Yếu tố về công tác tiếp cận chính sách của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn tại huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 89 - 91)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý sản xuất rau an toàn trên địa

4.2.2. Yếu tố về công tác tiếp cận chính sách của người dân

Một chính sách ra đời được người dân hưởng ứng hay không? Được người dân chấp nhận và thực thi ở mức độ nào? Điều này nó phụ thuộc rất lớn vào cách thức tổ chức, triển khai của các cấp, chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Đối với chính sách liên quan đến việc quản việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn là một chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, lợi ích kinh tế và ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng của toàn thể nhân dân vì vậy công tác tổ chức triển khai vận động, tuyên truyền cho người dân đóng vai trò quan trọng hơn đến sự thành công của chính sách. Đây là khâu quan trọng quyết định lớn đến hiệu quả của công tác quản lý việc sản xuất cũng như tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn.

Kết quả điều tra trên địa bàn cho thấy công tác thông tin tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn chưa được các cán bộ chính quyền các cấp coi trọng đúng mức điều này dẫn đến sự hiểu biết của người dân, các đại lý và ngay cả những cán bộ địa phương về nó rất mơ hồ, chỉ dừng lại ở mức độ mới nghe đến còn rất ít người hiểu về các chính sách đó.

Bảng 4.23. Đánh giá cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn rau an toàn ĐVT:% Chỉ tiêu đánh giá Rất phù hợp Phù hợp Chưa phù hợp Không phù hợp - Tiếp cận chính sách 6,7 50 30 13,3 - Quy trình thực hiện 3,3 43,3 30 23,3

- Nội dung quản lý 10 30 43,3 16,7

- Tính đồng bộ 13,3 33,3 43,3 10,0 - Mức độ kịp thời 10 43,3 23,3 23,3 - Mức độ đảm bảo phối kết hợp 6,7 43,3 36,7 13,3 - Mức độ tổ chức hướng dẫn áp dụng chính sách 10 30 43,3 16,7

- Mức độ hoàn thành báo cáo 16,7 46,6 16,7 20,0

- Hiệu lực của chính sách 10 33,3 46,7 0

Nguồn: số liệu điều tra (2017) Trong hệ thống quản lý việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn chưa có sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, chưa có sự tham gia giám sát của cộng đồng, vai trò và trách nhiệm của các cấp chính quyền chưa được phân công rõ ràng. Chưa có Ban chỉ đạo quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại các xã là một cấp đi sát đi sâu nhất đối với nông dân trong vấn đề sản xuất rau an toàn gây ra những khó khăn cho mạng lưới trong vấn đề quán triệt các chủ trương chính sách, thực hiện các biện pháp quản lý sản xuất và quản lý việc tiêu thụ. Mặt khác,đánh giá về mức độ phù hợp chính sách quản lý Nhà nước về quản lý sản xuất rau an trên địa bàn đa số các ý kiến cho rằng chưa phù hợp; không phù hợp về nội dung quản lý và không phù hợp về tính đồng bộ chiếm trên 60%; trong khi số ý kiến cho rằng không phù hợp cần phải sửa đổi 16,7%; số ý kiến cho rằng chưa phù hợp cần bổ sung chiếm 43,3%. Về nội dung quan quản lý Nhà nước 40% cho rằng phù hợp, triển khai thực hiện theo kết hoạch; 33,4% số ý kiến cho rằng chưa phù hợp phải bổ sung một số quy định chi tiết đặc biệt là chế tài kiểm tra, xử phạt cụ thể; 16,66% cho rằng chính sách hiện

không phù hợp do khó áp dụng nhất là việc triển khai ký cam kết đối với các hộ sản xuất ban đầu nhỏ lẻ. Chưa có quy định cụ thể, nếu hộ sản xuất không cam kết thì xử lý thế nào? việc này còn mang tính hình thức chưa đi vào thực chất vấn đề. Về phía người sản xuất, người kinh doanh, người tiêu thụ phần lớn cho rằng chính sách chưa phù hợp cần nghiên cứu, bổ sung phù hợp tình hình thực tiễn. Do chính sách chưa phù hợp nên hiệu lực thực thi của chính sách chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn tại huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 89 - 91)