Kinh nghiệm thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn tại huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 30 - 35)

Phần 1 Mở đầu

2.2.1.Kinh nghiệm thế giới

2.2. Cơ sở thực tiễn về hiệu lực quản lý nhà nước sản xuất rau an toàn

2.2.1.Kinh nghiệm thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn tại Thái Lan

Lĩnh vực nông nghiệp đóng góp khoảng 13% vào tổng GDP của Thái Lan, trong đó các trồng trọt đóng góp khoảng 68% vào tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Với tổng diện tích đất là 51,3 triệu ha, diện tích đất trang trại chiếm khoảng 21 triệu ha, với khoảng 5,7 triệu trang trại, trung bình mỗi trang trại rộng khoảng 3,7 ha. Năm 2009, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Thái Lan đạt khoảng 1.128.060,6 triệu baht, đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu nông sản; trong khi nhập khẩu nông sản chỉ ở mức khiêm tốn là 456.708,4 triệu baht. Sản xuất rau giữ một vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp Thái Lan, đồng thời có đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu và thu nhập của người nông dân nước này.

Trong những năm gần đây, Chính phủ Thái Lan cũng phát động phương pháp canh tác “trong một môi trường thân thiện”, cung cấp tiền và trợ giúp kỹ thuật cho các khu vực trọng điểm. Biện pháp này nhằm tăng xuất khẩu rau quả và giảm thiểu dùng thuốc trừ sâu. Chính phủ đề ra tiêu chuẩn quốc gia về trồng rau sạch và thực phẩm an toàn, cấp giấy chứng nhận và logo cho sản phẩm. Theo Ban Cấp phép rau sạch Thái Lan (ACT), kể từ năm 2002, số nông trại trồng rau sạch tăng lên gấp đôi, hiện có hơn 700 nông trại. Ngoài ra có hàng ngàn nông trại khác trồng cả hai loại.

Bên cạnh những đầu tư về vật chất và đào tạo, một chương trình vận động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với thực phẩm an toàn nói chung và rau an toàn nói riêng đã được Ủy ban thực phẩm và đồ uống của Thái Lan phát động. Cơ quan này cũng phát hành các chứng nhận về an toàn thực phẩm cho các nhà sản xuất, chế biến rau an toàn và các siêu thị phân phối rau an toàn. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp Thái Lan đã hướng dẫn việc áp dụng các chỉ dẫn GAP đối với sản phẩm rau an toàn và cung cấp chứng nhận cho các trang trại áp dụng nghiêm túc các tiêu chuẩn này. Sản phẩm rau của các trang trại này sẽ dễ dàng thâm nhập các siêu thị lớn và có giá bán cao hơn so với các sản phẩm rau khác.

Chính phủ Thái Lan tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm: Đầu tư giống; Quy hoạch các khu trồng rau công nghệ cao; đa dạng hoá các sản phẩm ngành rau; Nâng cấp giá trị của sản phẩm rau tăng tính cạnh tranh so với các sản phẩm khác trong khu vực, cải tiến công nghệ nâng cao năng suất, các chương trình tái cấu trúc ngành, chương trình hoãn nợ, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, cải tạo cơ sở hạ tầng (AGROINFO, 2012).

2.1.1.2. Kinh nghiệm quản lý sản xuất rau tại Đài Loan

Đài Loan có ngành nông nghiệp phát triển cao với doanh thu đạt khoảng 25,25 tỷ USD/năm (chiếm 6,63%GDP), chủ yếu từ chăn nuôi bò, gia cầm, hoa quả. Trong chính sách phát triển nông nghiệp, Đài Loan tập trung xây dựng các mô hình từ sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, dùng kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân nhanh các giống mới chuyển giao cho nông dân.

Các ngành sản xuất nông nghiệp chính, phát triển mạnh của Đài Loan gồm rau, hoa quả và sản xuất lúa gạo… được sản xuất theo hướng hàng hóa, phục vụ xuất khẩu đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Chính phủ Đài Loan tập trung triển khai các giải pháp:

Tăng cường quản lý tính an toàn:

Khuyến khích chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practic - GAP) cho trái cây và rau an toàn: Cuối năm 2014, danh sách các nhóm sản xuất và bán hàng nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP lên đến 2.127 nhóm với tổng diện tích sản xuất nông sản an toàn là 25.719 ha.Với hệ thống truy xuất nguồn gốc sản xuất, các ứng dụng thực hành nông nghiệp tốt được mở ra vào tháng 7 năm 2014 để tăng cường quản lý an toàn cho quá trình sản xuất tự theo dõi, và do đó, có thể phân biệt được sản phẩm trong nước và nước ngoài.

Khuyến khích nông nghiệp hữu cơ:

Cuối năm 2014, 6071 ha đất sản xuất nông nghiệp do 3.038 hộ nông dân quản lý được chứng nhận là những khu ruộng sản xuất sản phẩm hữu cơ nông nghiệp. Trong đó có 642 ha đất sản xuất theo nông nghiệp hữu cơ được quản lý bởi các nhóm doanh nghiệp Nhà nước và trong khi 357 hecta được quản lý bởi các nhóm doanh nghiệp tư nhân. Các sản phẩm hữu cơ được bán thông qua 103 cửa hàng, 18 trang trại. Việc sản xuất và bán các sản phẩm hữu cơ có thể giúp phát triển các rau, quả đặc sản theo hướng nông nghiệp hữu cơ và các thực phẩm chế biến.

Khuyến khích việc truy xuất nguồn gốc và cải thiện hệ thống bán hàng: Cuối năm 2014 có 201 mặt hàng được các công ty chứng nhận với 1.420 hồ sơ truy xuất nguồn gốc. Việc cải thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc góp phần quan trọng để phù hợp với khâu sản xuất và khâu bán hàng, tăng cường đào tạo và cung cấp dịch vụ tư vấn cho các siêu thị bán buôn và siêu thị bán lẻ với 361 ki-ốt . Các nhà hàng cũng được khuyến khích sử dụng thực phẩm có nhãn mác. Cuối năm 2014, trung bình mỗi tháng phân phối 3,58 triệu nhãn mác truy xuất nguồn gốc, tăng 106% so với năm 2013 (trung bình mỗi tháng phân phối 1,74 triệu nhãn mác truy xuất nguồn gốc).

Kiểm tra chặt chẽ dư lượng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp: Hội đồng Nông nghiệp (COA. thường xuyên thông báo kết quả kiểm tra tại trang web liên quan đến "thông tin của thanh tra sản xuất nông nghiệp". Năm 2014, 7.267 trái cây và rau quả (chiếm 95,9% mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên) được qua kiểm nghiệm. Đối với những mặt hàng không đạt các yêu cầu kiểm nghiệm thì bị phạt theo các quy định và giám sát bởi chính quyền địa phương (Thanh Huyền, 2015).

2.1.1.3. Kinh nghiệm quản lý sản xuất rau tại Nhật Bản

Tại Nhật Bản, sản xuất nông nghiệp an toàn theo quy trình JGAP. Nhật Bản thiết lập một hệ thống nhằm đảm bảo sự an toàn của sản phẩm nông nghiệp bằng cách thiết lập một tiêu chuẩn chung thực hành nông nghiệp tốt tại Nhật Bản. Theo đó, yêu cầu chính của JGAP bao gồm bốn phần: an toàn thực phẩm, bao gồm cả các điểm kiểm soát tới hạn về phân bón, hạt giống, sản xuất xử lý; vấn đề môi trường như nước, đất, năng lượng của Nhật Bản và các nước láng giềng; Phúc lợi và an toàn của người lao động bao gồm mức lương tối thiểu và đào tạo; Quản lý bán hàng bao gồm cả dữ liệu báo cáo và truy xuất nguồn gốc JGAP

Để quản lý JGAP, một ban chỉ đạo có quyền cao nhất chịu trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn và các quy định chung cho sản xuất và tiêu thụ. Có một hội đồng thành phố, đại diện cho nhóm các bên liên quan lớn hơn của các nhà cung cấp và nhà bán lẻ. Có một bên thứ ba tư nhân cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm. Nguyên tắc chung là công khai thông tin và người sản xuất phải ghi chép đầy đủ thông tin sản phẩm và cập nhật trên máy tính, đưa lên mạng internet của tỉnh hoặc doanh nghiệp liên kết. Quy trình quản lý thực hiện VietGAP như sau: Thảo luận để đồng thuận rồi mới làm (xây dựng các quy trình kỹ thuật, kế hoạch thực hiện, kiểm tra đánh giá việc thực hiện), đây là quá trình quan trọng và nông dân rất tự giác thực hiện việc này. Việc đánh giá kiểm tra dựa trên việc ghi chép nhật ký sản xuất của nông dân, quá trình sản xuất được nông dân cập nhật vào hệ thống máy tính, lưu lại hàng vụ, hàng năm và khi bán sản phẩm cho doanh nghiệp hoặc đưa vào cửa hàng bán trực tiếp thì “hồ sơ” nông sản phải đầy đủ sản phẩm đó mới được nhập.

Trong khâu sơ chế sản phẩm, sản phẩm sau thu hoạch được đóng gói, in nhãn mác, thông tin cơ bản đi kèm rất đầy đủ. Bên cạnh đó, trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hầu hết nông sản được tiêu thụ thông qua HTX nông nghiệp và các doanh nghiệp liên kết với nông dân. Doanh nghiệp sẽ tạo nên thương hiệu sản phẩm của họ dựa trên liên kết và hỗ trợ nông dân sản xuất theo những tiêu chuẩn "GAP" riêng của họ”. Năm 2012, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng tổng kết về kinh nghiệm quản lý an toàn thực phẩm nói chung từ Nhật Bản và chỉ rõ rằng hiện nay việc kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi ở Nhật Bản được xuất phát từ đề xuất thiết lập chuỗi các nhà sản xuất kinh doanh theo nhóm ngành hàng của các hội nghề nghiệp. Tất cả các nhà sản xuất kinh doanh tham gia chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn phải đăng ký là hội viên của hội nghề nghiệp và họ phải tuân

thủ đầy đủ các quy định của hiệp hội, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Họ cũng phải hội tụ đủ các yêu cầu về điều kiện cần thiết như: quy mô sản xuất, sản lượng tiêu thụ, các yếu tố cơ bản về đảm bảo an toàn thực phẩm được đánh giá công nhận, cam kết tự nguyện tham gia. Bên cạnh sự kiểm soát của hiệp hội, các hội viên tự giám sát lẫn nhau trong việc chấp hành các quy định đã cam kết, đặc biệt là các nội dung về an toàn thực phẩm để giữ uy tín của hiệp hội và toàn bộ chuỗi sản xuất sản phẩm. Hiệp hội cũng giữ vai trò là đầu mối kết nối chuỗi liên kết dọc thông qua các hiệp hội với nhau như tổ chức các cuộc gặp, hội nghị giữa các nhà sản xuất chế biến với các đơn vị cung ứng, thu mua tiêu thụ sản phẩm (Đặng Thu Thảo, 2014).

2.1.1.4. Kinh nghiệm quản lý sản xuất rau tại Úc

Lao động nông nghiệp của Australia chỉ có 372.900 người, nhưng đã sản xuất một lượng lương thực và vải vóc đủ nuôi không những dân số của cả nước (20 triệu người) mà còn có thể cho 56 triệu người nữa. Như vậy, một nông dân Australia có thể nuôi 204 người. Đây là một kỷ lục chưa có nước nào trên thế giới có thể so sánh được, kể cả Hoa Kỳ.

* Về tổ chức và chính sách: Để phát triển ngành làm vườn, Australia đã xây dựng chính sách 3 điểm: Cải thiện mức lãi trong thu nhập của nông dân; Tăng cường sức cạnh tranh của mặt hàng rau, hoa, quả; Nâng cao tính bền vững của ngành này. Để triển khai 3 điểm nói trên, Nhà nước Australia đã có sáng kiến tổ chức nhiều cơ quan hỗ trợ về nghiên cứu, ứng dụng TBKT vào sản xuất, tiếp thị, kiểm dịch… để tạo sự đồng bộ trong dây chuyền sản xuất.

* Về ứng dụng công nghệ cao: Việc thành lập các Trung tâm Xuất sắc (Centre of Excellence) để nghiên cứu những công nghệ cao nhằm xây dựng mô hình giải quyết dứt điểm từng loại cây /con đã đóng góp cho ngành làm vườn Australia những thành công đáng kể. Đây là những trung tâm nghiên cứu trọn gói. Từ khâu chọn giống, canh tác, thu hoạch, tiếp thị, đặc biệt khâu quản lý sau thu hoạch và kiểm tra chất lượng do các chuyên viên thuộc các ngành nghề và cơ quan khác nhau nhưng lại cùng nhau hợp tác làm việc trong mỗi dự án. Quy trình sản xuất tốt GAP (Good Agriculture Practice) cũng đã được nghiên cứu, tổ chức và nghiêm chỉnh thực hiện trong từng khâu của dây chuyền sản xuất và cho từng loại cây /con để nông sản luôn đảm bảo an toàn vệ sinh, đáp ứng yêu cầu về chất lượng của nhà sản xuất và người tiêu thụ trong và ngoài nước.

hoa, quả đã trở thành một ngành mũi nhọn của nông nghiệp Australia. Những vấn đề cần tập trung giải quyết để phát triển ngành rau, hoa, quả công nghệ cao ở Việt Nam Để phát triển ngành làm vườn công nghệ cao (Nguyễn Quốc Vọng, 2008).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn tại huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 30 - 35)