Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn tại huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 98 - 100)

Liên kết tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng giá trị ngành hàng, để phát triển sản xuất rau an toàn các hộ nông dân phải tăng cường hoạt động liên kết trong sản xuất. Nhà nước đóng vai trò làm cầu nối tạo điều kiện thuận lợi cho hộ sản xuất rau và doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Đảm bảo hài hòa lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người nông dân trồng rau, từ đó tạo sản phẩm tốt cho cộng đồng.

Bảng 4.27. Hình thức liên kết trong tiêu thụ rau của người nông dân

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)

Hợp đồng với hợp tác xã 6 20,0

Hợp đồng với doanh nghiệp 4 13,3

Hợp đồng với thương lái 10 33,3

Không hợp đồng 10 33,3

Nguồn: số liệu điều tra (2017) Qua bảng ta thấy sản phẩm sau thu hoạch bán ra thị trường với hình thức không hợp đồng chiếm tỷ lệ khá cao 33,3%, bán cho thương lái dưới hình thức hợp đồng bằng miệng chiếm tỷ lệ 33,3%; Phần lớn các hộ bán rau ra ngoài chợ,

đường lớn hoặc đi bán rong; một số ít bán cho người thu gom; HTX. Các thương lái, thu gom tại vườn khi giá rau lên cao, hàng khan hiếm; trong trường hợp chính vụ, lượng rau dồi dào việc thu mua các thương lái là tại các chợ; đối với rau cung ứng cho HTX được duy trì ổn định theo diện tích các hộ ký hợp đồng cam kết hoặc các hộ là thành viên của HTX được cấp mã cá nhân sản phẩm và rau sản xuất ra mang thương hiệu HTX giúp việc truy xuất nguồn gốc rau một cách đễ dàng. Đây là hướng đi mới và là mục tiêu của cả thành phố nói chung, huyện An Dương nói riêng. Để có thể đưa sản phẩm chất lượng và gây dựng được lòng tin của người tiêu dùng.

Khuyến khích các cơ sở, cá nhân liên kết với nhau để thành lập các hiệp hội, HTX, tổ liên kết sản xuất và kinh doanh RAT; giúp người sản xuất, kinh doanh RAT liên kết, hỗ trợ lẫn nhau sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hài hòa về lợi ích là một trong những mục tiêu cơ bản của đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2009 - 2016. Song cho đến nay công tác liên kết theo chiều ngang và chiều dọc chưa đặt được thành công như đề án mong đợi.

Do điều kiện sản xuất của các hộ nông dân còn nhỏ lẻ chưa tập trung vì vậy giữa các hộ sản xuất và các doanh nghiệp cung cấp đầu vào chưa hình thành mối liên kết, nguồn cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV... cho các hộ nông dân chưa ổn định. Nông dân đang còn phải mua từ nhiều nguồn trôi nổi trên thị trường. Chất lượng đầu vào không đảm bảo trở thành yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng rau an toàn và đây là mối lo lắng của hầu hết các hộ sản xuất.

Trên địa bàn hiện nay đã xây dựng được hai hợp tác xã về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn là Hợp tác xã nông nghiệp An Hòa và Hợp tác xã Thị Trấn An Dương, hai hợp tác xã này đã và đang thu mua rau an toàn cho nhiều hộ trên địa bàn. Trong 30 hộ điều tra có 6 hộ đã tiến hành kí hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các hợp tác xã, các chủ cửa hàng bán rau an toàn, các hộ buôn lớn trong và ngoài huyện song chỉ dưới hình thức hợp đồng bằng miệng là chủ yếu, do hoạt động sản xuất trên diện tích nhỏ, công nghệ sản xuất đơn giản, khó đảm bảo về sản lượng và chủng loại; mặt khác nhu cầu người tiêu dùng luôn thay đổi. Đến thời điểm hiện nay mô hình liên kết sản xuất giữa hộ nông dân với hợp tác xã trong khâu tổ chức sản xuất, khâu tiêu thụ sản phẩm cho thấy bền vững và hiệu quả hơn cả.

Hộp 4.6. Ý kiến của chủ tịch UBND xã An Hòa về công tác quản lý Nhà nước sản xuất rau an toàn

Theo Ông Nguyễn Văn Thắng- chủ tịch UBND xã An Hòa: “Một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu lực công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đó là thiếu tính liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ rau an toàn. Vấn đề mấu chốt ở đây là làm sao để có thể thu hút các doanh nghiệp bao tiêu hết sản phẩm rau an toàn cho các hộ. Có người mua với giá hợp lý cao hơn rau thường thì các hộ dân mới hồ hởi và làm theo đúng quy trình được. Mặt khác đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn xã còn thiếu, công tác thường kiêm nghiệm nên hiệu quả quản lý còn hạn chế”.

Nguồn: Phỏng vấn điều tra (2017) Chỉ có 19/75 hộ tiến hành kí hợp đồng tiêu thụ sản phẩm RAT dưới các hình thức bằng miệng và văn bản vì còn lại hầu hết các hộ nông dân đang phải tự tìm đầu ra cho chính sản phẩm rau an toàn của mình. Chính vì vậy trên 45% số hộ nông dân trả lời sản phẩm rau an toàn của họ không dễ bán hơn so với rau thường, 4% số hộ nông dân còn cho rằng so với rau thường rau an toàn khó bán hơn do mẫu mã không đẹp bằng. Trên 30% số hộ cho rằng giá bán rau an toàn của họ có cao hơn rau thông thường nhiều. Phần lớn giá rau an toàn lớn hơn rau thường là do tăng thêm chi phí ở các khâu mẫu mã, bao bì, gắn tem nhãn và thuê cửa hàng bán rau ở các khu, điểm trung tâm.

Qua quá trình phân tích nói trên chúng ta có thể nhận thấy việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu do người dân tự tiêu thụ nên giá bán sản phẩm không cao, sản phẩm rau an toàn không được tiêu thụ theo đúng chuẩn, kỹ thuật sản xuất RAT, một số người tiêu dùng chưa tin tưởng vào chất lượng rau an toàn. Thiếu sự kiểm soát các khâu từ sản xuất tới tiêu thụ sản trở thành yếu tố hạn chế hiệu lực công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ rau trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn tại huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 98 - 100)