Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng công cụ tài chính để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học( nghiên cứu một số trường đại học ở tỉnh Hải Dương) (Trang 60 - 78)

8. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Về nguồn thu: Nguồn thu của các hai trƣờng Đại học Hải Dƣơng và Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dƣơng trong 3 ( 2013-2015) năm đều có xu hƣớng năm sau tăng hơn so với năm trƣớc tăng bình quân 3 năm là 9,25%. Cả hai nguồn NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp đều tăng qua các năm; Nhƣ vậy khi chuyển sang thực hiện Nghị định số 43/CP đƣợc khoán phần kinh phí ngân sách cấp cho hoạt động thƣờng xuyên, các trƣờng đã chủ động và tích cực khai thác các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, hoạt động cung ứng dịch vụ nhằm không ngừng tăng nguồn thu của nhà trƣờng để đầu tƣ phát triển quy mô và chất lƣợng đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lƣợng cao của xã hội;

Về cơ cấu nguồn thu: Nguồn thu sự nghiệp của hai trƣờng đều chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn NSNN cụ thể năm 2011 chiếm tỷ trọng 56,7%, năm 2014 chiếm tỷ trọng 56,7%, năm 2015 117 chiếm tỷ trọng 55,6 %. Nhƣ vậy các trƣờng đã chủ động khai thác các nguồn thu sự nghiệp và thu khác, đảm bảo quyền tự chủ của đơn vị, tạo điều kiện để tăng thu nhập cho cán bộ, giảng viên và tăng các khoản chi đầu tƣ để nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Về nguồn vốn đầu tƣ phát triển: Tỷ trọng vốn đầu tƣ phát triển so với tổng nguồn thu năm 2013 là 38,8%, năm 2014 là 39,48%, năm 2015 là 27,07%. Nhƣ vậy, qua 3 năm các trƣờng luôn luôn chú trọng đến đầu tƣ phát triển đã dùng nguồn kinh phí tiết kiệm chi thƣờng xuyên và nguồn thu khác để bồi dƣỡng giảng viên, đầu tƣ nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện ngày

càng tốt hơn về cơ sở vật chất để sinh viên có điều kiện thực hành, thực tập nâng cao tay nghề góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội.

Về đầu tƣ phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý Trong những năm qua, do quy mô đào tạo tăng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên của các trƣờng đều tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng, từ năm 2013 đến năm 2015 về số lƣợng tăng bình quân 8,95%, về chất lƣợng đội ngũ từ năm 2013đến năm 2015, trình độ tiến sĩ tăng bình quân 27,48%, NCS tăng bình quân 21,27%, trình độ thạc sĩ tăng bình quân 22%. Tuy nhiên chi đầu tƣ cho công tác đào tạo thạc sĩ và NCS bình quân của các trƣờng qua các năm đều thấp năm 2013 chiếm 2,01% trong tổng vốn đầu tƣ, năm 2014là 2,3%, năm 2015là 1,92%.

Hoạt động NCKH của các trƣờng ĐHCĐ gồm các hoạt động chủ yếu là: - Nghiên cứu các đề tài khoa học cơ bản, ứng dụng cấp nhà nƣớc, bộ, tỉnh, trƣờng (cơ sở). Qua khảo sát thực tế tại các trƣờng ĐHCĐ công lập công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng 3 năm từ 2013đến 2015, số liệu đƣợc tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 2.2. Vốn đầu tƣ cho hoạt động NCKH và đào tạo của Trƣờng Đại học Hải Dƣơng và Trƣờng Đại học y tế kỹ thuật Hải Dƣơng

Đv: triệu đồng

Năm Tên trƣờng Tổng vốn đầu

tƣ Hoạt động NCKH Hoạt động biên soạn GT 2013

Đại học Hải Dƣơng 26.273 407 1.043

Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dƣơng

31.376 1.521 Không thống kê

đƣợc

2014 Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dƣơng 35.460 Không thống kê đƣợc Không thống kê đƣợc 2015

Đại học Hải Dƣơng 33.285 521 1.178

Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dƣơng

40.121 Không thống kê

đƣợc

Không thống kê đƣợc

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán của hai trƣờng

Qua số liệu bảng 2.2, ta thấy vốn đầu tƣ cho hoạt động NCKH và đào tạo của các cơ sở GDĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn đầu tƣ. Qua kết quả trên ta thấy nguồn vốn đầu tƣ cho công tác NCKH và biên soạn giáo trình, tuy ít nhƣng những năm qua các trƣờng đã có nhiều cố gắng động viên cán bộ, GV tập trung NCKH và biên soạn giáo trình nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo. Tuy nhiên, các đề tài NCKH chƣa thật sự gắn đào tạo với việc giải quyết những yêu cầu của thực tiễn. Hầu nhƣ chƣa có trƣờng nào gắn giảng dạy với nghiên cứu chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Nhƣ vậy chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục trên thực tế chƣa đƣợc các trƣờng thực hiện. Xã hội hóa giáo dục không chỉ dừng lại ở việc thực hiện đổi mới chƣơng trình và nội dung cũng nhƣ phƣơng pháp giảng dạy mà quan trong là phải gắn đào tạo với giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra. Vì vậy, đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với nhu cầu thực tiễn cần đƣợc các trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng nghiên cứu vận dụng và coi đây là hƣớng quan trọng cần ƣu tiên đầu tƣ phát triển

Bảng 2.3. Hiệu quả đầu tƣ NCKH các trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng các năm từ năm 2011 - 2013

Năm Nguồn vốn Đại học HD Đại học Kỹ thuật Y tế HD

2013 Số lƣợng đề tài NCKH 47 10 Chi đầu tƣ NCKH (tr.đ) 266 780 Suất đầu tƣ NCKH (tr.đ) 5.66 78.00 2014 Số lƣợng đề tài NCKH 99 12 Chi đầu tƣ NCKH (tr.đ) 867 1,480 Suất đầu tƣ NCKH (tr.đ) 8.76 113.85 2015 Số lƣợng đề tài NCKH 47 9 Chi đầu tƣ NCKH (tr.đ) 407 0 Suất đầu tƣ NCKH (tr.đ) 8.66 0

Nguồn: Phòng Quản lý khoa học các các cơ sở GDĐHCĐ Hải Dƣơng

Trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên của trƣờng Đại học Hải Dƣơng và Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dƣơng đã có những đóng góp đáng kể vào thành tích chung của Tỉnh và cho ngành giáo dục. Tuy nhiên, thực tế vẫn cho thấy, tại các cơ sở giáo dục này đang có sự thiên lệch của giảng viên – lực lƣợng cơ bản làm công tác nghiên cứu - đối với 2 hoạt động: nghiên cứu và giảng dạy, mà ƣu thế thuộc về giảng dạy. Điều này dẫn tới việc các công trình nghiên cứu khoa học không mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn, thậm chí chỉ “xếp chật tủ”. Để khắc phục tồn tại, nâng cao chất lƣợng hoạt động nghiên cứu khoa học và thực hiện mục tiêu “mỗi trƣờng đại học là một viện nghiên cứu”, chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp (cả vĩ mô và vi mô) để những công trình nghiên cứu thực sự đem lại hiệu quả.

a. Trường Đại học Hải Dương

Nghiên cứu khoa học là vấn đề cần đƣợc quan tâm hàng đầu trong các trƣờng cao đẳng, đại học hiện nay. Nghiên cứu khoa học là một hoạt động đặc biệt của con ngƣời. Đây là một hoạt động có mục đích, có kế hoạch, đƣợc tổ chức chặt chẽ của một đội ngũ các nhà khoa học. Đó là quá trình tìm tòi, phát hiện thông tin mới, gia công chế biến thông tin cũ để lƣu trữ và sử dụng thông tin vào mục đích phục vụ cuộc sống và sản xuất. Nghiên cứu khoa học là một hình thức giáo dục ở Cao đẳng và Đại học, là một khâu trong quá trình học tập, là nhân tố tiến bộ xã hội phản ánh vào trƣờng Cao đẳng, Đại học trong thời kỳ cách mạng khoa học công nghệ, là cơ sở để nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Thực tế cho thấy, ngƣời giảng viên biết vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu khoa học sẽ là cơ sở để nâng cao chất lƣợng giảng dạy, hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngƣời giảng viên. Đối với sinh viên khi ra trƣờng làm việc trong các cơ quan doanh nghiệp đòi hỏi phải có kiến thức và có phƣơng pháp NCKH độc lập. Vì vậy, việc tìm hiểu phƣơng pháp NCKH học của ngƣời thầy là nền tảng để trang bị cho các sinh viên tiếp cận NCKH.

Từ năm 2009 Trƣờng đã xác định mục tiêu: “Đào tạo đạt chất lượng gắn liền với tiết kiệm chi phí cho người học”,gần đây gắn với điều kiện và nhu cầu hội nhập khu vực, quốc tế, chiến lƣợc của Nhà trƣờng đƣợc xác định là: “Đào tạo giúp làm giầu, vì Quê hương, vì Đất nước, vì Nhân loại”. Bằng thái độ chân thành, cầu thị cùng với việc thực hiện nhiều giải pháp khả thi, tập thể lãnh đạo cùng cán bộ, viên chức, lao động và học sinh-sinh viên Nhà trƣờng đã sáng tạo, học hỏi kiến thức từ bốn phƣơng của nhân loại để tự đào tạo mình, từng bƣớc đƣa Trƣờng phát triển. Chất lƣợng đào tạo của Nhà

trƣờng ngày càng đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội cả về chiều rộng và chiều sâu.

Một trong những giải pháp đƣợc Nhà trƣờng đặc biệt quan tâm là tập trung đào tạo nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, giảng viên và nâng cao chất lƣợng đào tạo cho học sinh, sinh viên.

Kết quả so sánh với trƣớc 2009 cho thấy: tổ chức bộ máy tăng hơn 3 lần; đội ngũ cán bộ, viên chức, lao động tăng 1,85 lần, trong đó số lƣợng đảng viên tăng hơn 3 lần, đội ngũgiảng viên tăng 2,36 lần; cơ cấu đội ngũ: tiến sĩ tăng 25 lần (25/01); thạc sĩ tăng gần 30 lần (200/07); đào tạo bậc đại học đƣợc tạo lập và tăng rất nhanh: 23,5 lần (cuối năm 2011 là 170 sinh, đến năm 2015 là 4000 sinh viên)… Hiện nay, Nhà trƣờng đang đào tạo 11 ngành bậc đại học và 14 ngành bậc cao đẳng (50 chuyên ngành bậc đại học (tăng 11 lần theo ngành đào tạo) và 55 chuyên ngành bậc cao đẳng (tăng gấp hơn 03 lần) theo các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, chính trị và xã hội). Về cơ sở vật chất: diện tích đất tăng 17,5 lần (35/02)….

Những kết quả trên đây đã khẳng định năng lực, sự sáng suốt và quyết tâm rất cao của tập thể sƣ phạm Nhà trƣờng, là minh chứng rõ nét về sự đoàn kết, vƣợt khó trên các lĩnh vực của cán bộ, viên chức, lao động và học sinh- sinh viên toàn Trƣờng.

Song, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, Nhà trƣờng đang gặp một số khó khăn không nhỏ, đó là: Nhận thức và trình độ của một bộ phận cán bộ, giảng viên của Nhà trƣờng chƣa đáp ứng để cạnh tranh và hội nhập. Bộ máy tổ chức và hệ thống quản trị chƣa tƣơng thích rất cần đƣợc củng cố và phát triển thành một thực thể hữu cơ có quy mô hợp lý, đảm bảo liên thông, liên kết, hợp tác toàn diện, phát huy và tăng cƣờng thế mạnh của các đơn vị và cá

nhân trực thuộc. Khắc phục đƣợc những hạn chế đó là cơ sở thúc đẩy Nhà trƣờng cạnh tranh và gia tăng giá trị cũng nhƣ khẳng định uy tín của Nhà trƣờng trong giai đoạn hiện nay.

Tái cấu trúc để phát triển là xu hƣớng tất yếu phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Tái cấu trúc là quá trình tổ chức, sắp xếp lại cho phù hợp. Yêu cầu của việc tổ chức, sắp xếp lại phải phát huy đƣợc những ƣu điểm, tích cực, hiệu quả của từng tổ chức, đơn vị; đồng thời khắc phục hoặc loại bỏ những bất cập, chồng chéo, cản trở sự phát triển chung và xu thế hội nhập quốc tế.

Từ yêu cầu trên, để tái cấu trúc Nhà trƣờng phải tập trung thực hiện nhiều giải pháp từ tổ chức các đơn vị đến cán bộ, giảng viên. Về tổ chức, phải tổ chức lại các đơn vị để đảm bảo các đơn vị trực thuộc đủ sức hội nhập và cạnh tranh; tạo điều kiện để các đơn vị trực thuộc thu hút đƣợc các nguồn lực, phát triển nhanh và mạnh. Các ngành đào tạo tạo lập đƣợc và gia tăng các hoạt động thực hành, thực tập và nghiên cứu khoa học. Các ngành đào tạo tạo lập đƣợc và gia tăng các hoạt động thực hành, thực tập và nghiên cứu khoa học. Tái cấu trúc lại để giảm thiểu, từng bƣớc xóa bỏ sự chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của các đơn vị, cá nhân.

Trong quá trình tái cấu trúc phải tăng cƣờng nguồn lực đầu tƣ phát triển theo hƣớng đầu tƣ có trọng điểm và chú trọng phát triển bền vững. Bên cạnh đó phải tăng cƣờng hợp tác và có cơ chế phối hợp giữa các đơn vị và cá nhân trong đào tạo và NCKH. Cần sớm hoàn thiện mô hình dạy, học và nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn. Nâng cao năng lực ngoại ngữ của giảng viên và sinh viên để nâng cao chất lƣợng đào tạo. Tiếp tục phát huy hiệu quả liên thông, liên kết với các trƣờng đại học có uy tín trong và ngoài nƣớc, tạo lập

thƣơng hiệu và từng bƣớc nâng cao vị thế của Trƣờng Đại học Hải Dƣơng trong nƣớc và quốc tế.

Nhằm đáp ứng theo nhu cầu của xã hội và khả năng học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh, cùng thực tế đội ngũ cán bộ, giảng viên và cơ sở vật chất trang thiết bị… hiện có của Nhà trƣờng, Hội đồng Khoa học Nhà trƣờng đã nghiêm túc nghiên cứu để tích hợp kiến thức liên mục - liên bài - liên môn - liên ngành một cách chặt chẽ và logic… Nhờ đó đã hình thành các nhóm kiến thức, các chuyên đề riêng. Hiện tại Nhà trƣờng thay đổi từ hình thức đào tạo theo các học phần (môn học) riêng lẻ với rất nhiều kiến thức chƣa đƣợc chọn lọc, sắp xếp theo trình tự và logic… bằng các nhóm chuyên đề nghiệp vụ chuyên môn riêng. Do đó, sinh viên học tại Trƣờng không nhất thiết phải có trình độ đầu vào cao vì đƣợc tổ chức học theo các nhóm kiến thức (chuyên đề) đã đƣợc sàng lọc và tích hợp logic nên dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ một cách hệ thống và có rất nhiều cơ hội để rút ngắn thời gian học tập (tích lũy đủ kiến thức theo tín chỉ để tốt nghiệp ra trƣờng sớm) mà không cần giảm tải khối lƣợng kiến thức; đồng thời dễ vận dụng kiến thức đã học vào hoạt động thực tiễn chuyên môn nghiệp vụ… Mặt khác, cũng nhờ kết hợp đào tạo tích hợp theo chuyên đề nên Trƣờng tổ chức đào tạo đƣợc rất nhiều chuyên ngành trong cùng một ngành, giúp học sinh - sinh viên thuận lợi trong lựa chọn để học tập, nghiên cứu và tìm kiếm việc làm sau khi ra trƣờng…;

Mục tiêu của Trƣờng Đại học Hải Dƣơng là đào tạo ra các nhà chuyên môn có trình độ thực nghiệm và lý luận đáp ứng nhu cầu xã hội, theo chuẩn khu vực và quốc tế; ứng dụng tốt khoa học công nghệ vào một ngành hoặc trong các nhóm ngành kinh tế, kỹ thuật, chính trị và xã hội. Đồng thời, Trƣờng phối hợp đào tạo liên kết, tích lũy kinh nghiệm để sớm hội tụ đủ các

điều kiện cần thiết cho tổ chức đào tạo trình độ thạc sỹ. Đó là cơ sở vững chắc cho ngƣời học từng bƣớc đạt trình độ khoa học cao, cả về lý thuyết và năng lực nghiên cứu khoa học độc lập, sáng tạo…; có khả năng phát hiện và giải quyết đƣợc những vấn đề mới có ý nghĩa trong thực tiễn theo các ngành, chuyên ngành: kinh tế, kỹ thuật, chính trị và xã hội.

Công tác nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm đƣợc lãnh đạo Trƣờng Đại học Hải Dƣơng xác định là lĩnh vực hoạt động quan trọng và luôn luôn quan tâm đầu tƣ phát triển. Đây là chiếc cầu nối gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo và thực tiễn.

Phƣơng châm gắn lý luận với thực tiễn đã đƣợc Nhà trƣờng quán triệt, triển khai cả trong đào tạo và nghiên cứu. Trƣờng Đại học Hải Dƣơng là trƣờng đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành nằm trên địa bàn có nhiều thuận lợi. Tuy còn non trẻ, nhƣng công tác đào tạo của nhà trƣờng đã dần đi vào nề nếp, công tác nghiên cứu khoa học đã có nhiều khởi sắc. Xác định rõ thế mạnh về chất xám, năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học của mình, Đảng ủy và Ban Giám hiệu Nhà trƣờng đã chỉ đạo Hội đồng khoa học và đào tạo, các khoa, phòng, trung tâm, cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn trƣờng cần phải gắn bó với địa phƣơng, với các tỉnh thành trong toàn vùng tập trung nghiên cứu các vấn đề về tự nhiên, tài nguyên, kinh tế, xã hội, văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán, khoa học và công nghệ,…Tham gia cùng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng công cụ tài chính để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học( nghiên cứu một số trường đại học ở tỉnh Hải Dương) (Trang 60 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)