8. Kết cấu của luận văn
1.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học
1.1.3. Đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học
tiêu chuẩn để kiểm định chất lƣợng. Giai đoạn 2006 - 2010, do không làm tốt công tác NCKH nên có những tiêu chí của tiêu chuẩn này đã không đạt đƣợc. Giai đoạn 2011- 2015 nếu không có giải pháp phù hợp để thực hiện tốt thì sẽ ảnh hƣởng đến việc đánh giá chất lƣợng nhà trƣờng.
Hoạt động NCKH sẽ góp phần quan trọng để khẳng định uy tín của nhà trƣờng với các trƣờng bạn trong toàn quốc. Mỗi bài viết tham gia hội thảo đƣợc đánh giá cao, mỗi công trình NCKH ở các cấp, mỗi bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành với tên cán bộ, giảng viên gắn với tên nhà trƣờng là một lần danh tiếng của nhà trƣờng đƣợc thể hiện. Danh tiếng tốt của nhà trƣờng, không phải là cái gì đó chung chung, trừu tƣợng mà nó phải đƣợc thể hiện thông qua thành tích đóng góp của từng cán bộ, giảng viên, sinh viên của nhà trƣờng. Thành tích của cá nhân góp phần làm nên thành tích của tập thể.
1.1.3. Đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học học
Các trƣờng đại học là bộ mặt phản ánh tầm cỡ và đóng góp quan trọng cho phát triển không ngừng của mỗi quốc gia. Vì thế, từ lâu các nƣớc đã rất quan tâm trong việc tạo dựng đƣợc nhiều trƣờng đại học có uy tín, đƣợc thừa
nhận ở tầm quốc tế, cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi cho toàn hệ thống đại học phát triển, trong đó có hoạt động NCKH.
Thực tiễn cho thấy, hoạt động NCKH cùng với chất lƣợng đào tạo là một trong hai nhiệm vụ quan trọng đối với bất cứ một trƣờng học. Phải khẳng định rằng, hoạt động NCKH luôn đi đôi và gắn liền với chất lƣợng đào tạo. Việc nhận thức đúng và tham gia có hiệu quả vào hoạt động NCKH là con đƣờng ngắn và hiệu quả nhất để nâng cao chất lƣợng đào tạo tại trƣờng học.
Trong bối cảnh giao lƣu và hội nhập của nƣớc ta nhƣ hiện nay, để khoa học công nghệ đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của xã hội, các nhà nghiên cứu, những ngƣời làm công tác khoa học, nhất là giảng viên tại các trƣờng đại học và cao đẳng phải là lực lƣợng nòng cốt trong việc nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu đó vào hoạt động giảng dạy và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, mỗi trƣờng luôn muốn tự làm mới mình, muốn không bị lạc hậu trƣớc xu thế phát triển ngày càng sâu và rộng của quá trình hội nhập, muốn luôn đổi mới, sáng tạo và đảm bảo chất lƣợng đào tạo cần phải coi trọng hoạt động NCKH trong suốt quá trình đào tạo của mình.... Để làm đƣợc điều đó thì mỗi nhà giáo phải thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ song hành là giảng dạy và NCKH, thực hiện mục tiêu lâu dài “ mỗi trƣờng học là một viện nghiên cứu”.
Ở Việt Nam, hoạt động NCKH trong nhà trƣờng vừa ít về số lƣợng, vừa yếu về chất lƣợng. Trong đó, nổi lên vấn đề đa phần các nghiên cứu từ xuất phát từ trƣờng đại học là các nghiên cứu lý thuyết, thiếu các nghiên cứu ứng dụng và càng ít các nghiên cứu, đề tài đƣợc thƣơng mại hóa. Điều này cũng đƣợc thể hiện rõ đối với kênh công bố quốc tế. Hiện nay, các công bố quốc tế của Việt Nam chủ yếu là các công bố về lý thuyết, ít công bố thuộc các ngành và môn có tác động nhiều đến quốc kế dân sinh, các công bố thuộc khoa học liên ngành, công nghệ và xã hội nhân văn. Hơn nữa, nếu nhƣ chỉ số trích dẫn
đƣợc coi là thƣớc đo chất lƣợng các công bố quốc tế thì chỉ số này của các nghiên cứu có địa chỉ từ Việt Nam cũng ít.