Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn tại huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 42)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý, địa hình

Huyện An Dương nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hải Phòng: - Phía Bắc giáp Quận Hồng Bàng và huyện Thủy nguyên.

- Phía Nam và Tây Nam giáp với Quận Kiến An và An Lão. - Phía Đông giáp với Quận Lê Chân và Quận Hồng Bàng.

Huyện An Dương có 15 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là

97,6 km2. Tính đến năm 2016 dân số huyện 178.690 người. Mật độ trung bình

1.715 người/km2.

* Đặc điểm địa hình

Là một huyện được hình thành do phù sa sông biển bồi đắp có địa hình không bằng phẳng, các xã thuộc khu vực phía Bắc và Đông Bắc của huyện có địa hình cao hơn các xã phía Nam và Đông Nam.

Với lợi thế là huyện ven đô, An Dương là vành đai cung cấp thực phẩm cho thành phố Hải Phòng.

Về sản xuất trồng trọt: Huyện chuyển dịch mạnh mẽ, cơ cấu cây trồng theo hướng tăng diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao như trồng hoa, cây cảnh, trồng cây rau màu. Toàn huyện 2.600 ha rau màu/năm. Sản lượng cung ứng ra thị trường ước đạt khoảng 100.000 - 120.000 tấn/năm. Trong quá trình sản xuất, do thâm canh cao và liên tục đã làm cho các đối tượng sinh vật gây hại phát sinh gây hại nhiều nên nông dân phải sử dụng, phân bón, thuốc BVTV để phòng trừ sinh vật gây hại bảo vệ cây trồng.

* Khí hậu, thời tiết

Khí hậu An Dương mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản của khí hậu miền Bắc Việt Nam, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa mưa từ tahngs 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Gió theo mùa, mùa hè gió đông nam và tây nam, mùa đông có gió bắc và đông bắc, cấp gió trung bình từ cấp 3 và cấp 6. Với nhiệt độ trung bình là 23-240C, lượng mưa trung

bình hàng năm đạt 1.263 mm, lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 8, độ ẩm tương đối trung bình hàng năm đạt khoảng 88-92%.

Bão và giông thường tập trung trong các tháng 7-9. Vì vậy cần có sự lựa chọn, tính toán kỹ khi xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cơ cấu mùa vụ để giảm bớt tối đa sự thiệt hại do bão lũa gây ra.

Điều kiện khí hậu An Dương thích hợp với một số loại cây trồng (lúa, tỏi, hành, cà chua, khoai lang, dưa chuột, rau thập tự mùa Đông Xuân, khoai tây, rau gia vị, hoa cây cảnh, nhãn vải, mít bốn mùa, chanh, ổi, táo, hồng xiêm..) và vật nuôi (trâu, bò, lợn, gà, vịt, ong, dê, tôm, cá…). Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để huyện có thể đẩy mạnh phát triển sản xuất rau quả, cây thực phẩm và phát triển chăn nuôi tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho người dân của huyện.

Chế độ thủy văn: Là một huyện ven biển cho nên An Dương có nhiều sông ngòi đi qua. Hệ thống sông ngòi của An Dương bao gồm:

+ Sông Cấm: chảy theo ranh giới phía Bắc của huyện, là hợp lưu của sông Kinh Môn và sông Kinh Thầy, bắt đầu từ khu vực thôn Văn Tiến của xã Đại Bản đi qua xã An Hồng, là địa giới của huyện tiếp giáp với quận Hồng Bàng.

+ Sông Lạch Tray: chảy theo ranh giới phía Nam và Tây Nam của huyện bắt đầu từ khu vực Tỉnh Thủy của xã An Hòa chảy tới khu vực xã An Đồng và đi vào địa phận của quận Lê Chân.

+ Sông Văn Dương: nằm ở phía Tây của huyện, chảy dọc theo ranh giới với huyện Kim Thành, Hải Dương, đoạn chảy qua huyện dài khoảng trên đưới 16 km.

Ngoài các con sông lớn kể trên, An Dương còn có một số con sông nhỏ khác như: sông Hỗ, sông Hà Liên, sông Rế…

Hệ thống sông ngòi của An Dương được phân bố khá đều, ngoài nhiệm vụ cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trong huyện, một số sông còn có nhiệm vụ cung cấp nước ngọt cho một phần dân cư của thành phố.

Với điều kiện khí hậu, thủy văn của mình như vậy, An Dương có điều kiện lý tưởng cho việc phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác nhau. Trên cơ sở đó có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng. Mùa đông khí hậu khô lạnh, có thể trồng được những cây ngắn ngày cho giá trị kinh tế cao. Yếu tố bất lợi là về mùa mưa lượng mưa lớn, kết hợp với yếu tố địa hình, địa thế đã gây ra úng lụt cục bộ, thường gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng tới đời sống nhân dân. Những

vấn đề trên đòi hỏi phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp để nhằm khai thác được các yếu tố về lợi thế và hạn chế những khó khăn do đặc điểm địa hình, khí hậu- thủy văn tạo ra.

* Tài nguyên đất đai

Là vùng được hình thành bởi phù sa bồi đắp của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình nên thành phần đất đai của An Dương tương đối phong phú. Theo tính chất thổ nhưỡng thì huyện gồm các loại đất sau:

- Đất phù sa: Đất phù sa glây của sông Cửa Cấm, Lạch Tray,phủ trên nền cát biển phân bố ở 7 xã quốc lộ 5. Đây là loại đất tốt nhất của huyện, khả năng thâm canh tăng vụ cao. Phần lớn được trồng 2 vụ lúa, 1 vụ Đông.

- Đất phèn ít: Được hình thành do phù sa sông biển lắng đọng lại không còn chịu tác động ảnh hưởng của thủy triều và nước mặn. Đất có phản ứng từ chua đến rất chua và chứa nhiều muối tan mà chủ yếu là Fe2(SO4)3, AL2(SO4)3. Đất có thành phần cơ giới nặng trong toàn phẫu diện. Trên loại đất này nhân dân trồng 2 vụ lúa trong năm là chủ yếu. Loại đất này tập trung chủ yếu tại các xã Hồng Thái, Đồng Thái, Quốc Tuấn, An Hồng.

- Đất phèn ít và trung bình mặn ít: Phân bố ở hầu hết các xã ven đường 203. Đất có phản ứng rất chua ở tầng mặt. Có thể cấy 2 vụ lúa/năm, tồng cây ăn quả.

- Đất cát biển: loại đất này nằm ở địa hình cao thuộc các xã quốc lộ 5. Hàm lượng mùn nghèo, trong khi đạm tổng số vào loại khá, chất hữu cơ bị phân giải kiệt. Lân và kali tổng số đều nghèo, lân dễ tiêu trung bình. Đây là loại đất tốt, có thể thâm canh tăng vụ, thích hợp với cây rau màu có giá trị xuất khẩu.

Bảng 3.1. Diện tích, cơ cấu các loại đất chính huyện An Dương năm 2014-2016 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Diện tích (ha. Cơ cấu (%) Diện tích (ha. Cơ cấu (%) Diện tích (ha. Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 9756,9 100,00 9756,9 100,00 9756,9 100,00 Đất nông nghiệp 6.439,5 66,00 6.250 64,05 6.050 62,00 Đất chuyên dùng 1.893,6 19,40 2.050 21,00 2.150 22,00 Đất khu dân cư 950 9,73 1.020 10,45 1.150 11,80 Đất chưa sử dụng 473,8 4,87 436,9 4,50 406,9 4,20 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện (2016)

- Đất mặn ít: Thành phần cơ giới rất nặng ở các tầng đất, chủ yếu phân bố trên địa hình vàn thấp ở một số xã, Đất có phản ứng chua. Đất thích hợp với một số chủng loại rau nước.

Nhìn chung trong những năm qua việc tổ chức khai thác quỹ đất tự nhiên trên địa bàn huyện khá tốt, hầu hết diện tích đất được sử dụng theo đúng mục đích. Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp hiện nay tình trạng nông dân bỏ ruộng ngày một tăng đang đặt ra yêu cầu huyện An Dương phải có giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề trên.

Đối với đất đang được khai thác sử dụng, phần lớn đều có xu hướng gia tăng, đất khu công nghiệp và đất ở tăng, đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng giảm. Điều này hợp với quy luật phát triển của huyện ven đô thị bị tác động lớn trong quá trình đô thị hóa.

* Tài nguyên nước

- Nước mặt: Với một lượng mưa khá lớn 1.236 mm/năm, hệ thống sông ngòi, kênh đào dày đặc trong đó có những sông lớn nhưa sông Cửa cấm với lưu

lượng lớn nhất Qmax=5.215 m2, sông Lạch Tray với lưu lượng lớn nhất

Qmax=525 m2, ngoài ra An Dương có sông Rế, đây là nguồn cung cấp nước 90%

nước sinh hoạt cho thành phố. Có thể nói nguồn nước mặt của huyện An Dương khá dồi dào. Tuy nhiên, nước phân bố không đề trong năm. Mùa hè tập trung tới 80% lượng mưa năm, các sông đầy nước khiến cho nhiều nơi bị ngập úng trong khi mùa Đông lượng mưa chỉ chiếm 15% lượng mưa năm, các dòng sông cạn kiệt, nước mặn thâm nhập sâu làm nước sông bị nhiễm mặn. Bằng cách đắp đê ngăn mặn, đắp đập giữ nước ngọt và đưa nước ngọt theo các kênh đào vào huyện, những năm gần đây vào mùa Đông nước sinh hoạt cơ bản được đáp ứng đầy đủ nhưng nước sản xuất nông nghiệp còn bị hạn chế, ưu tiên dùng cho những nơi sản xuất cây trồng có giá trị kinh tế cao.

* Điều kiện môi trường:

Hiện nay thành phố Hải Phòng nói chung và huyện An Dương nói riêng đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường phức tạp: môi trường sống, môi trường lao động vẫn bị ô nhiễm, việc quản chất thải gặp nhiều khó khăn, rác thải vẫn còn ngổn, bừa bãi mặc dù đã có ga rác trung chuyển, nhưng một số xã vẫn chưa được công ty môi trường thành phố ký hợp đồng xửa lý, rác tập trung, chưa được xử lý, nước thải chưa được xử lý, nguồn nước sinh hoạt chưa được quản lý tốt, tình trạng sử dụng hóa chất ngày càng tăng.

Nằm bao bọc bởi nhiều khu công nghiệp lớn của thành phố và chịu tác động của quá trình đô thị hóa, môi trường An Dương đang thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Các xã thuộc vùng cửa sông bị nhiễm dầu, rác thải của thành phố. Các xã nằm sát khu công nghiệp bị ô nhiễm môi trường nước, không khí, do nước thải, chất thải rắn, khí thải và hoạt động giao thông của các khu công nghiệp. Ngay cả một số dòng sông có nguy cơ bị bức tử do hoạt động xả thải bừa bãi của nhà máy, xí nghiệp và khu dân cư. Ở một số nơi có khu công nghiệp, các nguồn nước còn chưa các nguyên tố rất độc hại có ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của dân cư trong vùng. Mặc dù những năm gần đây, hoạt động quản lý môi trường trên địa bàn được tăng cường, nhưng hoạt động xả thải của các tổ chức cá nhân cố tình vi phạm một cách tinh vi gây lên tình trạng ô nhiễm trên địa bàn.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội

+ Dân số và lao động:

Dân số của huyện năm 2016: 178.690 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt

0,92%. Mật độ dân số đạt 1.715 người /km2. Trong những năm qua An Dương thực

hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình, tỷ lệ tăng tự nhiên tương đối ổn định. Trình độ học vấn dân cư ngày càng cao. Số lượng học sinh các ngành học, các cấp học năm sau cao hơn năm trước. Các biện pháp nâng cao dân trí đã được các cấp, các ngành, các đoàn thể quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Tính đến năm 2016, An Dương có 110.787 người trong độ tuổi lao động, chiếm 62 % dân số, số lao động đang làm việc trong các ngành chiếm 98 % tổng lao động của huyện. Công tác xoá đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm được chú trọng, đẩy mạnh việc huy động vốn vay, vận động quỹ “Vì người nghèo” để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động. Số lao động được giải quyết việc làm trong năm khoảng 5.000 người, tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng lao động đạt khoảng 66%.

Cơ cấu kinh tế của huyện ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Sự chuyển dịch lao động trong các ngành kinh tế biến động mạnh, số hộ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tăng, số hộ nông nghiệp giảm mạnh. Năm 2011, số hộ có thu nhập chính từ nông nghiệp đạt 13.378 hộ, năm 2016 còn 8.719 hộ, giảm 34,82%, số hộ thuỷ sản năm 2011 là 78 hộ; năm 2016 là 109 hộ, tăng 31 hộ, bằng 39,74%.

+ Cơ cấu kinh tế:

Huyện có 3 khu công nghiệp lớn là Nomurra và Trang Duệ, khu công nghiệp An Dương trên 1500 nhà máy, xí nghiệp của Trung ương và địa phương

đóng trên địa bàn; trong những năm gần đây quá trình đô thị hóa trên địa bàn diễn ra mạnh mẽ thể hiện qua việc diện tích đất nông nghiệp chuyển sang mục đích phi nông nghiệp tăng hàng năm, rất nhiều lao động nông nghiệp chuyển sang khu vực công nghiệp, ngoài ra còn thu hút hàng vạn lao động từ địa phương khác. Kinh tế xã hội huyện An Dương phát triển tương đối toàn diện, bên cạnh phát triển kinh tế thì nhu cầu cuộc sống, sử dụng các loại thực phẩm có chất lượng, đặc biệt là sản phẩm rau an toàn ngày càng được quan tâm hơn.

Là một huyện ven đô thị, những năm qua cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Cơ cấu công nghiệp, thương mại chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế, ngành nông nghiệp tỷ trọng có xu hướng giảm dần; cụ thể từ năm 2014 đến năm 2016 cơ cấu ngành kinh tế huyện như sau:

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện quản lý

Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Bình quân giai đoạn 2014-2016 (%) + GTSX CN&TTCN tỷ đồng 218 238,8 259,6 119,1 + GTSX TM-dịch vụ tỷ đồng 2651 3041 3407 128,5 GTSX ngành nông nghiệp tỷ đồng 895 903 956,6 106,9 - Trồng Trọt tỷ đồng 506,4 503,1 504 99,5 - Chăn nuôi tỷ đồng 325,3 335,7 386,1 118,7 - Thuỷ sản tỷ đồng 40,7 41,4 43,4 106,6 Dịch vụ Nông nghiệp tỷ đồng 22,6 22,8 23,1 102,2 - Giá trị sản xuất nông, lâm,

thủy sản trên 1ha đất nông nghiệp (so sánh 2010)

Triệu

đồng 179,18 181,5 183 102,1 Nguồn: Chi cục thống kê huyện (2016) Trong 3 năm 2014-2016 kinh tế huyện tiếp tục tăng trưởng, lĩnh vực công nghiệp do huyện quản lý tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 109%, thương mại dịch vụ tăng 113%, nông nghiệp tăng 106,9%. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện chuyển dịch tích cực đúng hướng, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương ngành thương mại, dịch vụ phát triển mạnh; ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp địa bàn huyện quản lý duy trì ổn định; ngành nông nghiệp có xu hướng giảm. Nội bộ ngành nông nghiệp huyện có sự chuyển dịch giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ nông nghiệp.

Chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp huyện theo hướng tích cực từ mục tiêu hướng tới là số lượng, nay chuyển sang mục tiêu nâng cao giá trị, hiệu quả ngành hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trồng trọt: Vùng sản xuất hàng hoá tập trung được hình thành và phát triển - Sản xuất lúa: Áp dụng cơ giới hoá đồng bộ, tổng diện tích đạt 300 ha/năm. Hình thành 03 vùng cung cấp sản phẩm hàng hoá ra thị trường tại các xã Tân Tiến, An Hưng, Đại Bản.

- Sản xuất rau màu: Tổng diện tích rau màu hàng năm của huyện đạt 2.600 ha; trong đó rau vụ Đông đạt 1.200 ha, rau Xuân hè đạt 750 ha, hè thu 650 ha. Các xã có vùng chuyên canh rau lớn:

Xã An Hòa: 350 ha chủ lực là các loại rau ăn quả như su su, bầu bí, mướp đắng, mướp; rau ăn lá rau cải, rau gia vị cần tây, hành, mùi…;

Xã Đại Bản diện tích chuyên canh rau: 250 ha; trong đó rau mùi tàu 150 ha, Xà lách 50 ha, các loại rau khác 50 ha.

Diện tích chuyên canh rau các xã còn lại đạt từ 30-50 ha; chủng loại chủ yếu là các loại rau ăn lá theo mùa, vụ như: Cà chua, khoai tây, rau cải, rau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn tại huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 42)