Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn tại huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 76 - 87)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn tại huyện

4.1.4. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm

Để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đóng vai trò quan trọng; công tác thanh, kiểm tra được huyện đẩy với các nội dung chủ yếu như:

Một là: Kiểm tra, quản lý đầu vào cho sản xuất: Môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí đảm bảo quy chuẩn không, sản xuất có nằm trong vùng cảnh báo không, kiểm tra hoạt động buôn bán, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV

Hai là: Kiểm tra quy trình sản xuất: Trong sản xuất có thực hiện đúng cam kết không? Về sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng không? Thu hoạch có bảo đảm không, cung cấp thông tin đầy đủ cho việc truy xuất nguồn gốc không?...

Ba là: Lấy mẫu rau kiểm tra nguồn gốc rau, điều kiện kinh doanh của các chủ hộ tại các chợ đầu mối, cơ sở kinh doanh.

4.1.4.1. Công tác kiểm tra các khâu đầu vào phục vụ xuất bao gồm các hoạt động

- Kiểm tra lấy mẫu đất, nước, kiểm tra vùng sản xuất rau:

Đào và lấy mẫu đất theo tài liệu tập huấn về phương pháp lấy mẫu đất, nước cho rau, quả chè do Cục trồng trọt Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành năm 2015. Phân tích 5 chỉ tiêu: As; Cd, Pb, Cu, Zn.

Bảng 4.12. Kết quả đánh giá mẫu đất, mẫu nước trên địa bàn xã An Hòa, Thị Trấn An Dương TT Chỉ tiêu Số lượng mẫu Kết quả phân tích thấp nhất Kết quả phân tích cao nhất Trung

bình Tiêu chuẩn cho phép

I 1 AS 250 0,14 3,78 1,24 ≤ 12mg/kg đất khô 2 Cu 250 6,11 35,64 19 ≤ 50 mg/g đất khô 3 Cd 250 0,03 0,2 0,1 ≤ 2mg/g đất khô 4 Pb 250 19 56,03 36,31 ≤ 70 mg/g đất khô 5 Zn 250 17,16 81,74 43,16 ≤ 200mg/g II 1 AS 100 0,52 21,56 2,57 ≤ 100 µg/lít 3 Hg 100 0,17 0,19 0,18 ≤ 100 µg/lít 4 Cd 100 0,05 0,38 0,14 ≤ 10 µg/lít 5 Pb 100 6,85 14,02 5,14 ≤ 100 µg/lít

Nguồn: Chi cục thống kê huyện (2016) Kết quả phân tích mẫu đất, nước đất sản xuất rau ở An Dương trong những năm qua cho thấy các chỉ tiêu kim loại nặng đều ở mức giới hạn cho phép. Tuy nhiên đây là những chỉ tiêu dễ bị biến động do tác động của con người làm biến đổi môi trường sản xuất.

Ngoài ra, việc sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện còn phục thuộc vào một số yếu tố khác như nước thải, chất thải, vi sinh vật trong đất, nước. Theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới trực tiếp.

Bảng 4.13. Kết quả kiểm tra chuyên ngành bảo vệ thực vật đối với cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật

Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Biến động (%)

Tổng số cơ sở được kiểm tra 50 55 57 106,7

Số cơ sở vi phạm và tiến hành xử phạt 30 25 35 108,0

Tỷ lệ % 60 45,4 61,4

Trong đó:

-Vi phạm do thiếu giấy đăng ký kinh doanh (giấy

đăng ký kinh doanh quá hạn) 5 4 7 118,3

- Vi phạm do kinh doanh thuốc quá hạn sử dụng 3 5 4 115,4 - Vi phạm do thiếu chứng chỉ hành nghề 10 7 8 89,4 - Vi phạm do kinh doanh thuốc ngoài danh mục 5 6 8 126,4 - Vi phạm do kinh doanh thuốc ghi sai thông in

trên nhãn (bao bì) theo quy định, kinh doanh thuốc thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ

7 3 6 92,5

Nguồn: Trạm trồng trọt và BVTV huyện (2016) Một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm rau đó là việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, kiểm soát chặt chẽ nguồn giống cây trồng, nguồn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện góp phần quan trọng nâng cao chất lượng sản phẩm rau.

Một trong những quy định nghiêm ngặt của rau an toàn là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau phải dưới mức cho phép nhất định, đảm bảo không nguy hại cho người tiêu dùng. Do vậy công tác thanh tra chuyên ngành của BVTV đối với các cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV để phát hiện những cửa hàng vi phạm là việc làm có ý nghĩa to lớn trong công tác quản lí và nâng cao chất lượng rau an toàn. Tổng số cửa hàng kinh doanh thuốc trên địa bàn huyện biến động không nhiều; Tỷ lệ số cửa hàng vi phạm khá cao giao động từ 45,4 đến 61,4%. Các vi phạm chủ yếu của các cửa hàng là thiếu chứng chỉ hành nghề, thiếu giấy đăng ký kinh doanh, thậm chí bán thuốc ngoài danh mục và kinh doanh thuốc ghi sai thông tin trên bao bì sản phẩm. Các cuộc thanh tra đã phát hiện và xử lí hành chính đối với các cửa hàng vi phạm các quy định về giấy phép kinh doanh thuốc BVTV, chứng chỉ hành nghề của chủ các cửa hiệu. Đặc biệt trong năm 2016 huyện đã thanh, kiểm tra và phát hiện 12 cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV sai phạm trong kinh doanh có thuốc BVTV quá hạn sử dụng, thuốc

quyết định xử phạt 12 cửa hàng trong đó thu giấy cấp phép kinh doanh với 03 cửa hàng trên, với số tiền phạt là trên 15 triệu đồng. Tỷ lệ số cửa hàng vi phạm ở huyện lớn là do một số hộ kinh doanh nhỏ lẻ trong ngõ xóm, bán theo thời vụ nên không đăng ký kinh doanh và tham gia lớp học cấp chứng chỉ hành nghề. Một số lỗi do ghi sai thông tin trên bao bì, đoàn kiểm tra tiến hành thu thập thông tin, phản ánh về Công ty sản xuất, phân phối không tiến hành xử phạt các chủ cửa hàng.

Bảng 4.14. Kết quả kiểm tra về phân bón, giống cây trồng

Nội dung kiểm tra Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Biến động (%)

Tổng cơ sở kiểm tra cơ sở 90 93 97 103,8

Tổng cơ sở vi phạm và tiến hành xử phạt cơ sở 28 34 33 108,5 Tỷ lệ % 31,1 36,6 34,0 104,5 Trong đó:

- Vi phạm do thiếu giấy đăng ký kinh doanh cơ sở 2 5 5 158,1 - Vi phạm do hàng hóa ngoài danh mục cơ sở 3 4 5 129,0 - Vi phạm do hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ cơ sở 10 13 9 94,8 - Vi phạm do hàng hóa ghi nhãn mác sai thông tin

cơ sở

13 12 14 103,7

Nguồn: Trạm trồng trọt và BVTV huyện (2017) So với số cửa hàng vi phạm về buôn bán thuốc BVTV, số cơ sở kinh doanh phân bón, giống cây trồng tỷ lệ vi phạm thấp hơn. Trong tổng số gần 100 đơn vị sản xuất kinh doanh, phân bón, giống cây trồng trên địa bàn. Thanh tra chuyên ngành thuộc sở Nông nghiệp phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện, đội quản lý thị trường huyện tiến hành kiểm tra thường kỳ 01 năm 2 vụ kiểm tra vật tư, phân bón, giống cây con chuẩn bị cho sản xuất. Qua điều tra cho thấy tỷ lệ các hộ kinh doanh vật tư phân bón, giống cây trồng vi phạm chủ yếu do kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không ghi chép và không đầy đủ hóa đơn, chứng từ. Một số lỗi như thiếu giấy đăng ký kinh doanh, vi phạm do kinh doanh hàng hóa ngoài danh mục có xảy ra trên địa bàn với tỷ lệ thấp. Riêng đối với vi phạm do kinh doanh hàng hóa ghi nhãn mác sai thông tin trên bao bì còn chiếm tỷ lệ cao; chủ yếu trên mặt hàng phân bón lá đây là mặt hàng phát triển mạnh những năm gần đây, một số giống rau nhập khẩu không có tem nhãn phụ bằng tiếng việt. Năm 2016 huyện xử phạt 18 đơn vị, nộp ngân sách 150 triệu đồng.

Bảng 4.15. Đánh giá của các bên liên quan trong công tác quản lý Nhà nước về phân bón, giống cây trồng

ĐVT:%

STT Đánh giá Rất tốt Tốt Bình thường Kém

1 Người kinh doanh 10 33,3 40 16,7

2 Người sản xuất 0 16,7 50 33,3

Nguồn: Điều tra phỏng vấn (2017) Có 43,3% số hộ kinh doanh phân bón, thuốc BVTV được hỏi cho rằng công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động buôn bán, kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn đạt mức độ tốt và rất tốt, 40% đạt mức trung bình; 16,7% đạt mức kém; trong khi người sản xuất rau đánh giá trái ngược hoàn toàn trên 80% ý kiến cho rằng công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động buôn bán vật tư nông nghiệp ở mức trung bình kém, nhiều chủng loại họ không biết phải nghe tư vấn của chủ cửa hàng đặc biệt là chủng loại thuốc bảo vệ thực vật, rất nhiều loại tên na ná nhau khiến họ nhầm lẫn; mặt hàng phân bón cũng tương tự, hàng thật, hàng giả không biết phân biệt thế nào; còn đối với cơ sở kinh doanh đánh giá công tác kiểm tra đạt tốt; chỉ có 16,6% trong số cơ sở được hỏi cho rằng kém do việc kiểm tra đôi khi còn chồng chéo, chưa có sự phối hợp giữa các đoàn, gây mất thời gian cho cơ sở, nhất là tiến hành kiểm tra đầu mùa vụ (có ngày họ phải tiếp vài đoàn kiểm tra).

4.1.4.2. Kiểm tra quy trình sản xuất

Trong sản xuất có thực hiện đúng cam kết không? Về sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng không? Thu hoạch có bảo đảm không, cung cấp thông tin đầy đủ cho việc truy xuất nguồn gốc không?

Mặc dù là một trong những địa phương có kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất rau song cho đến này vẫn còn hơn 10% số hộ không biết về danh mục BVTV cho phép của Nhà nước, hiện nay do yêu cầu về sản xuất rau đồng thời hàng năm được trạm bảo vệ thực vật hỗ trợ, tập huấn nhận thức được lợi ích về thuốc BVTV nên hầu hết các hộ nông dân sản xuất rau trên địa bàn đều chọn mua các loại thuốc có nguồn gốc sinh học với độ độc nhẹ và thời gian cách li ngắn, một số ít hộ vẫn sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc hóa học. Để kích thích rau phát triển trong những thời tiết không thuận lợi 4% số hộ điều tra vẫn đang sử dụng thuốc kích thích, sinh trưởng trên rau.

Bảng 4.16. Đánh giá tình hình kiểm tra thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn việc cam kết và thực hiện cam kết sản xuất

ĐVT:%

Chỉ tiêu Có Chưa Không biết

1. Đã ký cam kết sản xuất an toàn chưa? 23,3 76,7 0 2. Địa điểm sản xuất có nằm trong vùng cảnh báo ô

nhiễm không

23,3 36,7 40,0 3. Nguồn nước tưới có ảnh hưởng đến sản phẩm

không

10,0 43,3 46,7 4. Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng không 20,0 56,7 23,3 5. Sử dụng phân bón đúng quy trình, rõ nguồn gốc 36,7 10,0 53,3 Nguồn: số liệu điều tra (2017) Thông tư số 51/2014/TT-BNN&PTNT quy định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở ban đầu nhỏ lẻ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1/2015. Qua số liệu điều tra, phân tích, tổng hợp ta thấy chỉ có 23,3% số hộ ký cam kết, còn lại số hộ chưa ký cam kết chiếm hơn 70%, đây là tỷ lệ rất thấp so với yêu cầu. Mặc dù việc ký cam kết với mục đích định hướng hơn là quản lý. Nó dựa trên cơ sở nhỏ lẻ tự nguyện ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn. Việc quản lý đó chỉ tiến hành với các cơ sở tự nguyện cam kết. Trong bối cảnh hiện tại khó có thể trông chờ vào việc tự nguyện như mong muốn. Hiện còn 70% số hộ sản xuất nhỏ lẻ chưa ký cam kết đồng nghĩa với việc đang nằm ngoài vòng quản lý của cơ quan chức năng.

Trong sản xuất rau màu trên địa bàn huyện nay nhiều hộ nông dân còn canh không tuân thủ quy trình kỹ thuật, tỷ lệ số hộ sản xuất năm trong vùng cảnh báo chiếm 23,3%, nguồn nước tưới ảnh hưởng đến sản xuất 10%, sử dụng phân bón không đúng quy trình, không rõ nguồn gốc chiếm 10%, đặc biệt việc lạm dụng thuốc bảo vệ sản xuất chiếm tỷ lệ 56,7% số hộ được điều tra. Tại điều 26 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ kiểm dịch thực vật quy định đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng thuốc BVTV mức áp dụng phạt tiền từ 200.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Mặc dù tình trạng lạm dụng sử dụng thuốc BVTV của người dân diễn ra tương đối phổ biến song việc áp dụng chế tài xử phạt đối với người dân rất khó triển khai, hiện cơ quan chức năng trên địa bàn chưa xử phạt được trường hợp nào. Thứ nhất là do đối tượng xử phạt là người nông dân vốn không có tiền, không thể dùng biện pháp kinh tế đối với người không có

tiền; thứ 2 phương tiện vi phạm của hộ nông dân là chiếc bình bơm không thể thu được, thứ 3 hộ sản xuất tại cánh đồng, không theo thời điểm nhất định, thứ tư bản thân hộ không ý thức được vì năng lực, trình độ người nông dân có hạn đa số học đến cấp 2 các chủng loại thuốc trên thị trường rất nhiều, tên sản phẩm tiếng việt có thể đọc được song hoạt chất thuốc viết bằng tiếng ngoài người nông dân không thể biết được đâu là thuốc trong danh mục, đâu là thuốc ngoài danh mục. Chính vì vậy chế tài xử lý có nhưng việc áp dụng còn yếu. Trên thực tế chiếm tới 23,3% đến 53,3% số hộ không biết việc sản xuất của hộ có đảm bảo quy trình kỹ thuật hay không.

Bảng 4.17. Tình hình kiểm tra giám sát quy trình sản xuất của các cơ quan nhà nước trên ruộng rau của các hộ nông dân được điều tra

Đơn vị kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất Số người Tỷ lệ (%)

- Cán bộ 3 10,0

- CB khuyến nông 10 33,3

- CB BVTV 14 46,7

- Khác 3 10,0

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Việc kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất rau an toàn tiến hành bằng 2 phương thức; Kiểm tra hồ sơ ghi chép và kiểm tra thực địa. Cán bộ nông nghiệp được phân chia địa bàn phụ trách công tác giám sát quy trình và hướng dẫn hộ nông dân canh tác đúng quy trình. Qua kết quả điều tra cho thấy việc kiểm tra, giám sát tỷ lệ còn thấp. Cán bộ khuyến nông chủ yếu khuyến cáo nhân rộng mô hình. Cán bộ bảo vệ thực vật có kiến thức chuyên sâu hơn về quản lý sản xuất an toàn chỉ giám sát được 46,7% số hộ sản xuất do lực lượng mỏng có 03 người; Việc kiểm tra vườn rau các hộ của cán bộ huyện đạt 76,9%. Số còn lại chưa được kiểm tra.

Bảng 4.18. Đánh các bên liên quan trong việc kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng tại các hộ sản xuất

ĐVT: % số hộ

Chỉ tiêu Hộ sản xuất Hộ kinh doanh Hộ tiêu dung

- Rất tốt 10,0 0 0

- Tốt 36,7 33,3 16,7

- TB 36,7 50,0 50,0

Trong khi đó, chất lượng rau có an toàn hay không, không thể đánh giá được thông qua mắt thường mà cần có sự kiểm tra phân tích thực tế và thông qua việc kiểm tra quy trình sản xuất rau tại các hộ sản xuất, lấy mẫu kiểm tra chất lượng tại chợ đầu mối, nơi tiêu thụ. Việc quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất đóng vai trò quan trọng trong quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn. Đây là biện pháp giải quyết được phần gốc của vấn đề an toàn thực phẩm đối với ngành hàng rau.

Có 10% số hộ nông dân được phỏng vấn cho rằng cơ quan Nhà nước cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn tại huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 76 - 87)