Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật. Cần soạn thảo Luật tín dụng doanh nghiệp, để tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho hoạt động cho vay doanh nghiệp mở rộng và phát triển. Muốn vậy, trước hết Nhà nước cần tham khảo Luật về cho vay doanh nghiệp tại các nước mà nền công nghiệp ngân hàng rất phát triển như Hoa Kỳ và các nước Tây Âu…Tuy nhiên, cần chú ý đến yếu tố phù hợp về Luật khi áp dụng tại Việt Nam, đồng thời học hỏi, rút kinh nghiệm mà các quốc gia này gặp phải. Các nhà xây dựng chính sách cần xác định rõ những vấn đề cần điều chỉnh trước khi đưa ra áp dụng để tránh can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Để nâng cao hiệu quả vốn vay và hạn chế rủi ro cho ngân hàng, Chính phủ cần làm sao tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể vay được vốn nhiều hơn bằng việc cải cách thủ tục hành chính như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu bất động sản và đăng ký giao dịch bảo đảm... ví dụ như đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thứ hai,ổn định và tăng trưởng môi trường kinh tế, tăng cường các hoạt động đầu tư đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP ; thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả; duy trì tỷ lệ lạm phát nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển; chuyển dịch cơ cấu lao động một cách hợp lý, giảm tỷ lệ thất nghiệp; nâng cao đời sống dân cư…Việc ổn định môi trường Kinh tếchính trịxã hội sẽ tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống cho dân cư, nâng cao khả năng tích luỹ và cầu về tiêu dùng của dân chúng, đồng thời cũng thúc đẩy việc sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ ra thị trường.
Phát triển thị trường mua bán nợ, thị trường cầm cố. Đơn giản hoá các thủ tục cầm cố và tạo khung pháp lý để thúc đẩy việc thu hồi nợ và phát mại các tài sản đảm bảo.
Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các ngân hàng, yêu cầu sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bằng các quy định về việc công bố thông tin đại chúng.
Có mối quan hệ quốc tế rộng rãi với chính phủ các nước trong khu vực và quốc tế, tạo mối liên kết về kinh tế, công nghệ và giáo dục.
Thứ ba, áp dụng các chính sách phù hợp với tình hình hoạt động của các NHTM, ban hành các chính sách cần bám sát thực tiễn, phù hợp với thực tiễn, khi xây dựng chính sách cần tạo điều kiện để các ngành có liên quan, các đối tượng thụ hưởng chính sách tham gia góp ý rộng rãi, không để hiện tượng chính sách ban hành không thực hiện được, nhiều vướng mắc và tăng trưởng chậm (như: tái canh cây cà phê), hay thực hiện với hiệu quả không cao
Tách bạch rõ ràng giữa tín dụng chính sách với tín dụng thương mại. Khi thực hiện nhiệm vụ chính sách các tổ chức tín dụng cũng phải được hưởng những ưu đãi của chính sách như các đơn vị thụ hưởng: Được hỗ trợ nguồn vốn cho vay, cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách giảm lãi suất, cách tính các hệ số an toàn, chính sách thuế...