Cơ chế chính sách đối với việc sử dụng các công cụ tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng công cụ tài chính để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học( nghiên cứu một số trường đại học ở tỉnh Hải Dương) (Trang 48 - 52)

8. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng việc sử dụng công cụ tài chính để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa

2.2.1. Cơ chế chính sách đối với việc sử dụng các công cụ tài chính

Trong các trƣờng đại học, đào tạo và nghiên cứu khoa học là hai nội dung hoạt động thƣờng xuyên, bắt buộc. Các trƣờng đại học có nhiệm vụ tiến hành NCKH và phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo với NCKH và sản xuất. Uy tín của một trƣờng đại học trƣớc hết phụ thuộc vào chất lƣợng của hai hoạt động này, để nuôi dƣỡng và phát triển chúng thì cần phải có nhiều điều kiện, trong đó, vấn đề tài chính bao giờ và luôn luôn là vấn đề quan trọng, tiên quyết cho tất cả các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH).

Cơ chế chính sách tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ thƣờng là bao gồm việc huy động các nguồn thu, việc phân bổ cho các khoản chi, cơ chế giám sát tài chính và sự phân cấp tài chính giữa các bộ phận trong trƣờng. Một vấn đề quan trọng khác là sự tự chủ tài chính trong các trƣờng. Hiện nay chúng ta đã có Luật Khoa học và công nghệ, Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17-10-2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ, Nghị định số 10/NĐ-CP ngày 16-1-2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Ngoài ra, điều lệ trƣờng đại học đã đƣợc ban hành theo quyết định số153/2003/QĐ-TTg ngày 30-7-2003 của Thủ tƣớng Chính phủ... Đó là những văn bản pháp lý rất quan trọng để tạo điều kiện đổi mới và ứng dụng vào thực tiễn hoạt động của các trƣờng đại học và các văn bản này thực sự cởi trói cho các trƣờng đại học đã có điều kiện ứng dụng.

Nguồn tài chính (công cụ tài chính) cần thiết cho hoạt động KH&CN thƣờng là: Ngân sách Nhà nƣớc; Quỹ phát triển KH&CN tài trợ theo quy

định của luật pháp; Kinh phí thực hiện các đề tài NCKH cấp nhà nƣớc, cấp bộ, ngành, các chƣơng trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác đƣợc cấp có thẩm quyền giao; Vốn vay; Hợp tác quốc tế về KH&CN và một số nguồn vốn khác.

Cũng theo Nghị định 99/2014/NĐ-CP ra ngày 25/10/2014 của Chính phủ Quy định “việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học”đã chỉ ra Nguồn vốn đầu tƣ phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học gồm:

1. Ngân sách nhà nƣớc.

2. Nguồn thu hợp pháp của các cơ sở giáo dục đại học.

3. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của quốc gia, bộ, ngành, doanh nghiệp.

4. Nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc. 5. Nguồn vốn hợp pháp khác.

Với mục đích trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó các đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc quyền tự chủ, chủ động hơn từ vịệc sắp xếp nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và quản lý tài chính trong hoạt động của mình. Nghị định 43 ra đời xem nhƣ một bƣớc khai thông, mở rộng việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp. Sau đó, ngày 9/8/2006 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ số 71/2006/TTBTC hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 43/CP.

Có thể nói Nghị định 16/2015/NĐ-CP đã trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo nói riêng, thực hiện chủ trƣơng xã hội hoá giáo dục,vừa giảm bớt gánh nặng ngân sách để đầu tƣ cho các lĩnh vực khác vừa tạo điều kiện cho

các trƣờng nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo và đời sống của cán bộ, giảng viên, nhân viên.

Triển khai thực hiện Nghị định 16/2015/NĐ-CP các trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ do các cơ quan chủ quản giao (Đại học Hải Dƣơng và Đại học Kỹ thuật Y tế HD), đã lập phƣơng án tự chủ, tự chịu trách về tài chính. Căn cứ quy định chung về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, các cơ quan chủ quản các trƣờng đại học, cao đẳng công lập quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các trƣờng trực thuộc, trong đó xác định các trƣờng giáo dục đào tạo là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và mức kinh phí ngân sách cấp bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị.

Vào tháng 7 hàng năm các cơ quan chủ quản của các trƣờng trực thuộc có văn bản gửi các trƣờng lập dự toán thu tại các trƣờng và gửi dự toán ngân sách năm kế hoạch về cơ quan Tài chính của các cơ quan chủ quản (Vụ tài chính của các bộ, Sở tài chính của tỉnh) trên cơ sở đánh giá kết quả thu năm trƣớc, tính đúng, tính đủ các khoản thu theo quy định hiện hành, mang tính khả thi và sát thực tế; các khoản thu từ nguồn thu phí, lệ phí đƣợc để lại trƣờng theo chế độ quy định. ). , NSNN : Đối với các đơn vị sự nghiệp khối giáo dục đào tạo, phần kinh phí chi thƣờng xuyên cấp cho các trƣờng để thực hiện chức năng nhiệm vụ đào tạo ĐHCĐ, hỗ trợ lƣơng. Đối với nguồn kinh phí nhà nƣớc cấp chi thƣờng xuyên, các trƣờng đƣợc chủ động chi tiêu, cuối năm không sử dụng hết đƣợc phép chuyển sang năm sau, nguồn này các trƣờng đƣợc phép trích lập các quỹ và chi trả thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động. Còn phần kinh phí chi không thƣờng xuyên để thực hiện các nhiệm vụ: chi sự nghiệp khoa học và công nghệ, chi thực hiện tinh giản biên chế, chi đầu tƣ XDCB, mua sắm thiết bị, bồi dƣỡng cán bộ, giáo viên; xây dựng thẩm định khung chƣơng trình đào tạo; đào tạo sau đại học; kinh phí ngoài thƣờng

xuyên các trƣờng, hỗ trợ học sinh dân tộc miền núi, hỗ trợ các trƣờng mới nâng cấp. Nguồn kinh phí này các trƣờng không đƣợc phép chuyển sang năm sau nếu cuối năm không chi hết sẽ phải nộp trả NSNN. Trong trƣờng hợp muốn xin chuyển năm sau sử dụng phải có văn bản thẩm định của Bộ Tài chính. Nguồn kinh phí thứ ba là nguồn kinh phí cấp cho các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo gồm: Dự án đổi mới chƣơng trình giáo dục, sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy; dự án tăng cƣờng cơ sở vật chất trƣờng học. Thực tế cho thấy hiện nay nguồn NSNN luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo kinh phí cho hoạt động của các trƣờng, từ bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đến việc đảm bảo chế độ, chính sách cho học sinh, sinh viên thuộc đối tƣợng ƣu đãi của nhà nƣớc. Vì vậy nguồn kinh phí NSNN cấp càng có ý nghĩa quan trọng đối với các trƣờng công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.

Cho đến thời điểm hiện nay các trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, đã đƣợc giao tự chủ tài chính theo Nghi định 43, đƣợc phân loại là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, chƣa có đơn vị nào tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động. Việc thu và sử dụng học phí tại các trƣờng ĐHCĐ năm học 2009-2010 các trƣờng thực hiện thu học phí hệ chính quy theo Quyết định số 1310/QĐ-TTg ngày 21/8/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và GDĐH công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 việc miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đƣợc thực hiện theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Thủ tƣớng chính phủ. Trƣờng hợp nếu trong năm học Chính phủ sửa đổi, điều chỉnh khung học phí thì mức thu sẽ thay đổi theo khung học phí hiện hành. Ngoài ra cũng căn cứ tình hình thực tế trong quá trình đào tạo

và cân đối mức thu học phí theo từng ngành nghề và hệ đào tạo, dựa trên khung học phí hiện hành của Nhà nƣớc, hiệu trƣởng các trƣờng sẽ quyết định mức học phí cụ thể cho từng hệ đào tạo theo từng năm học, khóa học cho phù hợp. Các trƣờng cũng đã thực hiện đầy đủ chế độ miễn giảm cho các đối tƣợng chính sách xã hội theo quy định của Nhà nƣớc, đƣợc thể hiện công khai trong quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm.

Với việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập đã mở ra cơ hội cho các cơ sở giáo dục đại học công lập nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài sản của đơn vị, sử dụng ngân sách nhà nƣớc đƣợc giao tiết kiệm, hiệu quả hơn. Sở dĩ nhƣ vậy vì khi thực hiện chế độ giao, khoán mức chi nhƣ điện thoại, văn phòng, công tác phí… sẽ giảm đáng kể chứng từ, hóa đơn, các đơn vị sử dụng tiết kiệm các nguồn kinh phí để từ đó góp phần vào việc tăng thu nhập cho giảng viên và cán bộ công nhân viên. Hơn nữa, việc thực hiện cơ chế này còn góp phần sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực.

Khi nguồn thu tăng lên, các trƣờng đại học sẽ có những nguồn lực tài chính để tăng đầu tƣ cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực và cho hoạt động NCKH để từ đó nâng cao chất lƣợng giáo dục giáo dục đại học. Với việc trao quyền tự chủ tài chính, các trƣờng đại học sẽ có điều kiện để tăng thu, tiết kiệm chi, có nguồn lực nâng cao đời sống, thu nhập của giảng viên, tạo động lực để họ tích cực lao động nâng cao chất lƣợng đào tạo.

2.2.2. Những công cụ tài chính được sử dụng tại trường Đại học Hải Dương và Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng công cụ tài chính để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học( nghiên cứu một số trường đại học ở tỉnh Hải Dương) (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)