Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn tại huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 46)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

+ Dân số và lao động:

Dân số của huyện năm 2016: 178.690 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt

0,92%. Mật độ dân số đạt 1.715 người /km2. Trong những năm qua An Dương thực

hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình, tỷ lệ tăng tự nhiên tương đối ổn định. Trình độ học vấn dân cư ngày càng cao. Số lượng học sinh các ngành học, các cấp học năm sau cao hơn năm trước. Các biện pháp nâng cao dân trí đã được các cấp, các ngành, các đoàn thể quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Tính đến năm 2016, An Dương có 110.787 người trong độ tuổi lao động, chiếm 62 % dân số, số lao động đang làm việc trong các ngành chiếm 98 % tổng lao động của huyện. Công tác xoá đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm được chú trọng, đẩy mạnh việc huy động vốn vay, vận động quỹ “Vì người nghèo” để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động. Số lao động được giải quyết việc làm trong năm khoảng 5.000 người, tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng lao động đạt khoảng 66%.

Cơ cấu kinh tế của huyện ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Sự chuyển dịch lao động trong các ngành kinh tế biến động mạnh, số hộ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tăng, số hộ nông nghiệp giảm mạnh. Năm 2011, số hộ có thu nhập chính từ nông nghiệp đạt 13.378 hộ, năm 2016 còn 8.719 hộ, giảm 34,82%, số hộ thuỷ sản năm 2011 là 78 hộ; năm 2016 là 109 hộ, tăng 31 hộ, bằng 39,74%.

+ Cơ cấu kinh tế:

Huyện có 3 khu công nghiệp lớn là Nomurra và Trang Duệ, khu công nghiệp An Dương trên 1500 nhà máy, xí nghiệp của Trung ương và địa phương

đóng trên địa bàn; trong những năm gần đây quá trình đô thị hóa trên địa bàn diễn ra mạnh mẽ thể hiện qua việc diện tích đất nông nghiệp chuyển sang mục đích phi nông nghiệp tăng hàng năm, rất nhiều lao động nông nghiệp chuyển sang khu vực công nghiệp, ngoài ra còn thu hút hàng vạn lao động từ địa phương khác. Kinh tế xã hội huyện An Dương phát triển tương đối toàn diện, bên cạnh phát triển kinh tế thì nhu cầu cuộc sống, sử dụng các loại thực phẩm có chất lượng, đặc biệt là sản phẩm rau an toàn ngày càng được quan tâm hơn.

Là một huyện ven đô thị, những năm qua cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Cơ cấu công nghiệp, thương mại chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế, ngành nông nghiệp tỷ trọng có xu hướng giảm dần; cụ thể từ năm 2014 đến năm 2016 cơ cấu ngành kinh tế huyện như sau:

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện quản lý

Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Bình quân giai đoạn 2014-2016 (%) + GTSX CN&TTCN tỷ đồng 218 238,8 259,6 119,1 + GTSX TM-dịch vụ tỷ đồng 2651 3041 3407 128,5 GTSX ngành nông nghiệp tỷ đồng 895 903 956,6 106,9 - Trồng Trọt tỷ đồng 506,4 503,1 504 99,5 - Chăn nuôi tỷ đồng 325,3 335,7 386,1 118,7 - Thuỷ sản tỷ đồng 40,7 41,4 43,4 106,6 Dịch vụ Nông nghiệp tỷ đồng 22,6 22,8 23,1 102,2 - Giá trị sản xuất nông, lâm,

thủy sản trên 1ha đất nông nghiệp (so sánh 2010)

Triệu

đồng 179,18 181,5 183 102,1 Nguồn: Chi cục thống kê huyện (2016) Trong 3 năm 2014-2016 kinh tế huyện tiếp tục tăng trưởng, lĩnh vực công nghiệp do huyện quản lý tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 109%, thương mại dịch vụ tăng 113%, nông nghiệp tăng 106,9%. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện chuyển dịch tích cực đúng hướng, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương ngành thương mại, dịch vụ phát triển mạnh; ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp địa bàn huyện quản lý duy trì ổn định; ngành nông nghiệp có xu hướng giảm. Nội bộ ngành nông nghiệp huyện có sự chuyển dịch giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ nông nghiệp.

Chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp huyện theo hướng tích cực từ mục tiêu hướng tới là số lượng, nay chuyển sang mục tiêu nâng cao giá trị, hiệu quả ngành hàng.

+ Trồng trọt: Vùng sản xuất hàng hoá tập trung được hình thành và phát triển - Sản xuất lúa: Áp dụng cơ giới hoá đồng bộ, tổng diện tích đạt 300 ha/năm. Hình thành 03 vùng cung cấp sản phẩm hàng hoá ra thị trường tại các xã Tân Tiến, An Hưng, Đại Bản.

- Sản xuất rau màu: Tổng diện tích rau màu hàng năm của huyện đạt 2.600 ha; trong đó rau vụ Đông đạt 1.200 ha, rau Xuân hè đạt 750 ha, hè thu 650 ha. Các xã có vùng chuyên canh rau lớn:

Xã An Hòa: 350 ha chủ lực là các loại rau ăn quả như su su, bầu bí, mướp đắng, mướp; rau ăn lá rau cải, rau gia vị cần tây, hành, mùi…;

Xã Đại Bản diện tích chuyên canh rau: 250 ha; trong đó rau mùi tàu 150 ha, Xà lách 50 ha, các loại rau khác 50 ha.

Diện tích chuyên canh rau các xã còn lại đạt từ 30-50 ha; chủng loại chủ yếu là các loại rau ăn lá theo mùa, vụ như: Cà chua, khoai tây, rau cải, rau muống, su hào, cải bắp…

Năm 2016 sau khi đánh giá kết quả đạt được, tồn tại, khó khăn và nguyên nhân của tồn tại trong sản xuất rau nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung huyện An Dương hoàn thiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái, bền vững giai đoạn 2017-2020, định hướng 2030 trình thành phố phê duyệt. Nội dung đề án thực hiện 6 mục tiêu:

Phát triển mô hình du lịch sinh thái: Xây dựng một số điểm du lịch sinh thái vườn thuộc xã, thị trấn có tuyến sông ngang qua.

Phát triển, cải tạo vườn cây ăn quả: Trước mắt đáp ứng nhu cầu cây xanh, tạo cảnh quang, nhu cầu tiêu dùng và tiến tới quy vùng sản xuất hàng hóa một số chủng loại có thế mạnh.

Phát triển sản xuất 04 dự án: Phát triển vùng Hoa, vùng lúa, vùng rau, vùng chăn nuôi, gắn với các quy trình sản xuất công nghệ cao, quy trình an toàn.

Khắc phục hiện tượng bỏ ruộng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Đào tạo nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp và trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ tham gia thị trường cho tổ chức, cá nhân hoạt

động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Hỗ trợ khâu tổ chức sản xuất, tiêu thụ, chế biến sản phẩm nông sản và khu vực cung ứng dịch vụ nông nghiệp, xây dựng thương hiệu sản phẩm, hỗ trợ cơ sở giết mổ tập trung.

Đào tạo nâng cao năng lực quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp và trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ tham gia thị trường cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Sản xuất rau màu: Trong những năm qua sản xuất rau màu luôn được huyện quan tâm đầu tư, quy hoạch mở rộng vùng rau màu tập trung tại các xã An Hoà, Hồng Phong, Đại Bản, Quốc Tuấn, An Hưng. Ngoài các vùng quy hoạch sản xuất tập trung theo hướng hàng hoá. Các hộ sản xuất nhỏ lẻ tại các địa phương khác có thể đăng ký cơ quan chức năng hướng dẫn thủ tục sản xuất nông sản an toàn theo quy định, kế hoạch diện tích sản xuất rau an toàn huyện năm 2017 đạt 350 ha, đến năm 2020 đạt 750 ha.

Hoa, cây cảnh: Diện tích tăng lên tục qua các năm; năm 2014 đạt 254,86 ha, đến năm 2016 đạt 323,99 ha tăng 34,32%, thu nhập từ 90-150 tỷ đồng đạt 9,75% đến 16,25% giá trị ngành nông nghiệp, đạt 17,8% đến 29,7% giá trị ngành trồng trọt, tập trung chủ yếu tại các xã: Hồng Thái, Đồng Thái, Lê Lợi, Đặng Cương, Thị trấn An Dương, diện tích còn lại rải rác tại một số địa phương khác. Hiện nay, toàn huyện có 07 Làng nghề được công nhận trong đó 04 làng nghề Hoa cây cảnh: Làng Minh Kha xã Đồng Thái, làng Kiều Trung xã Hồng Thái, làng Tri Yếu xã Đặng Cương, làng Đồng Dụ xã Đặng Cương, 01 làng nghề hoa cây cảnh xã Lê Lợi đang hoàn thiện thủ tục công nhận.

Hội sinh vật cảnh huyện được thành lập theo quy định, các hội viên sinh hoạt theo quy chế xây dựng hội, giúp đỡ nhau về kinh nghiệm, kỹ năng, khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi. Trên địa bàn huyện có nhiều nghệ nhân nổi tiếng trồng hoa cây cảnh đã tạo nhiều sản phẩm đẹp, có giá trị, làm nên thương hiệu các làng nghề.

Chăn nuôi:

Chăn nuôi chuyển từ số lượng sang giá trị, năm 2014 đạt 331,904 tỷ đồng, đến năm 2016 đạt 345,8 tỷ đồng tăng 13,896 tỷ đồng; Ngành chăn nuôi lợn, nuôi trâu bò có xu hướng giảm; Tổng đàn lợn năm 2014 đạt 36.702con; năm 2016 đạt 37.070 con; đàn trâu, bò năm 2014 đạt 1.710 con; Năm 2016 đạt 1.030 con; chăn nuôi gia cầm tăng; năm 2014 đạt 595.100 con, năm 2016 đạt 603.000 con.

Thực trạng ngành chăn nuôi hiện nay chủ yếu phân tán tại các hộ dân, khu vực trong dân cư. Với quy mô nhỏ và tuân thủ các biện pháp xử lý môi trường theo quy trình mới đảm bảo còn một số hộ chăn nuôi với quy mô lớn, chưa xử lý chất thải theo đúng quy trình lên đã ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Hiện nay huyện đã quy hoạch 02 khu vực chăn nuôi tập trung tại 2 xã Hồng Phong, An Hòa; khu vực xã Hồng Phong có 15 trang trại chăn nuôi gia cầm với quy mô 1.500- 2.000 gà/lứa; khu vực xã An Hòa đang xây dựng chưa đi vào hoạt động.

Thuỷ sản: Toàn huyện có 284,34 ha ao, đầm nuôi cá nước ngọt, sản lượng hàng năm đạt khoảng 1.264 tấn. Đối tượng chủ yếu là các loại cá truyền thống như: Trôi, Trắm, Rô Phi đơn tính…

Kinh tế trang trại:

Qua điều tra, đánh giá sợ bộ theo quy định tại Thông tư số 27/TT- BNN&PTNT, toàn huyện có khoảng 70 trang trại (trang trại chăn nuôi đạt 65 trại, trồng trọt 2, tổng hợp 3). Tuy nhiên, số lượng trang trại được công nhận còn ít do hộ chưa hoàn thiện thủ tục đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất:

Những năm qua triển khai các chương trình hỗ trợ thuỷ lợi nội đồng, xây dựng nông thôn mới, huyện đã ưu tiên đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây dựng hệ thống giao thông, thuỷ lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại và tưới tiêu, cụ thể:

Giao thông:

Tổng chiều dài đường giao thông do huyện quản lý là 65,5 km; 100% tuyến đường đảm bảo kết nối tới trung tâm hành chính xã; 100% mặt đường đã được nhựa hoá, cơ bản đảm bảo chuẩn. Hiện nay, 100% đường huyện đạt cấp kỹ thuật theo tiêu chuẩn TCVN 4054:2005 (đường cấp IV: 26,30 km; đường cấp V: 39,20 km), đảm bảo phù hợp với quy hoạch của huyện.

Trên các tuyến đường huyện quản lý có 06 cầu, 100% các cầu được xây dựng kiên cố, các tuyến đường được giao cho Hạt quản lý đường bộ huyện thực hiện bảo trì hàng năm.

Thuỷ lợi:

Hệ thống thuỷ lợi liên xã do Công ty TNHHMTV khai thác công trình thuỷ lợi An Hải quản lý, cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

Hệ thống các tuyến kênh trục chính (kênh cấp 1, cấp 2) được giao cho công ty quản lý (theo Quyết định 371/QĐ-UBND), tổng chiều dài các tuyến kênh là 120 km.

Hệ thống các trạm bơm điện được đầu tư, nâng cấp, cải tạo cơ bản vận hành đáp ứng tốt công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng chống lụt bão.

Điện:

Trên địa bàn huyện hiện nay có 14 doanh nghiệp cung cấp điện, số biến áp 154 trạm (công suất 61.160 KVA.; 199,54 km đường trung áp; 567,76 km hạ áp. Toàn bộ hệ thống thường xuyên được kiểm tra, rà soát các tuyến đương dây trung áp, trạm biến áp, đường dây hạ thế và được đầu tư, cải tạo lưới điện thuờng xuyên, đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, cung cấp điện liên tục, chất lượng đạt yêu cầu kỹ thuật của hệ thống.

Hệ thống chợ:

Mạng lưới bán lẻ, chợ đầu mối, chợ cấp 2, cấp 3 được nâng cấp, mở rộng đã thúc đẩy hàng hóa lưu thông, kích thích sản xuất, tạo điều kiện cho các sản phẩm nông sản nâng cao giá trị gia tăng.

Chương trình xây dựng nông thôn mới:

Kết quả thực hiện tiêu chí xã, huyện nông thôn tính đến tháng 12/2016: Tiêu chí xã nông thôn mới, bình quân đạt 17,2 tiêu chí/xã, trong đó: 04 xã (An Hòa, Tân Tiến, Đặng Cương, An Hồng) đạt 19 tiêu chí; 02 xã An Đồng, Nam Sơn đạt 18 tiêu chí phấn đấu quý 3/2017 hoàn thành chương trình; 04 xã (An Hưng, Hồng Thái, Đồng Thái, Lê Lợi) đăng ký về đích năm 2017 đạt bình quân 17 tiêu chí; 05 xã còn lại đạt bình quân 15,6 tiêu chí/xã đăng ký hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2018.

Tiêu chí huyện nông thôn mới; trong 09 tiêu chí quy định huyện đạt chuẩn nông thôn mới, có 07 tiêu chí đạt gồm tiêu chí: Thủy lợi, Giao thông, Điện, hình thức tổ chức sản xuất, môi trường, an ninh trật tự, xã hội, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới; 02 tiêu chí chưa đạt gồm: Quy hoạch, y tế- văn hóa- giáo dục.

Qua kết quả rà soát, đánh giá tình hình kết quả thực hiện các tiêu chí xã, huyện nông thôn mới. UBND huyện xây dựng phương án xin ý kiến chỉ đạo của Huyện ủy, thông qua HĐND huyện, trình UBND thành phố phê duyệt đầu tư, phấn đấu đến năm 2018 đạt huyện nông thôn mới.

Đánh giá tiềm năng, kết quả đạt được trong sản xuất nông nghiệp:

Là một huyện ven nội thành phố Hải Phòng, chịu tác động lớn của quá trình đô thị hóa, dự báo trong những năm tới tốc độ đô thị hoá trên địa bàn huyện diễn ra mạnh mẽ do thành phố đang quy hoạch phân khu 1/2000 đối với quận Tây Bắc và quận An Dương theo Quyết định 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt, điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050. Trong điều kiện áp lực dân số ngày càng tăng, đất nông nghiệp giảm mạnh, biến động giá cả thị trường, thiên tai, dịch bệnh, gia tăng áp lực cạnh tranh của hội nhập khu vực… An Dương có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế trên các lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; văn hóa xã hội. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ đã tăng nhanh qua các năm. Tỷ trọng nông nghiệp giảm dần. Các khu công nghiệp lớn đóng trên địa bàn mặc dù không tạo nguồn thu cho ngân sách huyện nhưng tạo việc làm cho người dân địa phương, thu hút hàng ngàn lao động từ các địa phương khác, tạo điều kiện cho một số ngành dịch vụ phát triển như dịch vụ nhà ở cho công nhân, dịch vụ nhà hàng, ăn uống... đáp ứng nhu cầu dân sinh. Nhu cầu đất để phát triển đô thị và khu công nghiệp, xây dựng rất lớn, bên cạnh thuận lợi về phát triển kinh tế, khó khăn phát sinh phải tìm cách khắc phục đó là vấn đề việc làm, vấn đề không ổn định sản xuất và đời sống dân cư, chịu tác động trực tiếp là vùng bị giảm đất nông nghiệp. Việc đẩy mạnh quá trình đô thị hóa tác động trực tiếp tới quá trình phát triển kinh tế, xã hội huyện An Dương, là yếu tố thuận lợi để An Dương mở rộng, hợp tác, phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Trong sản xuất nông nghiệp, An Dương có thể phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có hiệu quả, đối với những diện tích nhỏ có thể định hướng phát triển theo mô hình nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sạch, đáp ứng nhu cầu tự cấp, tự túc về thực phẩm, đối với những địa phương quỹ đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn tại huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 46)