Những rào cản trong phát triển nhân lực thực hiện giám địnhcông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tháo gỡ rào cản trong phát triển nhân lực khoa học và công nghệ thực hiện giám định công nghệ tại công ty vinacontrol hà nội (Trang 36)

10. Cấu trúc dự kiến của Luận văn

1.4. Những rào cản trong phát triển nhân lực thực hiện giám địnhcông

công nghệ

Lý thuyết đổi mới và quản lý đổi mới cho ta căn cứ để nhận diện các rào cản trong giám định cơng nghệ nói chung và tại các cơng ty của Tổng công ty cổ cổ phần VINA CONTROL.

1.4.1. Thủ tục giám định mạng nặng tính hành chính

Các quy định mục 1.2. trên đây, những hướng dẫn mang tính “bao vây” quá phức tạp để thực hiện một việc suy cho cùng chỉ là một dịch vụ KH&CN. Việc làm chỉ cần một tổ chức đánh giá độc lập hay ít nhất tổ chức với các chuyên gia KH&CN có chun mơn trong các lĩnh vực cơng nghệ tương ứng đã có thể đăng ký hoạt động này trước pháp luật. Điều quan trọng việc đặt hàng thẩm định của các cơ quan nhà nước và quy định trách nhiệm đối với kết quả thẩm định. Các quy định phức tạp gây nản lịng cho lãnh đạo các cơng ty thuộc hệ thống VINACONTROL trong việc đầu tư phát triển nhân lực KH&CN để thực hiện dịch vụ giám định công nghệ theo quy trình “bao vây” và “an tồn tuyệt đối” đối với cơ quan quản lý nhà nước.

Việc quy định này cũng tương tự như quy định đăng ký Doanh nghiệp KH&CN. Thay vì căn cứ chỉ vào tính chất sản phẩm (có thâm dụng tri thức hay không), người ta đã đưa ra rất nhiều các thủ tục không liên quan khác khiến các doanh nghiệp không muốn thực hiện các thủ tục đăng ký. Không phải ngẫu nhiên mà ở Trung quốc hay các nước công nghiệp khác, người ta chỉ cần một chỉ số là sản phẩm công nghệ cao là đủ để được hưởng các ưu đãi cho các doanh nghiệp KH&CN.

Tuy nhiên, thách thức thường đi với cơ hội như một cặp phạm trù. Nếu lãnh đạo và tập thể các công ty thuộc hệ thống VINACONTROL có quyết tâm đầu tư đến cùng bởi đơn giản là thị trường (nhu cầu giám định công nghệ rất lớn. Thực tế cho thấy, từ khi Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia đi vào hoạt động đến nay mới chỉ thẩm định được 14/170 nhiệm vụ. Phần do doanh nghiệp không hiểu hết quy trình lập dự án, phần vì cơ chế tài chính cho quỹ chưa rõ ràng, phần quan trọng là thủ tục thẩm định kéo dài đến nửa năm cũng là mất cơ hội đầu tư. Trong tương lai dịch vụ này sẽ có thị trường khơng nhỏ và sẽ là cơ hội cho những công ty muốn mở hướng vào thị trường này.

1.4.2. Tâm lý ngại đổi mới theo hƣớng định hƣớng thị trƣờng mới

Cũng như trong sản xuất, những doanh nghiệp có thi phần định thường khơng muốn đi tiên phong vào các lĩnh vực mới, khác với truyền thống. Đây cũng là tâm lý chung của một số nhà quản lý công ty trong hệ thống VINACONTROL. Tâm lý này một phần xuất phát từ các quy định quá cứng đối với hoạt động giám định từ đăng ký hoạt động, quy trình giám định, quyền và nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân thực hiện giám định, một phần do ngại đổi mới. Đổi mới sản phẩm dịch vụ cho thị trường mới (khắt khe không chỉ bởi chuyên mơn KH&CN mà cịn bởi các nguy cơ do các quy định hành chính) địi hỏi những đầu tư nguồn lực trong đó có nguồn nhân lực KH&CN tương ứng, tái cấu trúc hoạt động chun mơn và quản lý. Vì các nguyên nhân trên nên tâm lý này cũng là một rào cản trong phát triển nhân lực KH&CN thực hiện nhiệm vụ giám định công nghệ tại các công ty của hệ thống VINACONTROL.

1.4.3. Năng lực chuyên môn về các lĩnh vực KH&CN

Tương ứng của đội ngũ nhân viên trong các công ty thuộc hệ thống VINACONTROL nhiều nhưng yếu về nghiệp vụ giám định cơng nghệ, địi

hỏi phải đào tạo và tái đào tạo, bổ sung chuyên môn và chức nghiệp KH&CN trong các lĩnh vực cần giám định.

Vấn đề là ở chỗ, hoạt động giám định thương mại truyền thống khơng địi hỏi mức chuyên môn sâu để đáp ứng các nhu cầu của thị trường. Thị trường dịch vụ giám định cơng nghệ vừa địi hỏi chun sâu vừa địi hỏi tính trách nhiệm trong kết quả giám định nên đầu tư cho phát triển nhân lực KH&CN đủ phẩm cấp để thực hiện nhiệm vụ này là rất đáng kể. Điều đó địi hỏi nỗ lực to lớn của lãnh đạo cũng như của nhân viên phải vượt qua chính mình để có thể “tái đào tạo” bổ sung kiến thức hoặc thu hút lực lượng chuyên gia bên ngoài để khỏa lấp các khoảng thiếu hụt trong khi chưa kịp đào tạo lớp chuyên gia mới. Do vậy sự yếu, thiếu năng lực chuyên môn cũng là một loại rào cản trong việc phát triển nhân lực KH&CN cho việc thực hiện nhiệm vụ giám định công nghệ tại các công ty thuộc hệ thống VINACONTROL.

Tiểu kết chƣơng 1

Nhân lực KH&CN được xem như là yếu tố động lực của lực lượng lượng sản xuất khơng chỉ bởi nó có chức nghiệp tạo ra các sản phẩm thâm dụng tri thức khoa học mà bởi nó cịn có thêm chức nghiệp phản biện xã hội, trong đó có giám định cơng nghệ. Đơn giản là vì kết quả giảm định tác động trực tiếp đến quyết sách trong quản lý nhà nước cũng như quản trị của doanh nghiệp.

Thật vậy, trong đầu tư và chuyển giao công nghệ (xuất nhập công nghệ) giám định cơng nghệ là cơng cụ đóng vai trị cực kỳ quan trọng và trở nên không thể thiếu trong quản lý cũng như trong sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tâm lý ngại đổi mới, muốn hoạt động theo lối mòn của các cấp lãnh đạo trong hệ thống VINACONTROL đã như là một rào cản đối với sự phát triển nhân lực thực hiện hoạt động này. Hoạt động thuận túy theo giám định thương mại, đội ngũ cán bộ trong hệ thống này không được mở rộng tầm nhìn, mai một những tri thức KH&CN địi hỏi phải đào tạo lại và đào tạo đội

ngũ KH&CN mới, mới có thể thực hiện được hoạt động giám định công nghệ. Nguồn lực hạn hẹp cho các đầu tư lớn để chuẩn bị thực hiện các nhiệm vụ giám định công nghệ - thị trường mới đang và sẽ trở thành rào cản cho việc phát triển nhân lực KH&CN đối với các công ty thuộc hệ thống VINACONTROL hiện nay. Mặc dù vậy, đổi mới và rào cản đổi mới luôn xuất hiện như một cặp phạm trù. Đổi mới sẽ thành công nếu có sự quyết tâm lớn, nhận thức và đặt ra mục tiêu rõ ràng trên cơ sở phân tích hiện trạng của bản thân, tập trung nguồn lực sắn sàng thực hiện các mục tiêu ưu tiên. Theo logic này, học viên sẽ trình bày phân tích hiện trạng của trường hợp nghiên cứu – VINACONTROL HÀ NỘI cùng với việc tham vấn ý kiến của một số chuyên gia, nhà quản lý hưu chức cũng như đương chức để làm rõ mức độ ảnh hưởng của các rào cản nói trên, từ đó đề xuất các biện pháp tháo gỡ.

CHƢƠNG 2. NHẬN DIỆN RÀO CẢN TRONG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ

TẠI CÔNG TY VINACONTROL HÀ NỘI

2.1. Về Cơng ty cổ phần tập đồn Vinacontrol

Q trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacontrol được xác định qua những dấu ấn quan trọng sau đây:

Ngày 24/10/1957: Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp có quyết định số

514/BTN-TCCB ngày 24/10/1957 thành lập Cục Kiểm nghiệm hàng hóa XNK trực thuộc Bộ Thương nghiệp (kiêm Sở Giám định hàng hóa XNK).

Ngày 16/07/1974: Bộ trưởng Ngoại Thương có quyết định số

513/BNgT-TCCB ngày 16/07/1974: Tách Sở Giám định hàng hóa XNK ra khỏi Cục Kiểm nghiệm hàng hóa XNK và đổi tên thành Cơng ty Giám định hàng hóa XNK Việt Nam (Vinacontrol).

Ngày 12/11/1988: Bộ trưởng Bộ Kinh tế đối ngoại có quyết định số

420/KTĐN-TCCB ngày 12/11/1988: Hợp nhất Cơng ty Giám định hàng hóa XNK và Cục Kiểm nghiệm hàng hóa XNK thành Công ty Giám định hàng hóa XNK Việt Nam (Vinacontrol).

Năm 2004 và 2005: Bộ trưởng Bộ Thương mại có quyết định số

1758/2004/QĐ-BTM ngày 29/11/2004 và quyết định số 1525/QĐ-BTM ngày 24/05/2005 chuyển Công ty Giám định hàng hóa XNK thành Cơng ty Cổ phần Giám định VINACONTROL .

Ngày 1/6/2005: VINACONTROL chính thức hoạt động theo chế độ

sở hữu cổ phần.

Ngày 21/12/2006: VINACONTROL chính thức niêm yết cổ phiếu tại

Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (nay là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội), mã VNC.

Ngày 23/5/2011: Công ty Cổ phần Giám định VINACONTROL chính

thức chuyển thành Cơng ty Cổ phần Tập đoàn VINACONTROL theo Nghị quyết đại hội đồng cổ đơng tháng 4 năm 2011.

Hình 2.1. Phân bố các chi nhánh các cơng ty thuộc tập đồn VINACONTROL

Có lẽ đây cũng là lý do để lãnh đạo tập đoàn các cấp chưa muốn chuyển sang khai thác thị trường mới – giám dịnh công nghệ. Các “chân rết” này đảm bảo doanh thu từ các hoạt động giám định thương mại – vốn là lối mòn rễ đi của các cơng ty trong hệ thống (tập đồn).

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức của Công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN GIÁM ĐỐC VĂN PHỊNG CƠNG TY CÔNG TY THÀNH VIÊN ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BAN KỸ THUẬT BAN NHÂN SỰ VINACONTROL HÀ NỘI - Vinacontrol Vinh - Vinacontrol Lào Cai - Vinacontrol Vũng Áng VINACONTROL QUẢNG NINH - Vinacontrol Móng Cái

- Vinacontrol Cửa Ơng

- Vinacontrol ng Bí CƠNG TY CP. KIỂM ĐỊNH XÂY

DỰNG IDICO - VINACONTROL CÔNG TY TNHH THẨM ĐỊNH GIÁ VINACONTROL CÔNG TY TNHH GIÁM ĐỊNH VINACONTROL TP. HCM - Vinacontrol Nha Trang - Vinacontrol Cần Thơ - Vinacontrol Phú Mỹ - Văn phòng ĐD tại Vũng Tàu VINACONTROL HẢI PHÒNG - Vinacontrol Lạng Sơn BAN TÀI CHÍNH BAN THỊ TRƢỜNG CƠNG TY CP. TƢ VẤN & THẨM ĐỊNH MÔI TRƢỜNG TRUNG TÂM PHÂN TÍCH & THỬ NGHIỆM 1 VINACONTROL ĐÀ NẴNG - Vinacontrol Quy

2.2 Thực trạng tổ chức và hoạt động giám định của VINACONTROL HÀ NỘI VINACONTROL HÀ NỘI

2.2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty:

Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh Hà Nội

PHÒNG NVTH CHI NHÁNH LÀO CAI VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VŨNG ÁNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI NGHI SƠN CHI NHÁNH VINH PHÒNG 1 PHÒNG 2 PHÒNG CHỨNG NHẬN PHÒNG HCKT BAN GIÁM ĐỐC

Tel: (84 – 24) 39421343, 39424187, Fax: (84 – 24) 39421002 Email: VINACONTROL hn@VINACONTROL .com.vn

Cơng ty có ban giám đốc gồm Giám đốc và 2 phó giám đốc. Thơng qua các phó giám đốc, Ban Giám đóc điều hành trực tiếp các phịng chức năng và phịng chun mơn cũng như 2 chi nhánh (xem hình 3).

Trực thuộc ban giám đốc có các phịng, ban và chi nhánh với các chức năng nhiệm vụ sau:

PHÒNG I

Chức năng: Chuyên giám định các mặt hàng sau: Nông sản thực phẩm, lương thực.

Tân dược, hố chất, phân bón, thuốc trừ sâu, khống sản, xăng dầu, tinh dầu, than, xi măng và các phụ gia.

Hàng tiêu dùng dân dụng, may mặc, xơ sợi, hàng công nghiệp nhẹ, giày dép, gỗ và các sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, sơn mài, sành sứ…

Sắt thép, kim loại và các sản phẩm kim loại. Container.

Hàng hải.

Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hóa mẫu D,E,S.

PHỊNG II

Chức năng: Chuyên giám định các mặt hàng sau: Dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, phụ tùng

Phương tiện vận tải, ôtô, xe máy, máy móc chun dụng và cơng trình Điện, điện tử, điện lạnh

Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hóa mẫu D,E,S Tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị: vật tư thiết bị, thiết bị y tế, thiết bị máy móc cho cơng trình, dây chuyền thiết bị cơng nghệ…

Tư vấn giám sát sản xuất

Tư vấn dự án: quản lý dự án; tư vấn và lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu; tư vấn kỹ thuật và pháp lý; tư vấn lập hồ sơ hồn thành cơng trình, quyết tốn cơng trình; giám sát thường xun tại hiện trường.

PHỊNG III

Chức năng:

Giám định và chứng nhận chất lượng thép

Đã được Văn phịng cơng nhận chất lượng BOA công nhận năng lực phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17065:2012

PHÒNG NGHIỆP VỤ TỔNG HỢP

Chức năng:

Tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo kỹ thuật nghiệp vụ giám định toàn chi nhánh giúp Giám đốc nghiên cứu, phát triển và khai thác thị trường giám định

Tổng hợp thống kê Đào tạo giám định viên

Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của Chi nhánh

PHỊNG HÀNH CHÍNH KẾ TỐN

Chức năng: Tham mưu cho ban giám đốc về cơng tác kế tốn

2.2.2 Cơ sở vật chất

Trung tâm phân tích và thử nghiệm 1 (Giấy chứng nhận VILAS số 202) của Công ty đặt tại 54 Trần Nhân Tơng, Hà Nội, có đủ phương tiện để phân tích mẫu nhiều loại hàng hóa.

Phịng thử nghiệm (Giấy chứng nhận VILAS số 196) đặt tại TP. Vinh, có đủ điều kiện phân tích các mặt hàng cho khu vực Bắc Miền Trung và khu vực lân cận.

Bộ phận phân tích/ thử nghiệm cảm quan hàng nông sản thực phẩm đặt tại 96 Yết Kiêu, Hà Nội.

Sử dụng các Phòng thử nghiệm khác của Công ty tùy thuộc vào địa điểm thực hiện vụ giám định

Giám định viên được trang bị các phương tiện cần thiết phục vụ cho công tác giám định theo yêu cầu của khách hàng.

Ngoài ra, VINACONTROL HÀ NỘI cịn được sự hỗ trợ có hiệu quả của các Phịng thử nghiệm thuộc các Viện nghiên cứu, các trường đại học, các trung tâm thí nghiệm quốc gia của nhiều chun ngành trong tồn quốc.

CHỨNG CHỈ/ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NĂNG LỰC

Chứng chỉ ISO 9001: 2008

Chứng chỉ VIAS 015 do Văn phịng cơng nhận chất lượng thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp cho các tổ chức Giám định áp dụng tiêu chuẩn ISO 17020

Giấy chứng nhận VILAS số 196 do Văn phịng cơng nhận thuộc Tổng cục đo lường chất lượng cấp cho phòng thử nghiệm VINACONTROL Vinh.

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa phân bón.

Bộ Nơng nghiệp và phát triển nông thôn/ Cục trồng trọt chỉ định VINACONTROL là Tổ chức Chứng nhận Chất lượng Phân bón.

Giấy xác nhận đủ điều kiện giám định hàng hóa xuất nhập khẩu phục vụ quản lý nhà nước do Cục Hải quan Thành phố Hà Nội – Tổng cục Hải quan cấp.

Bộ Y tế/ Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp, trong đó chỉ định VINACONTROL là tổ chức thực hiện kiểm tra Nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu.

Chứng chỉ công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo các Bể trụ đứng và Bể trụ nằm ngang cho VINACONTROL do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn/ Cục chăn ni cấp, trong đó chỉ định phịng thử nghiệm thức ăn chăn ni cho Trung tâm phân tích và Thử nghiệm 1 –VINACONTROL .

Bộ Công thương chỉ định tạm thời cho VINACONTROL là tổ chức tham gia hoạt động thử nghiệm/ chứng nhận phân bón vơ cơ.

Bộ KH&CN/ Tổng cục đo lường tiêu chuẩn chất lượng chỉ định VINACONTROL HÀ NỘI là tổ chức thực hiện giám định, chứng nhận đối với thép.

2.2.3 Nguồn nhân lực

Số lượng nhân viên: 103 lao động.

Trình độ: Phần lớn là kỹ sư, cử nhân thuộc nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực.

Năng lực: Các giám định viên, kỹ thuật viên thạo nghề và tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giám định thương mại, được đào tạo ở trong nước và nước ngoài.

Bảng 2.1: Thống kê theo bậc học và độ tuổi của nhân lực Vinacontrol Hà Nội Độ Tuổi Học vị 20-30 31-40 41-55 T.cộng Tiến Sỹ 0 0 1 1 Thạc Sỹ 0 5 0 5 Đại Học 31 49 15 95 Cao Đẳng 0 2 0 2 Khác 0 0 0 0 T.Cộng 31 56 16 103

Nguồn Phòng Nghiệp vụ tổng hợp Vinacontrol Hà Nội 2016

Bảng trên cho thấy, đội ngũ nhân lực khá trẻ chiếm 86%, có kinh nghiệm trong giám định thương mại. Có tới 95% cán bộ có trình độ đại học cử nhân kinh tế, các ngành kỹ thuật. Tuy nhiên sau nhiều năm hoạt động theo

kiểu “tiền tươi thóc thật”nên trình độ chun sâu bị mai một. Mặc dù vậy, trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tháo gỡ rào cản trong phát triển nhân lực khoa học và công nghệ thực hiện giám định công nghệ tại công ty vinacontrol hà nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)