Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong hoạt động nghiên cứu khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng công cụ tài chính để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học( nghiên cứu một số trường đại học ở tỉnh Hải Dương) (Trang 81 - 85)

8. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong hoạt động nghiên cứu khoa

tế Hải Dương

Khi phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động NCKH, có thể nhận thấy những nguyên nhân hạn chế cơ bản sau:

Đa số cán bộ viên chức của nhà trƣờng chƣa nhận thức đúng vai trò, vị trí và chức năng của ngƣời giảng viên trong xã hội hiện đại là vừa là nhà giáo, vừa là nhà khoa học.

Với qui mô phát triển của nhà Trƣờng, số lƣợng sinh viên ngày càng đông, số cán bộ giảng viên đi học nhiều, dẫn đến tình trạng khối lƣợng công việc giảng dạy lớn (thể hiện qua số lƣợng vƣợt giờ hằng năm) nên giảng viên không còn thời gian để tự bồi dƣỡng, cập nhật thông tin khoa học, tham gia nghiên cứu khoa học. Ngoài sự hạn chế về thời gian, còn cả hạn chế về năng

lực NCKH làm cho cán bộ giảng viên chỉ muốn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ giảng dạy, không quan tâm đến công tác NCKH.

Giảng viên các bộ môn tham gia nghiên cứu chƣa đồng đều, các đề tài tập trung chỉ ở một số giảng viên.

Sự gắn kết giữa nghiên cứu và giảng dạy còn thấp:Nhiều giảng viên theo đuổi hƣớng nghiên cứu khác xa với môn học do mình đảm nhiệm nên mục tiêu “bổ sung cho nội dung giảng dạy” sau khi nghiên cứu không đem lại kết quả. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, trong một số trƣờng đại học còn cả các viện nghiên cứu nhƣng việc gắn kết, sử dụng các kết quả nghiên cứu phục vụ giảng dạy và học tập còn chƣa đƣợc đặt ra: ngƣời giảng dạy vẫn giảng dạy còn ngƣời nghiên cứu vẫn nghiên cứu một cách độc lập, tách rời nhau.

Cả hai trƣờng đại học còn chƣa có sự liên kết để tăng thêm nguồn ngân sách cho hoạt động nghiên cứu. Các trƣờng còn chƣa biết đến mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với nhà trƣờng, tính liên kết giữa các trƣờng trong phạm vi ngành dọc, hoặc các trƣờng đại học ở Việt Nam còn yếu nên chƣa có đƣợc nhiều nguồn vốn đầu tƣ cho hoạt động NCKH

Vẫn chƣa huy động hết năng lực trong việc thu hút nguồn vốn đầu tƣ từ các nhà tài trợ trong và ngoài nƣớc, các tổ chức và các cá nhân quan tâm đến hoạt động NCKH trong các trƣờng.

Ngân sách dành cho NCKH hoàn toàn mang tính chất tƣợng trƣng, chƣa đƣợc chú trọng đúng mức , chƣa góp phần giải quyết đƣợc nhƣ cầu "cơm áo gạo tiền" của giảng viên nên họ dành nhiều thời gian cho việc giảng dạy. Cụ thể là:

Thiếu cơ chế sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí từ các các công cụ tài chính cho hoạt động NCKH và chƣa có phƣơng thức quản lý nguồn tài chính này:

Công tác quản lý tài chính chậm chuyển đổi, vẫn mang nặng tính bao cấp, kinh phí cho NCKH vẫn do nguồn NSNN là chính mặc dù các nguồn thu khác vẫn có nhƣng chƣa biết tận dụng hết

Việc cấp phát tài chính còn mang tính bình quân và hành chính, tình trạng phân bổ còn phân tán. Thêm nữa việc cấp kinh phí thƣờng chậm, song quyết toán phải theo tiến độ nên buộc các chủ nhiệm đề tài phải đối phó để kết thúc, gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng nghiên cứu.

Các yêu cầu thanh toán tài chính rất phức tạp, quá nhiều hoá đơn chứng từ thanh toán cho một đề tài. Điều này làm cho cán bộ nghiên cứu thấy phiền phức. thủ tục rƣờm rà, mất nhiều thời gian cho khâu hoàn thiện chứng từ thanh toán và nhiều khi mang tính đối phó.

Thiếu cơ chế gắn kinh phí với nghiên cứu chất lƣợng đề tài nghiệm thu. Tiêu chuẩn đánh giá vẫn nặng về định tính và chƣa gắn với kinh phí đƣợc giao. Hầu hết các đề tài đƣợc đánh giá là tốt nhƣng khả năng ứng dụng kém, chƣa có sự phân biệt, khen thƣởng, động viên xứng đáng với các đề tài có giá trị thực tế cao.

Chính sách khuyến khích NCKH còn thiếu tính đồng bộ và chƣa tạo đƣợc động lực NCKH trong cán bộ giảng viên. Hội đồng khoa học thiếu những định hƣớng NCKH hàng năm cho giảng viên.

Thƣ viện chƣa thực hiện và phát huy hết vai trò cung cấp thông tin, là cầu nối giữa giảng viên và hoạt động NCKH.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong Chƣơng 2 này tác giả giới thiệu khái quát về 2 trƣờng đại học là Trƣờng Đại học Hải Dƣơng và Trƣờng Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dƣơng. Tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng việc sử dụng công cụ tài chính để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học tại một số trƣờng đại học ở tỉnh Hải Dƣơng, cụ thể là các công cụ tài chính này đƣợc huy động từ: Nguồn ngân sách Nhà nƣớc hàng năm cấp cho hai trƣờng, nguồn ngân sách thƣờng xuyên từ việc thu học phí của sinh viên- đây là 2 nguồn ngân sách chủ đạo và từ các nguồn ngân sách khác nhƣ ngân sách từ các nhà tài trợ, các tổ chức, các doanh nghiệp,... (nhƣng gần nhƣ là không có). Trên cơ sở đó tác giả đƣa ra những đánh giá về việc sử dụng công cụ tài chính này để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học tại hai trƣờng đại học trên thông qua việc phân tích những thành tựu đạt đƣợc và những hạn chế, thiếu sót, tồn tại trong hoạt động NCKH của giảng viên và sinh viên của hai trƣờng, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trên.

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH ĐỂ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TRƢỜNG ĐẠI

HỌC HẢI DƢƠNG VÀ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng công cụ tài chính để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học( nghiên cứu một số trường đại học ở tỉnh Hải Dương) (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)