Kết quả hoạt động tuyên truyền tại 2 đơn vị đề tài chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn tại huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 74 - 79)

TT Nội dung tuyên truyền ĐVT

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

KH TH Tỷ lệ TH/KH (%) KH TH Tỷ lệ TH/KH (%) KH TH Tỷ lệ TH/KH (%) I Xã An Hòa 1 Tập huấn quy trình

kỹ thuật sản xuất RAT Lượt người 410 350 85,4 425 445 94,4 553 510 92,2

2 Xây dựng mô hình trồng RAT Lượt người 3 2 66, 7 5 3 60,0 5 4 80,0

3 Tin bài phát trên đài

truyền thanh xã Bài/tháng 4 3 75,0 4 3 75,0 4 4 100,0

II Thị Trấn An Dương

1 Tập huấn quy trình

kỹ thuật sản xuất RAT Lượt người 39 39 100,0 65 65 100,0 75 75 100,0

2 Xây dựng mô hình trồng RAT Lượt người 1 1 100,0 2 2 100,0 2 2 100,0

3 Tin bài phát trên đài

truyền thanh xã Bài/ tháng 2 1 50,0 2 2 100,0 2 2 100,0

Nguồn: số liệu điều tra (2017)

Công tác tuyên truyền tập huấn các năm không đạt kế hoạch đề ra. Trong đó thực hiện công tác tuyên truyền bình quân qua các năm tăng năm sau cao hơn năm trước (tuyên truyền bằng hình thức tham quan học tập kinh nghiệm tăng 73%, tập huấn quy trình sản xuất tăng 45%; các hình thức khác tăng 15-47%; tuy nhiên hình thức tập huấn phổ biến văn bản pháp luật liên quan đến RAT giảm 5%). Mỗi lớp tập huấn trên địa bàn tổ chức khoảng 70 người/1 lớp, công tác tập huấn quy trình kỹ thuật đối tượng chủ yếu là các hộ nông dân trồng rau; huyện ưu tiên vùng đăng ký trồng rau an toàn bình quân 02/lớp/địa phương/năm. Các địa phương khác 01 lớp/1địa phương/năm. Thông qua phương tiện loa đài phát thanh huyện để các hộ nông dân nắm bắt quy trình kỹ thuật, văn bản pháp luật liên quan, nêu các tấm gương điển hình trong phong trào trồng rau sạch huyện nhà. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tổ chức các buổi hội thảo về triển khai, tổng kết mô hình sản xuất rau an toàn; chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức phổ biến văn bản pháp luật liên quan đến sản xuất rau an toàn đối tượng là cán bộ công chức quản lý, nhân viên kỹ thuật nông nghiệp, các hộ nông dân. Hàng năm tổ chức hội thi nông dân với sản xuất rau an toàn. Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm trồng rau tại một số tỉnh khác như Hà Nội, Hải Dương; Quảng Ninh…

Mục tiêu công tác tập huấn, tuyên truyền của xã huyện 100% được tập huấn quy trình kỹ thuật và văn bản quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn; hàng năm mở rộng 30% số hộ sản xuất rau thường; Xã An Hòa cũng như toàn huyện không đạt mục tiêu đề ra, tuy nhiên ở thị trấn An Dương tỷ lệ tuyên truyền các nội dung thực hiện tương đối cao; đặc biệt nội dung tuyên truyền trên đài truyền thanh xã được phát định kỳ một tháng 2 lần ở thị trấn và 1 tháng 4 lần ở xã An Hòa vào 5 giờ chiều thứ 7 hàng tuần.

Bảng 4.11. Bảng đánh giá của các bên liên quan về công tác tập huấn tuyên truyền

ĐVT: %

Chỉ tiêu Hộ sản xuất Cán bộ

quản lý Người tiêu dùng Người kinh doanh

Toàn huyện

- Rất tốt 6,7 0 0 13,3

- Tốt 36,7 10,0 20,0 33,3

- TB 43,3 26,7 43,3 36,7

- Kém 13,3 63,3 36,7 16,7

Trong đánh giá về công tác tuyên truyền của các bên liên quan có sự đánh giá rất khác nhau cán bộ quản bộ quản lý cho rằng công tác tuyên truyền đạt kết quả kém và rất kém chiếm tới 63,3%; có 36,7% người tiêu dùng đánh giá công tác tuyên truyền ở mức kém; trong khi đó 13,3% số người kinh doanh, 6,7% số hộ sản xuất được hỏi cho rằng công tác tuyên truyền đạt kết quả rất tốt. Phần nhiều ý kiến cho rằng công tác tuyên truyền ở mức trung bình, có sự khác biệt này là do tác động của công tác tuyên truyền mặc dù có đến 50% số hộ nông dân được hỏi nhưng có tới 50% trong số đó không nhớ rõ quy trình sản xuất rau; 43,3% nhớ được các mục chủ yếu và 6,7% nhớ rất rõ. Tương tự người kinh doanh cũng đươc tập huấn đầy đủ nhưng việc áp dụng kiến thức vào thực tế không đạt yêu cầu. Sau khi kiểm tra đánh giá, các cơ quan quản lý và người tiêu dùng cho rằng tác động của công tác tuyên truyền hiện nay còn kém, thời gian tới huyện An Dương cần nghiên cứu thay đổi hình thức tuyên truyền phù hợp nhất là trong công tác phổ biến văn bản pháp luật một số hộ nông dân cho rằng rất khó tiếp thu và phức tạp, văn bản thường xuyên thay đổi; quy trình canh tác dễ tiếp thu hơn song khó áp dụng. Đối với cán bộ quản lý và người do có điều kiện thường xuyên tiếp xúc với văn bản pháp luật nên việc tiếp thu cũng dễ dàng hơn. Xuất phát từ thực tế trên, người tuyên truyền, phổ biến phải biết linh hoạt, cô đọng, truyền tải dễ hiểu, truyền tải trọng tâm, trọng điểm tránh lan man nội dung tuyên truyền.

4.1.4. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm

Để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đóng vai trò quan trọng; công tác thanh, kiểm tra được huyện đẩy với các nội dung chủ yếu như:

Một là: Kiểm tra, quản lý đầu vào cho sản xuất: Môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí đảm bảo quy chuẩn không, sản xuất có nằm trong vùng cảnh báo không, kiểm tra hoạt động buôn bán, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV

Hai là: Kiểm tra quy trình sản xuất: Trong sản xuất có thực hiện đúng cam kết không? Về sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng không? Thu hoạch có bảo đảm không, cung cấp thông tin đầy đủ cho việc truy xuất nguồn gốc không?...

Ba là: Lấy mẫu rau kiểm tra nguồn gốc rau, điều kiện kinh doanh của các chủ hộ tại các chợ đầu mối, cơ sở kinh doanh.

4.1.4.1. Công tác kiểm tra các khâu đầu vào phục vụ xuất bao gồm các hoạt động

- Kiểm tra lấy mẫu đất, nước, kiểm tra vùng sản xuất rau:

Đào và lấy mẫu đất theo tài liệu tập huấn về phương pháp lấy mẫu đất, nước cho rau, quả chè do Cục trồng trọt Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành năm 2015. Phân tích 5 chỉ tiêu: As; Cd, Pb, Cu, Zn.

Bảng 4.12. Kết quả đánh giá mẫu đất, mẫu nước trên địa bàn xã An Hòa, Thị Trấn An Dương TT Chỉ tiêu Số lượng mẫu Kết quả phân tích thấp nhất Kết quả phân tích cao nhất Trung

bình Tiêu chuẩn cho phép

I 1 AS 250 0,14 3,78 1,24 ≤ 12mg/kg đất khô 2 Cu 250 6,11 35,64 19 ≤ 50 mg/g đất khô 3 Cd 250 0,03 0,2 0,1 ≤ 2mg/g đất khô 4 Pb 250 19 56,03 36,31 ≤ 70 mg/g đất khô 5 Zn 250 17,16 81,74 43,16 ≤ 200mg/g II 1 AS 100 0,52 21,56 2,57 ≤ 100 µg/lít 3 Hg 100 0,17 0,19 0,18 ≤ 100 µg/lít 4 Cd 100 0,05 0,38 0,14 ≤ 10 µg/lít 5 Pb 100 6,85 14,02 5,14 ≤ 100 µg/lít

Nguồn: Chi cục thống kê huyện (2016) Kết quả phân tích mẫu đất, nước đất sản xuất rau ở An Dương trong những năm qua cho thấy các chỉ tiêu kim loại nặng đều ở mức giới hạn cho phép. Tuy nhiên đây là những chỉ tiêu dễ bị biến động do tác động của con người làm biến đổi môi trường sản xuất.

Ngoài ra, việc sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện còn phục thuộc vào một số yếu tố khác như nước thải, chất thải, vi sinh vật trong đất, nước. Theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới trực tiếp.

Bảng 4.13. Kết quả kiểm tra chuyên ngành bảo vệ thực vật đối với cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật

Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Biến động (%)

Tổng số cơ sở được kiểm tra 50 55 57 106,7

Số cơ sở vi phạm và tiến hành xử phạt 30 25 35 108,0

Tỷ lệ % 60 45,4 61,4

Trong đó:

-Vi phạm do thiếu giấy đăng ký kinh doanh (giấy

đăng ký kinh doanh quá hạn) 5 4 7 118,3

- Vi phạm do kinh doanh thuốc quá hạn sử dụng 3 5 4 115,4 - Vi phạm do thiếu chứng chỉ hành nghề 10 7 8 89,4 - Vi phạm do kinh doanh thuốc ngoài danh mục 5 6 8 126,4 - Vi phạm do kinh doanh thuốc ghi sai thông in

trên nhãn (bao bì) theo quy định, kinh doanh thuốc thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ

7 3 6 92,5

Nguồn: Trạm trồng trọt và BVTV huyện (2016) Một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm rau đó là việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, kiểm soát chặt chẽ nguồn giống cây trồng, nguồn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện góp phần quan trọng nâng cao chất lượng sản phẩm rau.

Một trong những quy định nghiêm ngặt của rau an toàn là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau phải dưới mức cho phép nhất định, đảm bảo không nguy hại cho người tiêu dùng. Do vậy công tác thanh tra chuyên ngành của BVTV đối với các cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV để phát hiện những cửa hàng vi phạm là việc làm có ý nghĩa to lớn trong công tác quản lí và nâng cao chất lượng rau an toàn. Tổng số cửa hàng kinh doanh thuốc trên địa bàn huyện biến động không nhiều; Tỷ lệ số cửa hàng vi phạm khá cao giao động từ 45,4 đến 61,4%. Các vi phạm chủ yếu của các cửa hàng là thiếu chứng chỉ hành nghề, thiếu giấy đăng ký kinh doanh, thậm chí bán thuốc ngoài danh mục và kinh doanh thuốc ghi sai thông tin trên bao bì sản phẩm. Các cuộc thanh tra đã phát hiện và xử lí hành chính đối với các cửa hàng vi phạm các quy định về giấy phép kinh doanh thuốc BVTV, chứng chỉ hành nghề của chủ các cửa hiệu. Đặc biệt trong năm 2016 huyện đã thanh, kiểm tra và phát hiện 12 cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV sai phạm trong kinh doanh có thuốc BVTV quá hạn sử dụng, thuốc

quyết định xử phạt 12 cửa hàng trong đó thu giấy cấp phép kinh doanh với 03 cửa hàng trên, với số tiền phạt là trên 15 triệu đồng. Tỷ lệ số cửa hàng vi phạm ở huyện lớn là do một số hộ kinh doanh nhỏ lẻ trong ngõ xóm, bán theo thời vụ nên không đăng ký kinh doanh và tham gia lớp học cấp chứng chỉ hành nghề. Một số lỗi do ghi sai thông tin trên bao bì, đoàn kiểm tra tiến hành thu thập thông tin, phản ánh về Công ty sản xuất, phân phối không tiến hành xử phạt các chủ cửa hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn tại huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 74 - 79)