10. Cấu trúc dự kiến của Luận văn
2.4. Những khó khăn, thuận lợi
2.4.4. Công tác thị trƣờng:
Trong bối cảnh kinh tế trong nước phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu, các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động dịch vụ của VINACONTROL HÀ NỘI. Lãnh đạo chi nhánh, lãnh đạo các phòng trực tiếp cùng toàn thể CBNV đã tích cực đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ những khó khăn trong công tác thị trường, tiếp cận, khai thác, chăm sóc khách hàng nhằm tìm kiếm việc làm, nâng cao doanh thu cho chi nhánh.
2.4.4.1 Công tác đã thực hiện
- Ý thức công tác thị trường là vô cùng quan trọng, lâu dài, là yếu tố hàng đầu để thành công trong lĩnh vực kinh doanh, do vậy ngoài nâng cao trình độ chuyên môn, ban lãnh đạo chi nhánh luôn quan tâm và nhắc nhở đến toàn bộ CBNV nêu cao ý thức, thay đổi tác phong làm việc, thái độ phục vụ thật chuyên nghiệp đưa đến sự hài lòng, thỏa mãn yêu cầu chính đáng của khách hàng với phương châm: Chính xác – Trung thực - Kịp thời.
- Mở rộng loại hình dịch vụ mới, nhất là các mặt hàng phục vụ quản lý nhà nước đã đưa đến doanh thu không nhỏ trong năm.
- Thường xuyên củng cố mối quan hệ, chăm sóc tốt khách hàng.
- Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, áp dụng linh hoạt biểu phí đối với từng đối tượng khách hàng.
- Chủ động tiếp xúc, tìm kiếm khách hàng mới thông qua các mối quan hệ. - Tăng cường nâng cao tình đoàn kết tập thể giữa CBNV, các phòng ban trong chi nhánh, phối hợp với các ban chức năng trong văn phòng tập đoàn và các chi nhánh bạn nhằm hỗ trợ thông tin để khai thác.
2.4.4.2 Kết quả khai thác thị trường
Góp phần không nhỏ vào thành công của VINACONTROL HÀ NỘI năm 2016 phải kể đến: VINACONTROL Vinh - đơn vị luôn tìm kiếm các giải pháp trong công tác thị trường, duy trì và phát triển mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với các khách hàng trên địa bàn. Lãnh đạo VINACONTROL Vinh luôn tích cực, chủ động trong khai thác khách hàng tại địa bàn Bắc miền Trung, chỉ đạo và phân công lao động phù hợp, cùng với tinh thần làm việc làm việc hết mình của CBNV, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận nghiệp vụ và hiện trường đã đưa đến công việc giải quyết nhanh, chính xác, kịp thời cho khách hàng, đạt được thành công rực rỡ hoàn thành vượt mức kế hoạch đóng góp to lớn vào thành công chung của chi nhánh.
VINACONTROL Lào Cai - đơn vị ở sát biên giới phía Tây Bắc của Tổ Quốc, với số lượng 06 người kể cả lãnh đạo, trình độ giám định viên còn hạn chế, kinh nghiệm không nhiều nhưng đầy nhiệt huyết, ham học hỏi, luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ và quyết tâm hoàn thành tốt, tuy cơ sở vật chất còn nghèo nàn nhưng do chủ động sắp xếp lại tổ chức và công tác điều hành nhân sự và phối kết hợp với các đơn vị bạn. Lãnh đạo đơn vị luôn tích cực chủ động trong khai thác nguồn hàng, thực hiện các dự án, mở rộng địa bàn giám định. Tích cực cử cán bộ đi học và tham gia thực hiện công tác giám định hàng hóa
phục vụ kiểm tra nhà nước thông qua pháp nhân của Tập đoàn hoặc đơn vị bạn đưa đến doanh số cao, phối hợp với VINACONTROL TP.Hồ Chí Minh, VINACONTROL Hải Phòng, VINACONTROL Cert thực hiện kiểm tra mặt hàng thức ăn chăn nuôi, phân bón và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy. Thiết lập mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng như BQL khu kinh tế các cửa khẩu, Hải quan cửa khẩu Lào Cai … nhằm thu nhận những thông tin, mở rộng tiếp cận, khai thác thị trường.
Phòng Giám định 2 là phòng mũi nhọn của Chi nhánh Hà Nội từ nhiều năm, mặc dù gặp một số khó khăn do các dự án đầu tư có giá trị lớn giảm, một số dự án lớn ngừng đầu tư nhưng phòng Giám định 2 vẫn duy trì được các khách hàng truyền thống và khai thác thêm loại hình, loại hàng, các khách hàng mới, số lượng hợp đồng ký trong năm 2016 tăng hơn so với 2015 đưa giá trị hợp đồng ký năm nay tăng 5,5 tỷ đồng, doanh thu các vụ giám định lẻ cũng tăng lên. Để có được kết quả như vậy là do lãnh đạo phòng bám sát công việc, có những định hướng, quyết tâm, nhanh nhạy làm tốt công tác thị trường. Phòng luôn duy trì, nâng cao chất lượng dịch vụ, tác phong và thái độ phục vụ chuyên nghiệp đối với từng vị trí cán bộ cho đến giám định viên, mở rộng loại hình dịch vụ giám định, thành lập bộ phận marketing góp phần nâng cao hiệu quả, tính chuyên nghiệp trong công tác thị trường, thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, chủ động trong công tác tiếp thị và khai thác khách hàng. Dịch vụ tư vấn giám sát vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển.
Bên cạnh ba đơn vị hoàn thành xuất sắc doanh thu vượt mức kế hoạch được giao, VINACONTROL HÀ NỘI cũng có những đơn vị trực thuộc chưa hoàn thành kế hoạch vì lý do khách quan hay chủ quan do thay đổi chính sách của nhà nước, sự dịch chuyển dịch vụ mới của kinh tế - xã hội nên chưa hoàn thành được kế hoạch.
Bảng 2.6. Kết quả các mặt hàng giám định của toàn Chi nhánh TT Tên hàng Doanh số 2015 TT Tên hàng Doanh số 2015 (đ) Doanh số 2016 (đ) Tỷ lệ DS 2016/2015 (%) 1 Bông 1.598.736.002 1.225.351.390 77 2 Chè 680.668.108 869.268.241 128 3 Malt 877.263.641 664.954.550 76 4 Hóa chất, hạt nhựa,
phân bón, xăng dầu 2.853.343.096 1.314.175.809 46 5 Nguyên liệu sản xuất 3.910.770.550 7.968.806.159 204 6 Đá và khoáng các loại 2.060.114.835 492.745.575 24 7 Dăm gỗ 5.725.862.368 3.718.921.115 65 8 Dây chuyền thiết bị 4.981.587.024 941.884.841 19 9 Máy móc 9.136.691.842 13.544.977.104 148 10 Thiết bị điện, điện tử 3.584.433.064 3.544.977.104 99
11 Ôtô, xe máy, máy lẻ,
dụng cụ 3.683.595.656 4.796.158.171 130 12 Quặng 1.235.624.727 4.670.902.515 378 13 Than 1.392.824.409 1.251.988.578 90 14 Xi măng, thạch cao 1.715.417.733 2.248.129.562 131 15 Thép (KTNN) 5.929.430.396 3.307.589.363 56 16 Các mặt hàng giám định cho KSO:
-Ban Thị trường quản lý - KSO HCM quản lý 2.772.000.000 327.360.000 3.099.360.000 660.000.000 817.256.000 1.477.256.000 48 17 Các hàng hóa khác 2.208.459.500 7.192.329.173 326 Tổng cộng: 54.674.182.951 59.022.156.652 108 Nguồn : Phòng hành chính kế toán 2016
Những hạn chế trong khai thác thị trường
- Công tác khai thác thị trường chủ yếu tập trung vào sự nỗ lực của lãnh đạo chi nhánh, lãnh đạo các phòng với quan hệ sẵn có của các cá nhân, các đơn vị. Chưa lập được kế hoạch phát triển thị trường một cách chuyên nghiệp, phân cấp rõ ràng. Khai thác thị trường, khách hàng chưa trở thành thói quen thường xuyên của cán bộ quản lý, nhân viên, giám định viên/chứng nhận viên của các phòng.
- Việc nắm bắt thông tin của các đối thủ cạnh tranh chưa nhiều, thiếu chủ động trong nghiên cứu thị trường, thị phần của các tổ chức cạnh tranh để từ đó có các biện pháp khai thác hiệu quả.
- Khả năng đáp ứng các dịch vụ loại hình/loại hàng công nghệ cao còn hạn chế dẫn đến việc khai thác gặp khó khăn. Chưa đề ra biện pháp hữu hiệu và chiến lược cụ thể, chi tiết để tiếp cận.