Trình độ, năng lực của các cán bộ trong mạng lưới tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn tại huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 95 - 98)

Để có thể thực hiện việc quản lý thuốc BVTV đạt hiệu quả cao và đạt được các mục đích đề ra cần tiến hành qua nhiều bước với nhiều nội dung khác nhau từ khâu quán triệt nội dung, triển khai các chính sách liên quan đến vấn đề sản xuất và tiêu thụ thuốc rau an toàn đến các khâu tổ chức các biện pháp quản lý nguồn cung ứng, quản lý việc sử dụng, thực hiện nhiều quá trình kiểm tra giám sát nhiều đối tượng ở nhiếu cấp bậc và địa bàn khác nhau tất cả các khâu này đòi hỏi cần có một lực lượng lớn cán bộ có kiến thức của các cơ quan chức năng và ban ngành đoàn thể liên quan. Vì vậy số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn, quyết định đến sự thành công hay thất bại của công tác quản lí sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.

Qua báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện An Dương cho thấy tính đến cuối năm 2016 đội ngũ cán bộ, nhân viên tham gia công tác triển khai thi hành các quy định của pháp luật an toàn thực phẩm hiện nay trên địa bàn huyện An Dương chỉ có 38 người, trong đó có 3 cán bộ của trạm BVTV có chuyên ngành bảo vệ thực vật, độ tuổi bình quân 41 tuổi; 1 cán bộ phòng nông nghiệp, 1 cán bộ trạm khuyến nông có trình độ đại học chuyên môn trồng trọt độ tuổi 35-45 và 20 cán bộ không chuyên trách đa số có trình độ trung cấp phụ trách mạng lưới

BVTV tại các cơ sở với độ tuổi giao động từ 30 đến 33 tuổi, với số năm kinh nghiệm giao động từ 5 đến 10 năm. Số cán bộ chuyên môn còn lại làm ở HTX Nông nghiệp không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Hộp 4.4. Ý kiến của cán bộ trạm BVTV và HTX vế khó khăn trong công tác triển khai các biện pháp quản lý sản xuất RAT trên địa bàn huyện

Theo Ông Nguyễn Văn Vinh Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện An Dương: “ Một số cán bộ BVTV cấp xã (tốt nghiệp chuyên ngành bảo quản chế biến và Công nghệ sinh học) còn hạn chế về chuyên môn và chưa bám sát đồng ruộng. Một số xã, lãnh đạo địa phương chưa thực sự quan tâm đến sản xuất nông nghiệp giao khoán nhiệm vụ cho HTX chỉ đạo. Tại một số xã có nghề phụ, nông dân không mặn mà với đồng ruộng.

Theo ông Đỗ Văn Hùng, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp An Hòa, “RAT được gắn tem nhãn có giá bán cao hơn RAT tại các vùng khác từ 500 - 1.000 đồng/kg. Tuy nhiên, việc gắn nhãn tem mác chỉ phục vụ cho các cửa hàng chuyên bán rau an toàn và các đơn vị có đơn đạt hàng bằng hợp đồng. Số lượng này không nhiều chủ yếu hoạt động mang tính giới thiệu sản phẩm, còn đa số bán ra chợ và thương lái đến đầu ruộng mua nên không gắn tem, nhãn vì mất thời gian và giá trị hàng hóa cũng không được nâng lên”.

Nguồn: Phỏng vấn điều tra (2017) Như vậy một lần nữa chúng ta có thể khẳng định trình độ, nhận thức của người nông dân sản xuất rau, số lượng, trình độ cán bộ trong mạng lưới tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn là nhân tố quan trọng, quyết định đến hiệu quả của công tác quản lý việc sản xuất cũng như tiêu thụ rau an toàn tại địa bàn.

Hộp 4.5. Ý kiến của cán bộ khuyến nông về những khó khăn trong công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện An Dương

Theo Ông Hoàng Văn Viển - Trưởng trạm Khuyến nông huyện: Trong những năm qua trạm Khuyến nông huyện đã làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn chuyển giao KHKT thông qua các mô hình trình diễn, hỗ trợ nông dân vay vốn mở rộng quy mô sản xuất, mỗi năm bình quân trạm mở từ 30-35 lớp và phối hợp với các tổ chức khác mở thêm từ 10-15 lớp tập huấn số người tham gia từ 4.500-5.000 người. Tuy nhiên công tác quản lý sản xuất RAT có một số khó khăn như trình độ nhận thức của nông dân không đồng đều, một số địa phương chưa thực hiện tốt quy hoạch theo định hướng, sản xuất hàng hóa tập trung quy mô, diện tích sản xuất rau còn có nơi manh mún, chưa thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa do vậy sản xuất theo hướng hàng hóa, tập trung, quy hoạch theo vùng trên địa bàn thực hiện chưa tốt.

Từ năm 2009 nhiều chính sách văn bản pháp luật về quản lí sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đã được ban hành song chưa có một văn bản nào quy định rõ nếu các cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ thanh tra, giám sát không nghiêm, không đúng với quy định thì sẽ chịu mức xử phạt như thế nào? Điều này một phần làm giảm tính tự chịu trách nhiệm và giảm hiệu quả công tác quản lí, mặt khác khi xảy ra cở sở pháp lí nào để xử lí các cơ quan không làm tròn nhiệm vụ do vậy làm giảm hiệu quả trong công tác sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.

Triển khai Quyết định số 2070/QĐ-UBND ngày 26/11/2012 của Uỷ ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn đến năm 2020. Tổng số vùng thành phố quy hoạch 78 vùng với diện tích 3.610 ha; với kinh phí huy động 942,74 tỷ đồng cơ cấu nguồn vốn như sau:

Vốn ngân sách: 22,24%; Vốn doanh nghiệp và nhân dân đóng góp 48,4%; vốn tín dụng 29,36%. Trong đó thành phố quy hoạch huyện An Dương 10 vùng với diện tích 750 ha. Bằng việc lồng ghép cân đối nguồn vốn của thành phố và địa phương từ năm 2014-2016 ngân sách huyện đầu tư cho phát triển sản xuất rau an toàn như sau:

Bảng 4.26. Nguồn lực tài chính phục vụ công tác quản lý Nhà nước về sản xuất RAT

Nội dung Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Ngân sách thành phố; Trong đó: Tr. đồng 430 636 42

- Kinh phí hỗ trợ vùng sản xuất rau tập trung (định mức 20 triệu đồng/ha.

Tr. đồng

400 600 0

- Kinh phí hỗ trợ tập huấn, phổ biến văn bản quy trình kỹ thuật sản xuất trên địa bàn (định mức 3 triệu đồng/lớp)

Tr. đồng

30 36 42

Ngân sách huyện; trong đó: 40 60 260

- Xây dựng mô hình sản xuất RAT (100 triệu đồng/mô hình)

Tr. đồng

0 0 200

- Lồng ghép tuyên truyền, tập huấn Tr. đồng 40 60 60

Tổng cộng: Tr. đồng 470 696 302

Việc đầu tư ngân sách cho phát triển sản xuất RAT trên địa bàn năm 2015 cao nhất đạt 696 triệu đồng. Nhìn chung ngân sách đầu tư chủ yếu vào 02 công tác chính là xây dựng vùng sản xuất tập trung và tuyên truyền tập huấn. Năm 2014, 2015 thành phố hỗ trợ đầu tư cho huyện xây dựng 50 ha vùng sản xuất rau tập trung với kinh phí 1 tỷ đồng. Hạng mục đầu tư là xây dựng đường. Đến năm 2016 do tổng kết việc thực hiện Nghị Quyết số 14 Hội đồng nhân dân thành phố về cơ chế chính sách hỗ trợ vùng sản xuất tập trung; thành phố chưa cân đối được nguồn vốn nên không có kinh phí triển khai. Bằng nguồn vốn sự nghiệp năm 2016 huyện cân đối hỗ trợ xây dựng 02 mô hình sản xuất RAT cho 02 xã về đích nông thôn mới với diện tích 10 ha, mục đích thí điểm, trình diễn, chuyển giao, ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Kinh phí còn lại huyện tổ chức tập huấn phổ biến chính sách về RAT, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hàng năm khoảng 02 lớp/đơn vị xã, thị trấn. Công tác kiểm tra, giám sát, việc trang thiết bị máy móc, vật tư phương tiện phục vụ trong quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn chưa được hỗ trợ đầu tư. Nguồn kinh phí hỗ trợ chương trình phát triển sản xuất rau an toàn thấp, không ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn tại huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 95 - 98)