Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn tại huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 101 - 110)

4.3.2.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

Thuận lợi: Trong thời gian qua ngành NNvà PTNT tích cực tham mưu UBND huyện và thành phố việc mở rộng quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn, tăng cường quản lý vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất. Kết quả triển khai đạt được một số kết quả tích cực, làm thay hành vi người sản xuất, người tiêu thụ, người kinh doanh, góp phần cung cấp ra thị trường sản phẩm rau an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, trong quản lý nhà nước về sản xuất rau còn một số hạn chế tồn tại cụ thể là:

- Diện tích sản xuất manh mún, nhỏ lẻ: Trên địa bàn huyện có khoảng 2.500 đến 2.700 ha rau/năm, với số hộ lên đến gần chục ngàn hộ, các hộ trồng tự phát, trên một số diện tích huyện đã quy vùng sản xuất rau an toàn, nhưng việc thực hiện quy trình sản xuất không giống nhau. Nhà đã cho thu hoạch, nhà mới trồng, nhà đang phun thuốc và chăm bón. Chính việc sản xuất như vậy, ảnh hưởng đến độ đồng đều và chất lượng sản phẩm, gây khó khăn phức tạp cho công tác kiểm tra, tình hình sản xuất chưa được kiểm soát, quản lý chặt chẽ, triệt để:

- Hiện tượng mua bán chứng nhận sản phẩm rau an toàn diễn ra ở một số nơi, với người tiêu dùng VietGAP được coi là chứng chỉ niềm tin khi mua sản phẩm. Nhưng qua phản ánh của thông tin truyền thông thời gian qua chứng chỉ ấy đang được ngang nhiên mua, bán trái phép, điều đó gây tâm lý hoang mang cho người sản xuất và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, đặc biệt kinh doanh rau tại các chợ đầu mối, một số cơ sở tìm mọi cách trốn tránh sự kiểm tra của cơ quan Nhà nước, đưa vào thị trường nhiều loại rau củ không rõ nguồn gốc xuất xứ. Thực trạng trên dẫn đến mất lòng tin người tiêu dùng, việc mở rộng diện tích trồng rau an toàn khó khăn, hàng năm không đạt kế hoạch đề ra.

- Các hộ sản xuất rau an toàn về cơ bản chấp hành đầy đủ quy trình sản xuất theo quy định hành tuân thủ đảm bảo điều kiện chiếm 10-12% số hộ trồng rau. Đây là những hộ đã có thị trường tiêu thụ ổn định. Gần 90% số hộ còn lại hàng ngày cung cấp rau ra thị trường phục vụ số đông người tiêu dùng, như vậy quyền lợi, sức khỏe số đông người tiêu dùng chưa được bảo vệ.

- Việc xây dựng các văn bản cụ thể của huyện: Việc xây dựng các văn bản cụ thể về thực thi các văn bản pháp luật của Nhà nước cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương đối với quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn dựa vào văn bản quy định của cấp trên để thực hiện. Đối với cơ sở trồng rau nhỏ lẻ hiện áp dụng theo quy định Thông tư số 51/TTBNNPTNT về quy định đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ do UBND cấp xã có thẩm quyền quản lý; Đối với cơ sở sản xuất rau có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chúng nhận trang trại do cấp nào có thẩm quyền cấp thì cấp đõ có quyền quản lý theo quy định của thông tư số 45/TTBNNPTNT quy định kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Việc phân chia này không rõ ràng do chưa rà soát các tiêu chí, phân loại cụ thể, khoa học ở địa phương nên hiệu lực quản lý chưa cao. Trên 70% số hộ còn lại không thực hiện ký cam kết, đồng nghĩa với việc trên 70% số hộ đang sản xuất nằm ngoài vòng quản lý của cơ quan chức năng; trên 20% ý kiến được hỏi cho rằng công tác kiểm tra còn chồng chéo, sự phân cấp cho cấp cơ sở chưa rõ ràng. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình quản lý còn lỏng lẻo.

- Cơ cấu, hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước về quản lý sản xuất rau an toàn cấp cơ sở được quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2016/TTLT- BNN-BNV; Thông tư số 04/2009/TT-BNN hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp. Đối chiếu với điều kiện tại các xã, thị trấn trên địa bàn hiện còn thiếu ban nông nghiệp xã, nhân viên quản lí chất lượng NLTS. Qua điều tra tổng hợp cho thấy trên 60% ý kiến cho rằng năng lực đội ngũ cán bộ quản lý chưa đảm bảo, đặc biệt là cán bộ cấp xã, do không có đủ trình độ chuyên môn và làm công tác kiêm nhiệm nên trách nhiệm không cao.

- Sự phối hợp của các cơ quan trong công tác thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn còn lỏng lẻo, cán bộ trạm bảo vệ thực vật triển khai chương trình của Chi cục bảo vệ thực vật, cán bộ trạm khuyến nông triển khai chương trình của Trung tâm Khuyến nông về chương trình, mô hình trồng rau, không có sự phối hợp chặt chẽ, phân công cụ thể của các bên dẫn đến hiệu quả quản lý không cao.

+ Công tác tuyên truyền, phổ biến quy định quản lý Nhà nước, quy trình sản xuất về rau an toàn đạt tỷ lệ thấp so với kế hoạch đề ra do thiếu kinh phí; Số tin bài còn hạn chế, tuyên truyền các điển hình tiên tiến còn ít, chưa tuyên truyền thông tin về những cơ sở trồng rau vi phạm. Chưa có sự vào cuộc mạnh mẽ của

về sản xuất rau an toàn, theo đánh giá của các bên liên quan về hiệu quả công tác tuyên truyền tới 60% ý kiến cho rằng công tác tuyên truyền ở mức độ kém

+ Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm: Trong quá trình quản lý sản xuất rau an toàn bao gồm các khâu như: Quản lý đầu vào cho sản xuất, quản lý quy trình sản xuất; quản lý tiêu thụ sản phẩm. Mỗi khâu có những thuận lợi, khó khăn phức tạp riêng. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm không giống nhau ở mỗi khâu. Công tác kiểm tra đầu vào trong sản xuất gồm mẫu đất, mẫu nước, kiểm tra việc kinh doanh việc sử dụng vật tư phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ sản xuất rau. Thực trạng mẫu đất, nước trên địa bàn cơ bản đảm bảo; tuy nhiên hoạt động kinh doanh vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn diễn ra tương đối phức tạp. Về lĩnh vực kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật có thời điểm lên đến 61% số cửa hàng vi phạm do các lỗi như: thiếu giấy đăng ký kinh doanh, thiếu chứng chỉ hành nghề, kinh doanh thuốc ngoài danh mục thậm chí thuốc cấm..., về lĩnh vực phân bón tỷ lệ vi phạm thấp hơn so với lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật. Các chế tài xử phạt trong 2 lĩnh vực được quy định rõ ràng dễ áp dụng; trong khi đó 1 số hành vi trong khâu sản xuất như kiểm tra quy trình sản xuất, kiểm tra việc buôn bán kinh doanh rau... thiếu chế tài xử phạt; nếu có cũng khó áp dụng vì không phù hợp với tình hình thực tiễn.

- Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Việc đánh giá chất lượng rau an toàn bằng cảm quan thường rất khó mà phải do các thiết bị máy móc hiện đại của các trung tâm kiểm định được Bộ NN&PTNT chỉ định, phân tích kiểm định chất lượng thực hiện, thời gian kiểm nghiệm dài thường mất hàng tuần mới có kết quả nên nhiều khi có kết quả thì sản phẩm đó đã được người tiêu dùng sử dụng hết. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhất là các trang thiết bị, dụng cụ cho mục đích kiểm nghiệm, xét nghiệm. Nguồn kinh phí phân bổ cho công tác quản lý còn hạn chế trong khi giá vật tư, giá phân tích mẫu, giá phương tiện đi lại tăng cao đã tác động không nhỏ đến công tác kiểm tra tại địa bàn.

- Sản xuất theo chuỗi và liên kết sản xuất rau trên địa bàn còn yếu. Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau bước đầu triển khai có hiệu quả nhưng sản phẩm được gắn tem nhãn còn ít.

Việc nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn, sẽ giúp cho ngành sản xuất rau trên địa bàn phát triển bền vững và hiệu quả. Góp phần cung cấp thực phẩm chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác này, rất cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp chính quyền, các ngành và các cơ quan chức năng. Đặc biệt là sự

nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của người sản xuất, người tiêu dùng, người kinh doanh rau. Tăng cường quản lý Nhà nước trong các khâu của quá trình sản xuất rau đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả cao.

4.3.2.2. Giải pháp

Qua phân tích các căn cứ số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu, để góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn đề tài đề xuất một số giải pháp chủ yếu như sau:

Thứ nhất giải pháp về chính sách: Bao gồm việc cụ thể hoá chính sách đảm bảo tính hợp lý, tính kịp thời, tính đồng bộ, tính hiệu lực, kiện toàn hệ thống bộ máy quản lý tại địa phương đảm bảo vận hành hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên tâm, thạo việc nhất là cán bộ cấp cơ sở, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, xây dựng thực hiện quy hoạch, kế hoạch sản về sản xuất rau an toàn, thông tin tuyên truyền, hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý, tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng vùng sản xuất rau màu tập trung để chỉ đạo, quản lý sản xuất hiệu quả.

Để RAT phát triển, trước tiên phụ thuộc vào ý thức của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng sau nữa là công tác quản lý chặt chẽ, thường xuyên của các cơ quan có trách nhiệm; sự vào cuộc rốt ráo của chính quyền địa phương, các đoàn thể. Ngoài ra, việc cụ thể hóa các văn bản quản lý Nhà nước về sản xuất RAT của Trung ương, thành phố trên địa bàn huyện đóng vai trò quan trọng để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, việc ban hành các văn bản phải kịp thời, đầy đủ; sự phối hợp giữa các ngành trong quá trình triển khai phải tăng cường, song mỗi ngành phải phát huy hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực phụ trách. Tránh tình trạng phó mặc cho cơ quan thường trực, Ban chỉ đạo phụ trách chương trình. Bố trí thêm cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật phụ trách, hướng dẫn kiểm tra, theo dõi vùng sản xuất rau, đặc biệt cán bộ chuyên môn trồng trọt - bảo vệ thực vật; đảm bảo khoảng 1 cán bộ phụ trách, quản lý quy trình sản xuất cho khoảng 50 ha; coi công tác quản lý quy trình sản xuất là khâu quan trọng để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn. Chỉ đạo các xã trên địa bàn thành lập Ban nông nghiệp; bổ sung nhân viên quản lí chất lượng nông lâm sản ở cấp xã, tăng phụ cấp cho cán bộ làm công tác quản lý ATTP nói chung và quản lý sản xuất rau an toàn nói riêng.

Thứ hai giải pháp về quản lý sản xuất:

- Thực hiện sản xuất đảm bảo đúng quy hoạch, qua điều tra cho thấy có đến 40% số hộ sản xuất cho rằng họ không biết hộ sản xuất có nằm trong vùng

cảnh báo do nằm gần khu công nghiệp, nguồn nước xả thải.

- Tăng cường quản lý chất lượng đầu vào cho sản xuất: Đất, nước, không khí, giống cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ sản xuất.

- UBND cấp xã tiến hành đẩy nhanh tiến độ ký cam kết đối với hộ sản xuất rau ban đầu nhỏ lẻ. Đây là cơ sở để các cấp thực hiện chức năng QLNN đối với cơ sở, hộ sản xuất rau nhỏ lẻ ngay từ ban đầu. UBND cấp huyện và thành phố tăng cường quản lý theo phân cấp đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có giấy phép sản xuất, kinh doanh. Sự phân cấp phải đảm bảo không chồng chéo, không bỏ sót vì vậy vậy khâu tiến hành rà soát, phân loại phải thực hiện khoa học, hợp lý.

- Tăng cường kiểm tra cơ sở kinh doanh vật tư, phân bón, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật. Phát huy vai trò UBND cấp xã để phát hiện xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm theo quy định. Nếu vượt quá thẩm quyền báo cáo cấp trên xử lý ngăn chặn kịp thời.Trên địa bàn hiện nay còn các cửa hàng chưa có giấy phép kinh doanh, chưa đủ điều kiện cần thiết để kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, nếu không quản lý, xử phạt nghiêm các đại lý, cửa hàng thì rất dễ dẫn đến hiện tượng thuốc cấm sử dụng, thuốc kém chất lượng được đưa vào nhân dân sử dụng cho rau. Vì nếu trên địa bàn có bán thuốc gì thì các hộ dân sử dụng thuốc đó, ít các hộ dân có thể phân biệt được đâu là thuốc nằm trong danh mục cấm sử dụng, đâu là loại thuốc được phép sử dụng. Mặt khác đa phần những thuốc cấm sử dụng lại là những thuốc có độc tính cao nên hiệu quả diệt trừ sâu rất tốt nên dễ được người dân sử dụng hơn.

Bên cạnh việc xử phạt và cho đóng cửa các của hàng không đủ điều kiện về kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật, Trạm Bảo vệ thực vật nên hỗ trợ các địa phương xây dựng các cửa hàng, đại lý kiểu mẫu trực thuộc các hợp tác xã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật có quy mô lớn, là nguồn cung cấp chính cho địa bàn để việc quản lý, giám sát được thực hiện tốt hơn.

Tăng cường lấy mẫu tại các cơ sở sản xuất, đặc biệt lấy mẫu rau tại các chợ đầu mối, chợ cấp xã, kiên quyết bắt buộc người kinh doanh rau tại các chợ đầu mối phải có giấy phép đăng ký kinh doanh. Tiến hành lấy mẫu thường xuyên, hàng ngày, thử test nhanh loại bỏ, tiêu hủy ngay sản phẩm rau không đạt tiêu chuẩn khỏi thị trường.

Hầu hết người trồng rau an toàn vẫn phải tự bươn trải để tìm đầu ra cho sản phẩm (trong 30 hộ điều tra chỉ mới có 6 hộ có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các cơ sở sơ chế, kinh doanh rau an toàn). Bên cạnh đó, việc dán tem nhận diện

rau an toàn tạo thuận lợi cho cả người tiêu dùng và các hộ sản xuất nhưng hiện số lượng khách hàng tin tưởng vào tem nhận diện rau an toàn vẫn chưa nhiều.

Công tác dán tem, gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho rau an toàn trong thời gian gần đây đã được các cơ quan quản lí rau an toàn quan tâm đầu tư, song chủ yếu mới đượt thực hiện ở các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và một số cơ sở được sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn theo thông tư số 45/TT-BNN&PTNT trên địa bàn, 90% rau của các hộ được hỏi chưa được đóng gói và gắn mác rau an toàn do vậy trong thời gian tới song song với việc yêu cầu các hộ sản xuất rau ký cam kết sản xuất an toàn, cần có chính sách hỗ trợ việc gắn, tem mác rau an toàn cho các hộ sản xuất.

Thứ ba: Tăng cường liên kết trong sản xuất, thực hiện liên kết đa dạng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với người dân giải quyết đầu ra cho sản phẩm; xây dựng hệ thống cửa hàng cung ứng rau an toàn đảm bảo niềm tin cho người tiêu dùng, gắn tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm; hỗ trợ mô hình hợp tác xã phát triển nhằm nâng cao vai trò tổ chức sản xuất, sơ chế, bao tiêu sản phẩm cho người dân, trong thời gian tới chính quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn tại huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 101 - 110)