoạch và có chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp có hiệu quả. Cụ thể như: Ưu tiên vốn kịp thời cho những chi nhánh có khu, cụm công nghiệp, có làng nghề … Có chính sách lãi suất ưu tiên cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ưu tiên lãi suất trong cạnh tranh, đặc biệt các doanh nghiệp là khách hàng truyền thống và những doanh nghiệp mới có quan hệ vay vốn lần đầu nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. Nhờ vậy mà ngân hàng đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đến vay vốn, điều này được thể hiện qua số doanh nghiệp có quan hệ vay vốn ngân hàng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, với việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ không áp dụng mức lãi suất trong hạn ghi trên hợp đồng mà áp dụng lãi suất trong hạn hiện hành hoặc tối đa bằng lãi suất quá hạn, đã tác động tốt đến chất lượng cho vay, giảm mạnh việc gia hạn nợ tràn lan, nâng cao năng lực tài chính cho ngân hàng, đồng thời ngăn chặn được những biểu hiện tiêu cực của cán bộ tín dụng.

Thứ tư: Từ việc mở rộng cho vay doanh nghiệp đã mở rộng các hoạt động dịch vụ ngân hàng. Vì thực tế doanh nghiệp không chỉ là khách hàng vay vốn đơn thuần như hộ sản xuất, tư nhân, hộ gia đình mà cùng với vay vốn là các hoạt động thanh toán trong nước, quốc tế, bảo lãnh, mua bán ngoại tệ,

phát hành thẻ… Đây là hướng đi rất quan trọng trong thực hiện mục tiêu chiến lược về dịch vụ của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh nói riêng.

Thứ năm: Với những kết quả như trên đã mang lại thu nhập ngày càng cao cho ngân hàng, được thể hiện thông qua doanh thu của ngân hàng sau khi đã trừ đi các khoản chi phí (nhưng chưa trừ lương) trong những năm qua

Ngoài ra, vốn cho vay của NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của doanh nghiệp ở các khu, cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống, vùng nông thôn, góp phần thúc đẩy các ngành hàng xuất khẩu phát triển mạnh như mây tre đan, đồ gỗ, khảm trai, đúc đồng…và tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng tích cực và hiệu quả, nâng cao năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, các doanh nghiệp tư nhân trong các làng nghề đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, nhất là các lao động tại chỗ chưa được đào tạo, tạo thu nhập thúc đẩy tiêu dùng, kích thích sự phát triển của thị trường nhất là thị trường nông nghiệp nông thôn, góp phần vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

4.3.1.2. Những hạn chế trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh

Bên cạnh những mặt đã đạt được ở trên, trong hoạt động thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Thứ nhất: Số lượng khách hàng doanh nghiệp của NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh mặc dù có tăng lên qua các năm song số lượng đó còn rất ít so với số lượng doanh nghiệp có trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai: Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh mặc dù ngày càng tăng nhưng vẫn còn thấp so với hộ sản xuất, tư nhân và hộ gia đình. Trong thời gian qua, dư nợ cho vay doanh nghiệp luôn thấp hơn 41% so với tổng dư nợ cho vay và có xu hướng ngày càng giảm về số tương đối.

Thứ ba: Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp chưa được tốt vẫn còn nợ xấu (nợ nhóm 5), đặc biệt là khối DNNN tỷ lệ nợ xấu ở mức rất lớngây thiệt hại cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ đối với khối doanh nghiệp này.

Thứ tư: Hoạt động Marketing, quảng bá thương hiệu tại Chi nhánh vẫn còn hạn chế do tâm lý hoạt động quảng bá thương hiệu chủ yếu thuộc trách nhiệm của Trụ sở chính. Chưa có bộ phận Marketing chuyên biệt, cán bộ phụ trách Marketing còn mang tính chất kiêm nhiệm.

4.3.1.3. Nguyên nhân

* Nguyên nhân chủ quan từ phía NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh

Trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp, Ngân hàng vẫn còn thụ động trong việc tiếp cận, nắm bắt, phân tích hoạt động của doanh nghiệp nên chưa có giải pháp cụ thể để tăng cường cho vay đối với doanh nghiệp.

Trình độ một số cán bộ tín dụng còn hạn chế trước những yêu cầu mới về Marketing, phân tích thị trường, đánh giá hiệu quả dự án. Ở NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh, đội ngũ cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng đa phần được đào tạo trong thời kỳ bao cấp, phần lớn thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức kinh doanh trong cơ chế thị trường, do vậy việc nắm bắt tình hình kinh tế tài chính khách hàng doanh nghiệp còn yếu, tuỳ tiện, không có trình độ phân tích, dự báo, dự đoán. Thêm vào đó là trình độ pháp luật của cán bộ tín dụng còn rất yếu do vậy sự hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế. Đặc biệt là Luật kinh tế, còn sơ hở trong việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục pháp lý kiểm tra trong và sau khi vay, hồ sơ tài sản thế chấp không chặt chẽ. Do vậy hiệu quả trong hoạt động cho vay doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.

Thông tin về KHDN chưa đầy đủ, có thể nói việc thu thập thông tin về doanh nghiệp còn quá yếu về các mảng như tài chính, vốn, năng lực, uy tín của doanh nghiệp ở trong quá khứ, hiện tại và chiến lược kinh doanh trong tương lai. Chính vì việc thu thập những thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất ít nên việc đưa ra quyết định cho vay rất dễ sai lầm. Ở NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh, nhiệm vụ này chưa được đặt ra thành quy chế bài bản cho các cán bộ trong ngân hàng mà mới chỉ dừng lại cán bộ tín dụng là chính, do vậy chất lượng thông tin phụ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Ngoài ra, thông tin CIC (Bộ phận phòng ngừa rủi ro) đã hoạt động song chưa đồng bộ, còn hạn chế ở những doanh nghiệp lớn đôi khi thông tin nhận được chưa kịp thời.

Thực tế, nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp do nguyên nhân kinh doanh thua lỗ của doanh nghiệp là chính, nhưng mặt khác tại NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh một cán bộ tín dụng quản lý bình quân từ 400 đến 500 đối tượng khách

hàng, cho nên việc theo dõi thông tin về doanh nghiệp rất thủ công như hiện nay sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu điều tra, thẩm định, sàng lọc, phân loại, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp. Do vậy, đã ảnh hưởng đến hiệu quả trong cho vay đới với doanh nghiệp của ngân hàng.

Ngoài ra, chính sách tín dụng chưa phù hợp, vấn đề tài sản thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vẫn là vấn đề vướng mắc đối với ngân hàng. Phần lớn tài sản của khách hàng đều chưa có giấy tờ sở hữu như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng nhận sở hữu tài sản, chứng thực, công chứng tài sản, đăng ký chứng nhận bản sao đăng ký phương tiện giao thông, định giá tài sản thế chấp… chưa được triển khai đồng bộ giữa các ngành, các cấp. Từ đó, gây khó khăn trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc thúc đẩy và nâng cao chất lượng trong cho vay doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quy trình cho vay chưa hợp lý. Quy trình cho vay là quy trình bắt buộc thực hiện trong quá trình thẩm định cho vay, giám sát các khoản vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng vốn cho vay. Song, trong quá trình thực hiện chưa đầy đủ nghiêm túc từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay doanh nghiệp, cụ thể là:

+ Bước chuẩn bị cho vay, phát tiền vay còn tồn tại như: Từ khi nhận được giấy đề nghị vay vốn của doanh nghiệp, qua quá trình tiếp cận thẩm định mục đích, điều kiện vay vốn, quyết định cho vay và hướng dẫn cho khách hàng doanh nghiệp hoàn tất thủ tục hồ sơ có lúc còn chưa tận tình, chi tiết. Từ đó, chưa đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho doanh nghiệp, còn phải để cho doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần gây khó khăn cho doanh nghiệp.

+ Bước kiểm tra trong và sau khi cho vay thực hiện thiếu nghiêm túc, chưa đúng quy trình nghiệp vụ đối với các khoản vay đã giải ngân cho doanh nghiệp. Chính vì vậy còn xảy ra tình trạng nâng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố, không thẩm định kỹ, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay cho nên để cho một số doanh nghiệp thế chấp nhiều nơi, vay nhiều nơi, sử dụng vốn sai mục đích. Do vậy, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh.

* Nguyên nhân khách quan

Ngoài những nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng như trên, trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh còn chịu ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân khách quan như sau:

Thứ nhất: Doanh nghiệp vay vốn đa phần thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý vì thế chưa chấp hành tốt chế độ báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa được kiểm toán hàng năm. Do đó công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới từ hộ kinh tế đi lên thành doanh nghiệp thì công tác kiểm tra càng gặp khó khăn nhiều hơn vì doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo tài chính chưa cập nhật, thiếu tin cậy, chưa phản ánh đầy đủ thực trạng hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ hai: Vốn tự có của các doanh nghiệp VVN thường thấp nên không đủ tỷ lệ tham gia vào các dự án lớn theo quy định, trong khi trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp VVN. Nhiều doanh nghiệp khi tài sản cá nhân góp vào doanh nghiệp nhưng không làm thủ tục pháp lý chuyển quyền sở hữu (hoặc quyền sử dụng) như Luật doanh nghiệp đã quy định. Tài sản làm bảo đảm vốn vay còn thấp, chưa tách bạch rõ ràng tài sản của doanh nghiệp và tài sản của cá nhân, hộ gia đình. Điều này phản ánh mức độ thu hút tập trung vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng thấp, dẫn đến việc mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất mới, hiện đại gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, khi doanh nghiệp chưa có cơ hội đầu tư vào dự án lớn thì hoạt động cho vay của NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh cũng không có điều kiện để đầu tư vốn cho các doanh nghiệp và sẽ làm hạn chế việc thúc đẩy cho vay doanh nghiệp của ngân hàng.

Ngoài ra, môi trường pháp lý chưa được hoàn chỉnh, nhiều doanh nghiệp lợi dụng những khe hở đó để hình thành lên những “doanh nghiệp ma” làm ăn phi pháp, mua bán hóa đơn gây khó khăn cho Ngân hàng khi kiểm tra chứng từ giải ngân. Điều này gây nhiều biến động ảnh hưởng xấu đến hoạt động cho vay của NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh đối với doanh nghiệp.

4.3.2. Giải pháp thúc đẩy cho vay doanh nghiệp tại NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh

4.3.2.1. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Với mục tiêu là tiến tới không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, văn hoá doanh nghiệp nhằm tạo lập niềm tinsự tin cậy của khách hàng nhằm nâng cao vị thếsức cạnh tranh của chi nhánh trên thị trường, Chi nhánh cần tập trung trước hết vào nguồn nhân lực còn mỏng, ít kinh nghiệm của mình.

Yếu tố đánh giá một cán bộ ngân hàng chuyên nghiệp phải đảm bảo 4 yếu tố: kiến thức, thái độ, kỹ năng, thói quen. Trong 4 yếu tố đó, thái độ là yếu tố không thể học được, trong khi đó nó là yếu tố quyết định đến 3 yếu tố còn lại. Một thái độ làm việc tích cực, say mê với công việc, yêu mến đồng nghiệp, tận tình với khách hàng, tinh thần thi đua... sẽ quyết định đến thành công trong công việc của cán bộ cũng như của Chi nhánh. Thái độ đấy, không phải chỉ có sự cố gắng của mỗi thành viên trong chi nhánh mà còn cả tập thể ban lãnh đạo. Vì thế, việc xây dựng một môi trường chi nhánh luôn thân thiện, gần gũi với tác phong chuyên nghiệp, lãnh đạo luôn quan tâm đến nhu cầu của cá nhân, và được công nhận xứng đáng những nỗ lực của bản thân nhân viên ... sẽ tạo cho nhân viên một thái độ tích cực, chủ động học tập để nâng cao kiến thức về ngân hàng, sản phẩm cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, chuyên môn.... Đồng thời, thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, kiểm tra giám sát các hoạt động nghiệp vụ để đẩy mạnh tính tuân thủ an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Ngoài một thái độ tích cực, Chi nhánh vẫn cần nên tiếp tục tham gia những lớp tập huấn, đào tạo, nâng cao nghiệp vụ mà Chi nhánh nên tổ chức cho cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định tham gia các buổi thảo luận để mọi người có thể đưa ra thảo luận những điều còn chưa hiểu rõ về vấn đề nghiệp vụ, những vướng mắc thực tế gặp phải, những ý tưởng mới cho sản phẩm. Do chỉ có họ mới thực sự theo sát sản phẩm, theo sát khách hàng sử dụng nên việc nắm bắt được thái độ khách hàng về sản phẩm cũng như những nhu cầu mới của khách hàng. Các buổi thảo luận trên nên được tổ chức hàng tháng để có thể cập nhật kịp thời nhu cầu của khách hàng. Từ những ý kiến đóng góp của nhân viên, Chi nhánh nên tổng hợp để đề xuất với trung ương trong ban hành hướng dẫn quy trình nghiệp vụ cũng như những ý tưởng mới về sản phẩm. Đồng thời, tập trung đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, theo hướng nâng caochuyên nghiệpchuyên sâu theo nguyên tắc mọi cán bộ ngoài nhiệm vụ chính đều phải nắm bắt cơ bản các nghiệp vụ khác để tự tin giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ tới khách hàng, nhạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)