8. Kết cấu của luận văn
3.1. Định hƣớng phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học và việc sử dụng công cụ tà
dụng công cụ tài chính để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học tại Trƣờng Đại học Hải Dƣơng và Trƣờng Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dƣơng
Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, nền giáo dục của quốc gia nói chung, của trƣờng nói riêng phải có những thay đổi chuyển mình để tìm ra con đƣờng phát triển cho sự nghiệp tƣơng lai cho mình và cho cả dân tộc. Trong đó giảng viên các trƣờng đại học đóng vai trò tiên phong. Giảng viên đại học là ai? Tại sao họ là những ngƣời đóng vai trò trọng tâm của sự chuyển mình của đất nƣớc? Ở các trƣờng đại học lớn của các quốc gia phát triển, giảng viên đại học đƣợc định nghĩa là ngƣời ba chức năng chính: (1) Nhà giáo, (2) nhà khoa học và (3) nhà cung ứng dịch vụ cho cộng đồng. Trong đó, với chức năng là nhà khoa học, giảng viên phải thực hiện chức năng giải thích và dự báo các vấn đề của tự nhiên và xã hội mà loài ngƣời và khoa học chƣa có lời giải. Nghiên cứu khoa học, tìm cách ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học về thực tiễn đời sống và công bố các kết quả nghiên cứu cho cộng đồng. Các kết quả nghiên cứu đƣợc công bố trên các tạp chí chuyên ngành chính là thƣớc đo chất lƣợng có ý nghĩa nhất đối với một công trình nghiên cứu chỉ khi đƣợc công bố rộng rãi và đi vào ứng dụng của nhà khoa học mới hoàn thành sứ mệnh xã hội mình.
Nâng cao chất lƣợng đào tạo là nhiệm vụ thƣờng xuyên và cự kỳ quan trọng của các trƣờng, nó chính là uy tín, danh dự và sự tồn tại của một nhà trƣờng trong bối cảnh có sự cạnh tranh giữa các trƣờng ngƣời học tự do lựa
chọn các trƣờng có uy tín, chất lƣợng giáo dục. Nâng cao chất lƣợng đào tạo cũng khẳng định “thƣơng hiệu” của từng trƣờng. Chất lƣợng đào tạo – Nghiên cứu khoa học đƣợc xem nhƣlà hai mặt của một quá trình phát triển nhà trƣờng. Hai mặt này thống nhất và tác động lẫn nhau, là nền tảng quan trọng và cơ bản đảm bảo chất lƣợng giáo dục trong các trƣờng.
Theo dự án “Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2011- 2020”8
- Quy mô đào tạo đến năm 2015 của các trƣờng chuyên nghiệp của tỉnh đạt 16.000 học sinh sinh viên, các trƣờng của trung ƣơng là 40.200 học sinh sinh viên.
- 100% các trƣờng đại học, cao đẳng thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ;
- Phát triển mạnh giáo dục chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học (gồm từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên). Nâng cấp một số trƣờng cao đẳng đủ điều kiện lên trƣờng đại học, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc mở trƣờng đại học trên địa bàn tỉnh;
- Nâng cao khả năng nghiên cứu - triểu khai, ứng dụng, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của đội ngũ khoa học và công nghệ của tỉnh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Liên tục rà soát, đánh giá chất lƣợng và những điều kiện đảm bảo chất lƣợng của các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học của tỉnh. Gắn đào tạo với sử dụng;
8 . UBND tỉnh Hải Dương (2011), Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2011-2020, Quyết định số 2647/QĐ-UBND ngày 19/9/2011
- Xã hội hóa việc đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề và các trung tâm đào tạo nghề liên kết với các doanh nghiệp đồng thời thực hiện các cơ chế, chính sách ƣu đãi (thuế, tín dụng, đất đai...) để khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tƣ cho đào tạo nhân lực;
Về nhu cầu vốn cho đào tạo nhân lực đáp ứng mục tiêu đạt 80% lực lƣợng lao động qua đào tạo vào năm 2020, nguồn vốn cần thiết cần xấp xỉ 150 tỷ/năm (dành cho các cấp dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học). Trong giai đoạn 2011 - 2020, tổng nguồn vốn cho đào tạo nhân lực cho các cấp này ƣớc tính là khoảng 1.593 tỷ đồng.
Về nhu cầu vốn cho đầu tƣ xây dựng mới, cải tạo các cơ sở đào tạo nhân lực các cấp, Hải Dƣơng cần nguồn vốn khoảng 1.159 tỷ đồng trong giai đoạn 10 năm tới. Nhƣ vậy tổng nhu cầu vốn cho đào tạo và xây dựng cơ sở đào tạo là 2.753 tỷ đồng;
Khả năng huy động vốn: Giai đoạn 2011-2020 ngân sách tỉnh có thể bố trí nguồn lực là 1.270 tỷ đồng. Dự báo tổng số tiền cho đào tạo và đầu tƣ cho các cơ sở đào tạo giai đoạn 2011-2020 là 2.753 tỷ động, nhƣ vậy ngân sách địa phƣơng có thể đảm bảo khoảng 51% (1.270/2753 tỷ đồng) còn lại phải huy động từ các nguồn khác từ ngân sách trung ƣơng, và các nguồn ngoài ngân sách khác (bao gồm vốn từ nƣớc ngoài, vốn từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và từ ngƣời dân).
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và kinh tế thị trƣờng phát triển, cần tận dụng tối đa nguồn vốn xã hội hóa trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là từ khu vực doanh nghiệp.
Với tầm nhìn xây dựng Trƣờng Đại học Hải Dƣơng và Trƣờng Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dƣơng phát triển theo định hƣớng Đại học nghiên cứu, công tác nghiên cứu khoa học đƣợc nhà Trƣờng xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình phát triển. Nhà Trƣờng phấn đấu trở thành một trong những Trung tâm nghiên cứu khoa học và y tế uy tín ở Việt Nam trong lĩnh vực y tế và kinh tế.
Các nhiệm vụ nghiên cứu, quản lý khoa học của trƣờng trong thời gian tới:
Thứ nhất, đổi mới cơ chế hoạt động KH&CN: Hai trƣờng sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lý các hoạt động KH&CN phù hợp với tình hình thực tế của Trƣờng, bên cạnh đó còn chú trọng các quy định về ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế, thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Tích cực áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý các hoạt động khoa học công nghệ: xây dựng các phần mềm quản lý, đƣa các thông tin khoa học công nghệ để kịp thời hƣớng dẫn cho các đơn vị.
Thứ hai, xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh trong lĩnh vực kinh tế, luật và quản lý. Các nhóm nghiên cứu mạnh đƣợc xem là mũi nhọn trong việc đăng ký và thực hiện các đề tài NCKH ở các cấp, đặc biệt là các đề tài cấp Quốc gia và địa phƣơng.
Thứ ba, phát triển trung tâm Nghiên cứu kinh tế - tài chính trở thành Trung tâm nghiên cứu hàng đầu trong khu vực phía nam. Với định hƣớng tăng cƣờng ứng dựng các công cụ toán học vào kinh tế, luật và quản lý.
Thứ tư, gắn kết NCKH với đào tạo, đẩy mạnh hoạt động NCKH trong cán bộ trẻ và sinh viên. Tăng cƣờng sự gắn kết giữa NCKH với hoạt động đào tạo luôn đƣợc nhà Trƣờng quan tâm và đầu tƣ. Hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên, cho giảng viên đặc biệt là các cán bộ khoa học trẻ đƣợc
tiến hành thực hiện định kỳ hằng năm. Ngoài ra Trƣờng cũng cử một số cán bộ trẻ tham gia đào tạo, nghiên cứu tại nƣớc ngoài nhằm nâng cao kiến thức và khả năng nghiên cứu. Bên cạnh đó là các hoạt động khoa học khác nhƣ: các buổi seminar chuyên đề, hội thảo khoa học…đƣợc diễn ra thƣờng xuyên nhằm tạo ra môi trƣờng học tập, nghiên cứu cho giảng viên.
Thứ năm, đẩy mạnh hợp tác trong nƣớc, hội nhập và hợp tác quốc tế trong KHCN: Trƣờng thƣờng xuyên đẩy mạnh mở rộng các hoạt động này, nhằm khẳng định uy tín cũng nhƣ góp phần nâng chất lƣợng của các cán bộ khoa học trong Trƣờng.