Đại học kỹ thuậ ty tế Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng công cụ tài chính để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học( nghiên cứu một số trường đại học ở tỉnh Hải Dương) (Trang 42 - 48)

8. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát về trƣờng Đại học Hải Dƣơng và trƣờng Đại học kỹ thuậ ty tế Hải Dƣơng

2.1.2. Đại học kỹ thuậ ty tế Hải Dương

Lịch sử hình thành và phát triển

Từ 1960 - 1977:

Trƣờng Y sỹ Hải Dƣơng (Quyết định số 18/TCCB ngày 5/9/1960 của Ủy ban Hành chính tỉnh Hải Dƣơng), Trƣờng Cán bộ Y tế Hải Hƣng, Trƣờng Trung học Y tế Hải Hƣng: đào tạo y sỹ, dƣợc sỹ, y tá, nữ hộ sinh trung học

Trƣờng Trung học Kỹ thuật Y tế 1- Bộ Y tế, đào tạo KTV Xét nghiệm, Xquang, Vật lý trị liệu/ Phục hồi chức năng, Gây mê hồi sức, Y sỹ Nha, Điều dƣỡng đa khoa, hộ sinh trung cấp

Tháng 4/2001:

Nâng cấp thành Trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Y tế 1 - Bộ Y tế (Quyết định số 1952 /QĐ-BGD&ĐT ngày 24/4/2001), đào tạo Điều dƣỡng và Kỹ thuật y học 7 chuyên ngành Cao đẳng (KTV Xét nghiệm, Kỹ thuật hình ảnh, Vật lý trị liệu/ Phục hồi chức năng, Điều dƣỡng Đa khoa, Điều dƣỡng Nha khoa, Điều dƣỡng Gây mê hồi sức, Hộ sinh) và 08 chuyên ngành hệ Trung cấp

Từ 2006: Đào tạo thêm 03 chuyên ngành Cao đẳng: Dinh dƣỡng - Tiết chế, Kiểm nghiệm ATVSTP và Y học Dự phòng

Từ tháng 7/2007:

- Nâng cấp thành Trƣờng Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dƣơng (Quyết định 868/QĐ-TTg ngày 12/7/2007)

-Từ năm học 2008 - 2009: Đào tạo trình độ Đại học các chuyên ngành: Điều dƣỡng, Xét nghiệm, Kỹ thuật hình ảnh và VLTL

Trƣờng Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dƣơng có sứ mệnh đào tạo Kỹ thuật Y học và Điều dƣỡng ở trình độ đại học, sau đại học và thấp hơn; nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Nhà trƣờng cam kết tạo cho ngƣời học một môi trƣờng giáo dục dân chủ, kỷ cƣơng, minh bạch, văn hoá và có tính chuyên nghiệp cao. Đảm bảo cho ngƣời học sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực theo chuẩn, có đạo đức nghề nghiệp, ngoại ngữ chuyên ngành và kỹ năng giao tiếp ứng xử, làm việc nhóm và khả năng học tập suốt đời. Hợp tác, phát triển về đào tạo, nghiên cứu và thực hành với các cơ sở, theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế. Phát huy thế mạnh của Trƣờng về đào tạo các chuyên ngành kỹ thuật y

học, cam kết cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đạt chuẩn, đảm bảo nhanh chóng, tiện lợi và an toàn cho mọi ngƣời dân và cộng đồng.

Khuôn viên chính của Trƣờng Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dƣơng có tổng diện tích gần 10 ha, đƣợc quy hoạch thành 2 khu (QĐ 3781/QĐ-UB ngày 17/9/2003 của UBND tỉnh Hải Dƣơng v/v giao đất và Quyết định 4036/QĐ- BYT ngày 31/10/2002 của Bộ trƣởng BYT phê duyệt Dự án đầu tƣ XD cải tạo, mở rộng

Trƣờng CĐKTYT1):

- Khu A: bao gồm Bệnh viện thực hành, Trung tâm Kiểm nghiệm ATTP và khu thực hành

- Khu B: bao gồm Nhà hiệu bộ, 03 ký túc xá 5 tầng, sân chơi, bãi tập. Ngày 31/12/2009, Bộ trƣởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 5269/QĐ-BYT cho phép chuẩn bị đầu tƣ và lập dự án đầu tƣ xây dựng mở rộng Trƣờng ĐHKTYT Hải Dƣơng (giai đoạn 2).

Là một trƣờng đào tạo kỹ thuật nên Nhà trƣờng đặc biệt chú ý đã tăng cƣờng bổ sung nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho dạy - học nhƣ máy siêu âm màu 4 chiều, máy xquang kỹ thuật số, máy xquang chụp vú, máy nội soi dạ dày có kết nối camera, nội soi cổ tử cung, máy xét nghiệm hoá sinh tự động, máy xét nghiệm huyết học 26 thông số, máy XN hoá miễn dịch phát quang, labo phục hình răng, labo xét nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm, Độc chất học và Dinh dƣỡng - Tiết chế, xét nghiệm sinh học phân tử, xây dựng 3 nhà ký túc xá 5 tầng có chỗ ở cho hơn 1000 sinh viên và 01 nhà điều hành; xây dựng thêm nhiều phòng học có trang bị phƣơng tiện dạy học hiện đại, đã đầu tƣ trang thiết bị cho giảng đƣờng 300 chỗ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dƣơng, máy chiếu cho giảng đƣờng tại Bệnh viện 7 - Quân khu 3 và mua sắm nhiều trang thiết bị hiện đại khác phục vụ đào tạo thực hành chuyên ngành Trƣờng đang đào tạo.

Quy mô đào tạo

- Giai đoạn 2010 đến 2015: 3.500 - 4.000 học sinh sinh viên/ năm Hiện tại: hơn 4.000 học sinh sinh viên/ năm

- Giai đoạn 2015 đến 2020: 5.000 - 7.000 học sinh sinh viên/ năm

Đội ngũ cán bộ giảng dạy

Với mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lƣợng đào tạo, Trƣờng Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dƣơng luôn quan tâm phát triển đội ngũ giảng viên. Đến nay, tổng số cán bộ viên chức của Trƣờng là 338, trong đó có 248 giảng viên, bao gồm: 01 phó giáo sƣ, 13 Tiến sỹ (10 nghiên cứu sinh bảo vệ trong năm 2010), 114 thạc sỹ. Ngoài ra Trƣờng còn có 463 giảng viên kiêm nhiệm, thỉnh giảng: 24 Giáo sƣ, 33 Phó giáo sƣ, 57 Tiến sỹ và 235 Thạc sỹ từ các Trƣờng Đại học Y, Bệnh viện, Viện nghiên cứu. Bên cạnh đó trƣờng cũng thƣờng xuyên mời các giảng viên nƣớc ngoài, Việt kiều tham gia giảng dạy cho sinh viên, đồng thời gửi giảng viên tham gia khóa đào tạo từ xa của Trƣờng Đại học Công nghệ Queensland - Australia.

Chuyên ngành đào tạo

- Ngành Y Đa khoa (Bác sỹ đa khoa): Có y đức, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về y học, có khả năng nghiên cứu khoa học và tự học nâng cao trình độ để xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề sức khỏe của cá nhân và cộng đồng.

- Dinh dƣỡng - Tiết chế: Kỹ thuật viên Dinh dƣỡng - tiết chế có khả năng chăm sóc dinh dƣỡng, thực hiện các kỹ thuật tiết chế dinh dƣỡng; đánh giá hiệu quả của can thiệp dinh dƣỡng và tiết chế điều trị; giáo dục/tƣ vấn dinh dƣỡng, tiết chế dinh dƣỡng cho các đối tƣợng trong bệnh viện và cộng đồng; có đạo đức nghề nghiệp, khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, có kỹ năng giao tiếp hiệu quả với các nhân viên y tế, với ngƣời bệnh và cộng đồng và khả năng học tập suốt đời

- Điều dƣỡng Sản phụ khoa: Ngƣời điều dƣỡng sản phụ khoa có khả năng lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ phụ nữ & trẻ em; giáo dục truyền thông về sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình cho phụ nữ và cộng đồng; có đạo đức nghề nghiệp, khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, có kỹ năng giao tiếp hiệu quả để nâng cao khả năng hợp tác với các nhân viên y tế, với ngƣời bệnh và cộng đồng và khả năng học tập suốt đời

- Điều dƣỡng Gây mê hồi sức: Ngƣời Điều dƣỡng Gây mê hồi sức có khả năng thực hiện các kỹ thuật Gây mê hồi sức; theo dõi chăm sóc bệnh nhân trƣớc, trong và sau gây mê gây tê; lập kế hoạch và thực hiện quy trình điều dƣỡng; có đạo đức nghề nghiệp, khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, có kỹ năng giao tiếp hiệu quả để nâng cao khả năng hợp tác với các nhân viên y tế, với ngƣời bệnh và khả năng học tập suốt đời

- Điều dƣỡng Nha khoa: Ngƣời Điều dƣỡng Nha khoa có khả năng thực hiện các kỹ thuật phát hiện, xử trí chăm sóc và dự phòng các bệnh răng miệng thông thƣờng; tƣ vấn, giáo dục sức khỏe răng miệng cho ngƣời bệnh và cộng đồng; có đạo đức nghề nghiệp, khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, có kỹ năng giao tiếp hiệu quả để nâng cao khả năng hợp tác với các nhân viên y tế, với ngƣời bệnh và cộng đồng và khả năng học tập suốt đời.

- Vật lý trị liệu: Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu tuỳ trình độ đào tạo có khả năng lập và thực hiện kế hoạch can thiệp vật lý trị liệu có hệ thống, an toàn cho ngƣời bệnh; quản lý, phòng ngừa tàn tật, phục hồi chức năng và giáo dục sức khoẻ cho ngƣời bệnh, ngƣời tàn tật và cộng đồng; có đạo đức nghề nghiệp, khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và học tập suốt đời.

- Kỹ thuật viên Kỹ thuật hình ảnh: tuỳ từng trình độ đào tạo có khả năng thực hiện các kỹ thuật ở các mức độ khác nhau về lĩnh vực hình ảnh y học: chụp Xquang, cắt lớp vi tính, cộng hƣởng từ; siêu âm; ghi hình phóng xạ, xạ

trị và trợ giúp Bác sỹ chuyên ngành thực hiện các kỹ thuật hình ảnh can thiệp đảm bảo chính xác, an toàn phóng xạ phục vụ yêu cầu chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu khoa học; có đạo đức nghề nghiệp, khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và khả năng học tập suốt đời.

- Xét nghiệm Y học dự phòng: Kỹ thuật viên Y học dự phòng có khả năng thực hiện kỹ thuật Xét nghiệm môi trƣờng đất, nƣớc và không khí; xét nghiệm lâm sàng cơ bản về huyết học, hoá sinh, vi sinh, ký sinh trùng; giám sát dịch tễ học và đề xuất các giải pháp xử lý; thực hiện truyền thông - giáo dục sức khỏe và các chƣơng trình y tế quốc gia; có đạo đức nghề nghiệp, tác phong thận trọng, chính xác, làm việc theo nhóm và khả năng học tập suốt đời - Xét nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm: Kỹ thuật viên Xét nghiệm ATVSTP có khả năng thực hiện kỹ thuật xét nghiệm vi sinh, hóa lý và hoá độc thực phẩm theo chuẩn phòng thí nghiệm, giám sát ATVSTP phục vụ yêu cầu kiểm nghiệm ATVSTP và nghiên cứu khoa học, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tác phong thận trọng, chính xác, làm việc theo nhóm và khả năng tự học suốt đời.

- Kỹ thuật Xét nghiệm Y học: Kỹ thuật viên Xét nghiệm tuỳ trình độ đào tạo có khả năng thực hiện kỹ thuật ở các mức độ khác nhau về các lĩnh vực xét nghiệm: Huyết học - Truyền máu, Hoá sinh, Vi sinh, Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh và Độc chất học đảm bảo chính xác, theo chuẩn phòng thí nghiệm phục vụ yêu cầu chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu khoa học, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tác phong thận trọng, chính xác, làm việc độc lập và theo nhóm và khả năng tự học suốt đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng công cụ tài chính để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học( nghiên cứu một số trường đại học ở tỉnh Hải Dương) (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)