Diện tích rau của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn tại huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 59 - 61)

STT Chủng loại Diện tích gieo trồng Tỷ lệ tăng DT năm 2015/2 014 (%) Tỷ lệ tăng DT năm 2016/ 2015 (%) Bình quân Tỷ lệ tăng giai đoạn 2014- 2016 (%) Năm 2014 (ha. Năm 2015 (ha. Năm 2016 (ha. 1 Rau vụ Đông 1.200 1.250 1.150 104 92,0 98,0 2 Rau Vụ Xuân Hè 750 700 650 93 93,0 93,0 3 Rau Hè Thu 650 750 700 115 93,0 104,0 4 Tổng DT rau cả năm 2.600 2.700 2.500 104 93,0 98,0 Trong đó: - RAT 150 250 300 167 110,0 135,0 - Rau thường 2.450 2.450 2.200 100 89,8 94,7 Nguồn: Chi cục thống kê huyện (2016) Tổng diện tích giai đoạn 2014-2016 tỷ lệ diện tích rau thường giảm đạt 94,47% , diện tích rau an toàn có xu hướng tăng với tỷ lệ 35%. Chủng loại rau tại An Dương tập trung vào 6 nhóm chính:

- Nhóm rau họ thập tự: Cải ngọt, cải xanh, cải chíp, bắp cải… - Nhóm họ cà: Cà chua, khoai tây…

- Nhóm rau họ bầu bí: Dưa chuột, dưa lê, bầu, bí, mướp…. - Nhóm rau họ đậu: Đậu đũa, đậu cove, củ đậu

- Nhóm rau gia vị: mùi tàu, hành tỏi, tía tô, hung các loại… - Nhóm rau khác: Cà rốt, rau ngót, ngô ngọt, ớt…

Huyện An Dương là một trong 3 huyện vành đai cung cấp thực phẩm cho thành phố với áp lực dân số ngày càng tăng, đất nông nghiệp giảm, sản xuất rau màu luôn được huyện quan tâm đầu tư hỗ trợ, áp dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình an toàn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Triển khai Nghị quyết số14/HĐND thành phố về việc thực hiện cơ chế khuyến khích phát triển nông nghiệp - thủy sản trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015; huyện An Dương quy hoạch và triển khai thực hiện hỗ trợ chuyển đổi vùng sản xuất hàng hóa tập trung; trong đó rau màu hỗ trợ 5 vùng tại 6 đơn vị An Hưng, An Hòa, Bắc Sơn, Tân Tiến, Đồng Thái và thị trấn An Dương với diện tích 20 ha áp dụng công nghệ cao trong sản xuất rau. Năm 2014 Uỷ ban nhân dân thành phố công nhận 06 đơn vị đạt tiêu chuẩn đủ điều kiện sản xuất RAT với tổng diện tích 150 ha. Năm 2015 sở Nông nghiệp và PTNT đã hỗ trợ địa phương về mã vạch và xây dựng thương hiệu sản, truy xuất nguồn gốc cho 05 sản phẩm rau an toàn gồm bầu bí, su su, cà chua, dưa, rau cải các loại. Trong năm 2015-2016 huyện kết nối với công ty cổ phần chứng nhận Globalcert certification JSC là đơn vị thứ 3 được cục trồng trọt cấp phép chứng nhận các hệ thống quản lý hợp chuẩn, trong đó có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP và chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GLOBAL GAP/Viet GAP. Toàn huyện có 30 cơ sở sản xuất rau được cấp chứng nhận Viet Gap, diện tích 10 ha. Có 02 HTX đăng ký chứng nhận Viet GAP, diện tích 50 ha với 750 hộ.

Về sản xuất rau theo quy trình hữu cơ: Từ năm 2006, hội nông dân huyện An Dương đã thực hiện một số mô hình sản xuất rau theo hướng hữu cơ quy mô hộ gia đình. Năm 2015 Hội nông dân huyện triển khai 2 mô hình do Trung ương Hội hỗ trợ sản xuất rau an toàn theo hướng hữu cơ. Quy mô thực hiện, diện tích 20 ha, tại 03 xã: xã Đồng Thái, Quốc Tuấn; An Hoà, huyện An Dương; (triển khai 2 vụ), với số hộ tham gia 300 hộ. Mô hình sản xuất dưa chuột và rau cải ngọt áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ phù hợp với điều kiện thực tế của An Dương, chất lượng, sản lượng rau sản xuất theo qui trình kỹ thuật chuyển giao đảm bảo theo các tiêu chuẩn trong hồ sơ trình duyệt. Sản phẩm được HTX sản xuất rau và chế biến sản phẩm nông nghiệp An Hòa bán cho các siêu thị, trường học. Mô hình sản xuất rau hữu cơ của HTX An Hoà hiện còn đang duy trì, HTX nông nghiệp xã An Hoà đăng ký nhãn hiệu rau hữu

cơ cho sản phẩm rau cải.

Để tạo điều kiện hỗ trợ sản xuất từ năm 2014-2016 thành thành phố hỗ trợ huyện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông nội đồng, nhà sơ chế, kho lạnh… với tổng kinh phí 120 tỷ đồng. Triển khai Đề án ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của thành phố, thị trấn An Dương tiếp nhận, xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn bằng phương pháp thuỷ canh, sản xuất rau trong nhà lưới có hệ thống phun

mưa và nhỏ giọt trên diện tích 10.000m2, với 5 hộ tham gia, ngoài ra, một số hộ

trên địa bàn thị trấn An Dương tự đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống nhà kính nhà lưới sản xuất rau an toàn, rau trái vụ với một số chủng loại rau cao cấp như củ cải Hàn Quốc, các loại rau giống mới chịu nhiệt… Với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện, hướng tới sản xuất theo mô hình nông nghiệp đô thị sinh thái, cung cấp thực phẩm an toàn ra thị trường huyện An Dương xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất rau an toàn đến năm 2020 đạt 500 ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn tại huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 59 - 61)