7. Bố cục luận văn
3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu hoạt động giám sát ở Bộ phận Đón
Bộ phận Đón tiếp trong khách sạn Vinpearl Empire Condotel Nha Trang
Trong quá trình thực hiện bài luận văn nghiên cứu hoạt động giám sát ở Bộ phận Đón tiếp trong khách sạn Vinpearl Empire Condotel Nha Trang tác giả đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm:
Hoạt động giám sát ở bộ phận đón tiếp trong sạn Vinpearl Empire Condotel Nha Trang là hoạt động liên tục 24/7, đây là bộ phận trực tiếp phục vụ khách hàng. Để vận hành công việc của bộ phận đón tiếp các giám sát viên chủ yếu dựa vào nội quy, quy định của khách sạn. Các quy trình làm việc của từng vị trí cơng việc được chính các giám sát viên và quản lý các bộ phận xây dựng thành bộ tiêu chuẩn và áp dụng cho nhân viên. Bên cạnh đó, các nhân viên trong cùng 1 bộ phận đến từ các cơ sở đào tạo nghề khác nhau. Do vậy, về phần kiến thức và kỹ năng của từng nhân viên mới không được trang bị giống nhau theo cùng một tiêu chuẩn nhất định. Do vậy, để nhân viên có đủ kiến thức và kỹ năng địi hỏi các khách sạn phải đào tạo lại cho từng vị trí việc làm.
Để thống nhất xây dựng bộ tiêu chuẩn cho từng vị trí việc làm địi hỏi doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề phải cùng xây dựng và áp dụng chung một chương trình đào tạo. Qua nghiên cứu thực trạng ở bộ phận đón tiếp trong khách sạn. Về kỹ năng nghề của giám sát viên ở bộ phận dón tiếp khách sạn Vinpearl Condotel Emprie Nha Trang phần nào đủ khả năng đáp ứng cơng việc vận hành và duy trì dịch vụ. Tuy nhiên, về phần áp dụng các năng lực cơ bản, các năng lực chung và các năng lực chuyên môn theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề Lễ tân vẫn còn những hạn chế nhất định: Các năng lực chuyên môn được giám sát viên ở bộ phận đón tiếp áp
dụng tương đối đầy đủ và có hiệu quả; Các năng lực cơ bản và năng lực chung một số đơn vị năng lực chưa được áp dụng đầy đủ và chưa được quan tâm đúng mức.
Một số đơn vị năng lực chưa được áp dụng nhiều như: Ứng phó với trường hợp khẩn cấp; sử dụng công nghệ và công cụ kinh doanh phổ biến; phát triển mối quan hệ khách hàng; tiến hành đánh giá năng lực làm việc của nhân viên; lập kế hoạch, phân công và giám sát cơng việc của nhóm; lập kế hoạch, quản lý và tổ chức các cuộc họp.
Do vậy, qua thực trạng cho thấy chưa có mối liên kết chặt chẽ giữa tiêu chuẩn nghề quốc gia của nghề Lễ tân do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức xây dựng, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công bố theo Quyết định số 1383/QĐ-LĐTBXH ngày 31 tháng 8 năm 2017.
Để hồn thiện hoạt động giám sát ở bộ phận đón tiếp trong khách sạn Vinpearl Emprie Condotel Nha Trang, để nâng cao năng lực làm việc của nhân viên. Khi xây dựng bảng mô tả công việc của nhân viên, khách sạn cần áp dụng các tiêu chuẩn nghề quốc gia làm cơ sở để hoàn thiện các năng lực theo đúng từng vị trí việc làm.
Để thực hiện giám sát hoạt động đón tiếp hiệu quả có tính khách quan cần sự dụng nhiều phương pháp giám sát khác nhau. Ngồi giám sát các cơng việc trực tiếp, quan sát cần có sự quan sát từ nhiều góc độ khác nhau. Các phương pháp giám sát chéo, giám sát tổng thể, giám sát ngoài vẫn chưa được áp dụng vào quy trình giám sát bộ phận đón tiếp.
Bên cạnh đó, cần xây dựng các chính sách cho các giám sát viên. Xây dựng chế độ đãi ngộ về lương, thưởng và tạo điều kiện môi trường làm việc hấp dẫn cho đội ngũ giám sát. Tăng cường số lượng nhân sự vị trí giám sát nhằm giảm áp lực cơng việc cũng như tăng cường mật độ giám sát, chia đều các lĩnh vực, các khu vực cần giám sát cho các giám sát viên.
Bồi dưỡng và đào tạo, định hướng cho các nhân viên làm việc lâu năm, có kinh nghiệm được học tập và nâng cao trình độ. Cho các nhân viên có năng lực thực tập ở vị trí giám sát, tạo động lực cũng như xây dựng nguồn nhân lực dự phòng cho bộ phận. Chủ động trong việc thiếu hụt nhân sự đột xuất.
Cần chuẩn hóa các quy trình làm việc cho các vị trí cơng việc, đặc biệt là áp dụng các công cụ giám sát phù hợp cho từng nội dung giám sát. Các nội dung giám sát cần được lên kế hoạch củ thể cho từng ngày, tháng, năm nhằm đánh giá củ thể hiệu quả của quá trình giám sát.
Thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, các cuộc thi tay nghề về giám sát, các hội thảo, hội nghị do các đơn vị nhà nước tổ chức nhằm học hỏi, đổi mới quy trình giám sát để hoàn thiện và phù hợp với sự phát triển chung của xã hội.