Khái niệm về công cụ tài chính và sử dụng công cụ tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng công cụ tài chính để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học( nghiên cứu một số trường đại học ở tỉnh Hải Dương) (Trang 28 - 32)

8. Kết cấu của luận văn

1.2. Các công cụ tài chính và vai trò của nó trong việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu

1.2.1. Khái niệm về công cụ tài chính và sử dụng công cụ tài chính

1.2.1.1. Khái niệm công cụ

“Công cụ” là khái niệm rất quen thuộc bởi nó xuất hiện ở hầu hết tất cả các lĩnh vực và nghề nghiệp trong xã hội.

Trong lĩnh vực kế toán, khái niệm công cụ thƣờng đƣợc gắn trong cụm từ công cụ-dụng cụ và nó đƣợc hiểu là “những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định.

Vì vậy, cộng cụ-dụng cụ được quản lý và hạch toán như nguyên vật liệu”4. Trong khoa học quản lý “công cụ đƣợc hiểu theo cả nghĩa vật thể và phi vật thể”

Theo nghĩa phi vật thể thì công cụ đƣợc hiểu nhƣ các thiết chế quản lý. Trong phạm vi đề tài có thể hiểu công cụ là những cách thức, phƣơng tiện hực hiện một hoạt động nào đó nhằm hƣớng đến một mục tiêu nào đó. Đó có thể là công cụ về tài chính, công cụ về con ngƣời, công cụ về năng lực cơ sở vật chất, kỹ thuật,...

1.2.1.2. Khái niệm tài chính

Tài chính cũng là một khái niệm quen thuộc đƣợc nhắc đến nhiều trong đời sống hàng ngày cũng nhƣ trong các báo cáo khoa học, công trình nghiên cứu ở các ngành nghề khác nhau. Chúng ta cần đi tìm hiểu xem tài chính là gì?

4 . Đồng Thị Vân Hồng, Tổng cục dạy nghề, (12/2012), “Giáo trình Kế toán doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Lao động

“Tài chính là một phạm trù kinh tế, tồn tại khách quan và mang tính lịch sử. Tài chính chỉ ra đời và tồn tại trong những điều kiện kinh tế-xã hội nhất định. Những điều kiện kinh tế-xã hội này là những tiền đề khách quan cho sự ra đời và phát triển của tài chính. Những tiền đề đó là kinh tế hàng hoá, tiền tệ và nhà nước”5

Tài chính là một phạm trù kinh tế ra đời và phát triển gắn liền với kinh tế hàng hóa,nó phản ảnh sự vận động các nguồn lực tài chính thông qua những hình thức phân phối thu nhập, mua bán vốn giữa các chủ thể trong xã hội. Nó phát sinh trong quá trình hình thành tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định

Kể từ khi xuất hiện và sau đó là sự phát triển đa dạng các hình thức hoạt động, tài chính đã góp phần tích cực vào việc thỏa mãn những nhu cầu kinh tế xã hội của các chủ thể trong xã hội thông qua đáp ứng về nguồn lực tài chính. Điều này cũng có nghĩa, tài chính và các hình thức của nó đã tham gia tích cực vào các hoạt động kinh tế xã hội, tức là các chủ thể trong xã hội đã khai thác tài chính và vận dụng nhƣ là công cụ hay phƣơng tiện để thực hiện các mục đích nhất định. Bản chất của tài chính bao gồm các nội dung sau đây:

Là các quan hệ tài chính trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dƣới hình thức tổng giá trị, thông qua đó tạo lập các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế

Tài chính phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền

Giá cả của các hàng hóa trên thị trƣờng sẽ phản ánh xu hƣớng phát triển của nền kinh tế. Giá cả hàng hóa giảm thì hiệu quả nền kinh tế sẽ yếu, giá cả hàng hóa mà tăng thì nền kinh tế rất hiệu quả.

1.2.1.3. Khái niệm công cụ tài chính

Ở trên chúng ta đã tìm hiểu các khái niệm về “công cụ” và “tài chính”, vậy “công cụ tài chính” là gì?.

Công cụ tài chính là các tài sản tài chính đƣợc giao dịch trên thị trƣờng, bao gồm các công cụ trên thị trƣờng vốn, thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng tài chính phái sinh.

Tài sản tài chính là loại tài sản vô hình mà giá trị của nó thể hiện ở trao quyền hay quyền thụ hƣởng một số tiền trong tƣơng lai

Theo cách hiểu trên thị trƣờng tài chính thì công cụ tài chính là những phƣơng thức, cách thức doanh nghiệp dùng để phòng ngừa các rủi ro tài chính, tạo ra thu nhập, tiết kiệm chi phí và huy động vốn. Công cụ tài chính có thể chia thành: nợ (là khoản vay nhà đầu tƣ cung cấp cho doanh nghiệp) hoặc vốn cổ phần (thể hiện quyền sở hữu đối với doanh nghiệp).

“Hàng hoá giao dịch trên thị trường tài chính được gọi là tài sản tài chính hoặc các công cụ tài chính”. Các công cụ này rất đa dạng. Có thể phân loại theo hình thức huy động vốn của các đơn vị phát hành, ta có thể phân chia chúng thành 2 loại:

Nếu huy động vốn bằng phát hành nợ, ta có các chứng khoán nợ (trái phiếu)

Nếu huy động vốn bằng cách phát hành vốn ta có chứng khoán vốn (cổ phiếu)”6

6 . Phạm Quang Anh Thƣ (Trƣờng Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh – Khoa Kinh Tế), (2009), “ Các công cụ tài chính”, Tạp chí ABC – Những vấn đề của kinh 71 tế thời đại, Tạp chí khoa học của trƣờng Đại học Mở TPHCM, số 1, tháng 6, năm 2009. Tr. 24

Công cụ thị trƣờng vốn gồm: công cụ nợ (trái phiếu), công cụ vốn (cổ phiếu) và các công cụ khác

Công cụ trên thị trƣờng tiền tệ gồm: trái phiếu kho bạc, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi và một số công cụ khác.

Công cụ tài chính phái sinh là các công cụ mà việc giao dịch và giá trị của nó phụ thuộc vào giao dịch và giá cả của tài sản cơ sở

Các công cụ trên thị trường vốn

Các CCTC vĩ mô bao gồm: chi ngân sách nhà nƣớc; các công cụ lãi suất,nghiệp vụ thị trƣờng mở, dự trữ bắt buộc và tỷ giá.

Thị trƣờng tài chính và các công cụ của nó nhƣ: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu. Bằng những công cụ này, các chủ thể thị trƣờng có thể thực hiện hoạt động trực tiếp trên thị trƣờng tài chính một cách linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tƣ ngắn hạn hoặc trung hạn.

Các công cụ tài chính có thể đƣợc hiểu đơn giản “là các khoản vốn đầu tư có thể được trao đổi dễ dàng, mỗi khoản có các đặc điểm và cấu trúc riêng biệt. Sự đa dạng các công cụ tài chính trên thị trường ngày nay cho phép các vốn đầu tư lưu chuyển hiệu quả giữa các nhà đầu tư trên toàn thế giới”7.

Để đảm bảo sự ổn định và an toàn cho hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng có nhiều biến động hiện nay, các doanh nghiệp phải chủ động lựa chọn những giải pháp hữu hiệu để hạn chế ảnh hƣởng của các tác

7http://www.saga.vn/thuat-ngu/financial-instrument-cong-cu-tai-chinh~3034 Tài sản - Hàng hoá - Chứng khoán - Ngoại tệ - Chỉ số chứng khoán

Công cụ phái sinh - Hợp đồng kỳ hạn - Hợp đồng hoán đổi - Hợp đồng giao sau - Hợp đồng quyền chọn

động tiêu cực, một trong những giải pháp quan trọng mà các doanh nghiệp lựa chọn là việc sử dụng các CCTC để phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, thời gian qua việc sử dụng các công cụ này tại Việt Nam cũng còn nhiều điểm bất cập, đặc biệt trong hoạt động NCKH tại các trƣờng đại học.

Trong luận văn này, các công cụ tài chính đƣợc giới hạn trong số các công cụ tài chính đƣợc sử dụng trong trƣờng đại học, cao đẳng nhằm thúc đẩy công tác NCKH, đó là: nguồn kinh phí thƣờng xuyên, nguồn chi không thƣờng xuyên và các nguồn tài trợ, các dự án, nguồn vốn của các cá nhân và các tổ chức xã hội khác,...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng công cụ tài chính để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học( nghiên cứu một số trường đại học ở tỉnh Hải Dương) (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)