8. Kết cấu của luận văn
1.2. Các công cụ tài chính và vai trò của nó trong việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu
1.2.2. Sử dụng các công cụ tài chính trong việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa
cứu khoa học
Tài chính và các hình thức hoạt động của nó là mang tính khách quan. Do vậy, để sử dụng các CCTC có hiệu quả và hƣớng vào thực hiện các mục tiêu, đòi hỏi các chủ thể cần phải hoạch định chính sách, chiến lƣợc, trong đó có sự lựa chọn và sử dụng hệ thống các công cụ sao cho thích hợp với phạm vi, đặc điểm hoạt động và khuôn khổ luật pháp.
NCKH và phát triển công nghệ là nhiệm vụ của tất cả các cơ quan nhà nƣớc, là yêu cầu tất yếu của mọi doanh nghiệp. Do đó cần coi nhiệm vụ KHCN là một phần nhiệm vụ của đơn vị mình chứ không phải tất cả là nhiệm vụ của ngành KHCN. Luật KH&CN (sửa đổi năm 2013), nhiều Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ KH&CN, Bộ Tài chính và các ban, ngành đã đƣợc ban hành. Riêng với Hà Nội cũng đã chủ động nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động KH&CN (KH&CN) trên địa bàn, nhƣ: Chƣơng trình số 22 - CTR/TU ngày 25/4/2013 của Thành uỷ về “Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế”, Nghị quyết số 04/ NĐ -
HĐND ngày 12/7/2013 của HĐND thành phố về chính sách ƣu đãi áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tƣ đầu tƣ phát triển KH&CN…
Triển khai Luật KH&CN năm 2013, Bộ KH&CN đã xây dựng và trình nhiều chính sách nhằm khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học trong trƣờng đại học. Thời gian tới, chính sách sẽ tập trung dành kinh phí và biên chế thỏa đáng cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Cùng với đó, việc thành lập các trung tâm ƣơm tạo và chuyển giao công nghệ trong trƣờng đại học sẽ đƣợc triển khai nhƣ là cầu nối giữa ngƣời nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp, hỗ trợ nuôi dƣỡng các ý tƣởng mới, hoàn thiện và thƣơng mại hóa các ý tƣởng, sáng kiến, kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, chính sách xác định phân chia lợi nhuận đối với tác giả, những ngƣời nghiên cứu khoa học cũng đang đƣợc xây dựng nhằm bảo đảm quyền lợi bản quyền chuyển giao một cách đích đáng cho ngƣời nghiên cứu. Với những chính sách đột phá mới về phát triển KH&CN, tin tƣởng sẽ tạo động lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong trƣờng đại học với nhiều thành tựu, ứng dụng mới.
ở Việt Nam, quản lý tài chính ở các trƣờng đại học c phần lớn vẫn theo cơ chế Nhà nƣớc cấp phát ngân sách theo kiểu “bình quân chủ nghĩa”, tức là chỉ căn cứ trên chỉ tiêu kết quả đầu ra hoặc nhiệm vụ đƣợc giao chứ chƣa tính đến mặt hiệu quả. Hơn nữa, quản lý tài chính theo cơ chế này chƣa làm rõ trách nhiệm chia sẻ kinh phí đào tạo giữa Nhà nƣớc, xã hội và ngƣời học. Do vậy, việc khuyến khích các trƣờng ĐHCL đầu tƣ cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, vẫn còn tạo ra sự thiếu bình đẳng về điều kiện phát triển của các trƣờng ĐHCL với các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập và đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học có yếu tố nƣớc ngoài
ý thức đƣợc tầm quan trọng của tự chủ tài chính trong các trƣờng ĐHCL, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP, quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính
đối với đơn vị sự nghiệp công lập, nhằm tạo điều kiện cho các trƣờng ĐHCL chủ động hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ và tổ chức hoạt động. Tuy nhiên, những cơ chế chính sách vận dụng trong ngành giáo dục và đào tạo và quản lý tài chính lại chƣa đƣợc sửa đổi một cách đồng bộ, nhất là trong các vấn đề: Làm rõ trách nhiệm chia sẻ kinh phí đào tạo giữa Nhà nƣớc, xã hội và ngƣời học; quy định mức trần học phí.
Để khắc phục vấn đề này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 77/NQ - CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục ĐHCL, giai đoạn 2014 - 2017. Qua đó, Nhà nƣớc thực hiện trao quyền tự chủ cho các trƣờng ĐHCL một cách toàn diện hơn. Đầu năm 2015, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 15/2015/NĐ - CP, quy định quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập thay cho Nghị định 43/2006/NĐ-CP (bao gồm các trƣờng ĐHCL) và xác định rõ lộ trình thực hiện cơ chế tự chủ cho các đơn vị này.
Thực tế cho thấy trong các đơn vị sự nghiệp, nguồn thu thƣờng đƣợc hình thành từ các nguồn:
Nguồn kinh phí cấp phát từ ngân sách nhà nƣớc (NSNN) để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn đƣợc giao. Đây là nguồn thu mang tính truyền thống và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên, với chủ trƣơng đổi mới tăng cƣờng tính tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp, tỷ trọng nguồn thu này trong các đơn vị sẽ có xu hƣớng giảm dần nhằm làm giảm bớt gánh nặng đối với NSNN.
Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: gồm các khoản thu phí, lệ phí thuộc NSNN theo quy định của pháp luật, theo chế độ đƣợc phép để lại đơn vị. Ví dụ trong sự nghiệp y tế, các khoản thu sự nghiệp gồm thu viện phí, thu dịch vụ khám chữa bệnh, thu từ thực hiện các biện pháp tránh thai, thu bán các sản
phẩm vắc xin phòng bệnh… Cùng với việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính, tỷ trọng nguồn thu này trong các đơn vị sự nghiệp có xu hƣớng ngày càng tăng. Điều này đòi hỏi các đơn vị phải tổ chức khai thác các nguồn thu hợp pháp này nhằm tăng cƣờng năng lực tài chính của đơn vị.
Các khoản thu từ nhận viện trợ, biếu tặng, các khoản thu khác không phải nộp ngân sách theo chế độ. Đây là những khoản thu không thƣờng xuyên, không dự tính trƣớc đƣợc chính xác nhƣng có tác dụng hỗ trợ đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Các nguồn khác nhƣ nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc theo quy định của pháp luật.
Với các nguồn thu nhƣ trên, đơn vị sự nghiệp đƣợc tự chủ thực hiện nhiệm vụ thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tƣợng thu do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định. Trƣờng hợp cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tƣợng, nhƣng không đƣợc vƣợt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định. Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị đƣợc quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.